Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

TP.HCM: Làm sao giảm số vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em?

Phóng viên - 01/10/2018 | 11:02 (GTM + 7)

VOVGT - Theo thống kê của Ban ATGT TP.HCM, 9 tháng qua, trong khi TNGT giảm cả ba mặt thì số TNGT liên quan tới trẻ em lại gia tăng.

Tháng 9 hàng năm là thời điểm học sinh cả nước bước vào năm học mới. Tình hình an toàn giao thông cũng vì thế mà có phần phức tạp hơn và thực tế hiện nay, đối tượng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm an toàn giao thông còn rất phổ biến. 

Tại Tp.HCM, con số vừa được Ban An toàn giao thông nêu ra đã khiến nhiều người lo ngại, khi mà 9 tháng qua, trong khi tai nạn giao thông ở thành phố giảm cả ba mặt, về số vụ, số người chết và số người bị thương, thì số tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em lại gia tăng. 

Từ đầu năm đến nay, ở độ tuổi từ 0 - 18 tuổi có 36 người thiệt mạng, 15 người bị thương vì tai nạn giao thông, chiếm tới 7,2% tổng số người chết do tai nạn giao thông trên địa bàn, năm 2017 con số này khoảng 6 6%. Từ đó có thể thấy, các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông cho đối tượng trẻ em, học sinh còn rất nhiều điều cần phải chấn chỉnh. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn chở ba, không đội mũ bảo hiểm diễn ra vẫn còn phổ biến. Ảnh: Zing

Đi xe phân khối lớn chở ba, không đội mũ bảo hiểm, đùa giỡn khi đang lưu thông là những hình ảnh dễ bắt gặp trước cổng các trường trung học phổ thông trong các khung giờ vào học hay ra lớp. Việc học sinh không tuân thủ các quy định an toàn giao thông hàng ngày vẫn đang mang đến những bất an cho gia đình và xã hội.

Phụ huynh Nguyễn Thị Ngọc Thảo, có con học lớp 11 trường Trung học phổ thông Ngô Gia Tự, quận 8 phản ánh:

"Các cháu đi xe phân khối lớn chở hai, chở ba thì đã nguy hiểm rồi mà đoạn đường này nó hay kẹt xe lắm. Với lại cha mẹ ở đây thành phần là cha mẹ đưa đi thì hơi ít, mà học sinh đi xe thì nhiều quy định nào quy định nhưng mà mẹ chưa sắp xếp được thời gian thôi. Nhà trường đã quy định không cho học sinh đi xe phân khối lớn nhưng cũng cải thiện từ từ, không thể để như vậy".

Một điều đáng lưu tâm nữa là nhiều bậc phụ huynh đưa đón con em chưa thực sự coi trọng việc cho trẻ đội mũ bảo hiểm, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc khi chẳng may tai nạn xảy ra. Theo Ban An toàn giao thông Tp.HCM, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của người dân thành phố, nhất là người lớn rất cao: từ 90 - 95% trở lên, nhưng với trẻ em, vào những đợt cao điểm kiểm tra xử phạt đạt từ 80 - 90%, khi qua đợt lại giảm hẳn. Ngoài tâm lý chủ quan, chưa làm hết trách nhiệm của một số phụ huynh đối với con em mình thì vẫn còn có lý do khách quan khác.

Ông Nguyễn Văn Bình, một phụ huynh ở quận Tân Phú, Tp.HCM nêu ý kiến:

"Một số trường tiểu học thì có chốt treo nón bảo hiểm để cho học sinh mang vào trường. Khi nào hết giờ học thì mang về để đội. Nhưng hầu hết các trường cấp 2, cấp 3 không có chỗ đeo nón bảo hiểm hoặc không cho học sinh mang nón bảo hiểm vào trường. Điều này gây khó khăn cho phụ huynh khi đưa con đến trường rồi phải đi làm luôn, nên phải mang nón bảo hiểm, rất dễ bị mất nón, rơi rớt dọc đường. Nếu cha mẹ không về kịp đón mà phải nhờ người khác đưa con về thì đương nhiên là không có nón bảo hiểm cho các em đội".

Trước thông tin trên, lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo Tp.HCM cho biết trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các trường phải tạo điều kiện để tất cả các em học sinh có chỗ để mũ bảo hiểm, để tình trạng này không còn tồn tại trong các trường của thành phố. Ngoài ra, việc vận động phụ huynh cho con em đi học bằng xe buýt, xe đưa rước đã được nhiều trường thực hiện nhưng hiệu quả không như mong đợi. Lý do được nhiều phụ huynh đưa ra là xe đưa đón không đúng giờ, xe đời cũ và mức phí khá cao.

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Tp.HCM thừa nhận:

"Về giá thành của các loại hình xe đưa rước học sinh thì nó cũng khá cao, chúng tôi cũng nhận thấy được điều này và Sở Giáo dục đào tạo cũng đã đề nghị Hội đồng Nhân dân trong thời gian tới nghiên cứu để có mức hỗ trợ cho học sinh đi xe đưa rước tại trường và điều này đã được Hội đồng nhân dân TP ghi nhận".

Hiện TP đã có chủ trương khuyến khích, hỗ trợ để các doanh nghiệp, hợp tác xã tăng cường trang bị các phương tiện mới đảm bảo về môi trường, về chất lượng phục vụ. Sắp tới đối với các em học sinh sẽ có ưu tiên. Tuy nhiên, việc xe buýt không đi đúng giờ thật sự là vấn đề nan giải ở thành phố do chưa có đường dành riêng, trong khi lưu lượng xe cộ rất lớn, dẫn đến việc phát huy tác dụng của xe buýt còn nhiều hạn chế.

Nhiều phụ huynh vẫn "quên" đội mũ bảo hiểm cho con khi đi xe máy. Ảnh: Vietnamnet

Ngoài ra, ở các trường học, việc tuyên truyền được lồng ghép khá nhiều trong giảng dạy nhưng những kiến thức về giao thông các em học hiện nay chủ yếu là về lý thuyết, chưa có nhiều hoạt động thực hành cụ thể. Chính vì vậy nhiều em chưa có nhận thức sâu sắc cũng như ý thức bắt buộc rằng mình phải tuân thủ luật lệ giao thông.

Ông Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thành đoàn Tp.HCM chia sẻ về các mô hình đang được triển khai tại các cơ sở đoàn:

"Khi tuyên truyền về an toàn giao thông, ngoài lý thuyết thì cũng đưa vào những tình huống cụ thể, đặt ra những tiểu phẩm để qua đó các em học sinh đặt câu hỏi và các chuyên gia, các anh chị hướng dẫn có thể giúp cho các bạn hiểu hơn. Hiện nay, Thành đoàn cũng đang cùng với các đơn vị thực hiện những hoạt động thực hành cụ thể như lái xe trên mô hình, hướng dẫn các bạn lái xe trên các địa hình và mô hình thông qua trò chơi".

Xây dựng ý thức giao thông cho các em nhờ vào những bài giảng lý thuyết trên lớp là một biện pháp rất quan trọng để giảm số vụ tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên việc cần làm là tăng sự hứng thú cho các giờ học về an toàn giao thông, qua đó kích thích học sinh tiếp nhận kiến thức sâu sắc hơn. Trước đây, Ban An toàn giao thông thành phố và Sở Giao thông vận tải từng đề xuất xây dựng các công viên giao thông để các em học sinh, trẻ em tăng cường thực hành.

Chia sẻ về dự án này, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Ban An toàn giao thông Tp.HCM cho biết:

"Trong kế hoạch của UBND thành phố thực hiện các chương trình đột phá, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông giai đoạn 2018-2020 thì sẽ đầu tư xây dựng mô hình Công viên an toàn giao thông. Theo tôi biết, Sở giao thông vận tải đang xây dựng và chuẩn bị trình cho Ủy ban nhân dân thành phố trong quý 4/ 2018 sắp tới. Đây là một mô hình hết sức quan trọng, có tính giáo dục và thực hành rất cao. Do đó chúng ta cần phải làm ngay, không nên kéo dài, làm càng sớm càng tốt để phục vụ cho các em".

Có thể nói, việc đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Tp.HCM nói chung, giảm số vụ tai nạn liên quan đến trẻ em nói riêng là một thách thức lớn và lâu dài, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục vào cuộc sâu hơn. Phải làm tốt hơn công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, tập trung vào đối tượng cụ thể là học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên.

Các chương trình giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cần tiến hành thường xuyên đến từng khu phố, mỗi hộ gia đình. Bởi việc gương mẫu của phụ huynh, của cha mẹ học sinh khi đưa các em đến trường là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết, giúp các em nâng cao ý thức chấp hành luật, vì sự an toàn cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

// //