Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quảng Ninh: Liệu có giải quyết dứt điểm 'điểm đen' ngập lụt chia cắt QL 18?

Phóng viên - 13/08/2018 | 8:00 (GTM + 7)

VOVGT - Cứ sau những trận mưa lớn kéo dài, khu vực Đèo Bụt lại trở thành “điểm đen” ngập lụt, khiến giao thông trên QL 18 bị chia cắt.

Nằm tiếp giáp giữa TP Hạ Long và TP Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh, cứ sau những trận mưa lớn kéo dài, khu vực Đèo Bụt lại trở thành “điểm đen” ngập lụt, khiến giao thông trên quốc lộ 18 bị chia cắt. 

>>> Các tỉnh miền núi phía Bắc nỗ lực thông đường sau mưa lớn kéo dài

Khu vực Đèo Bụt là lòng chảo giáp ranh giữa TP Hạ Long và TP Cẩm Phả

Từ đầu mùa mưa đến nay, khu vực Đèo Bụt (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã có 2 lần xảy ra ngập lụt nặng, nước dâng cao từ 1-2m, kéo dài nửa cây số, chia cắt giao thông giữa 2 thành phố Hạ Long, Cẩm Phả. Xe ô tô phải đi vòng xa thêm hàng chục km theo đường vành đai phía Bắc.

Xe máy, xe thô sơ thì lên xuồng cứu hộ, thuyền dịch vụ của người dân. Thậm chí nhiều người còn thả lưới, bắt cá ngay trên quốc lộ. Hàng trăm ngôi mộ trong nghĩa trang tại đây ngập trong biển nước.

Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực Đèo Bụt xuất hiện sau đợt mưa lớn kỷ lục tại Quảng Ninh năm 2015. Từ đó đến nay, việc các phương tiện “bơi” trên quốc lộ lại tái diễn khi mưa lớn kéo dài. Nguyên nhân được TP Hạ Long, TP Cẩm Phả lý giải, đây là vùng lòng chảo được bao bọc bởi các núi đá vôi, lượng nước mưa đổ về quá lớn trong khi hệ thống thoát nước đã cũ, phụ thuộc vào các hang luồn tự nhiên.

Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả cho biết, việc bồi lắng các cửa hang, lòng suối tại hạ nguồn cũng khiến cho tình trạng ngập lụt thêm nặng nề. Đó là lý do tại sao mỗi lần ngập lụt, lực lượng chức năng huy động máy bơm cưỡng bức công suất lớn, nhưng cũng phải mất tới hàng chục giờ đồng hồ nước mới tạm rút: "Nguyên nhân không phải do thi công đường cao tốc hay nâng cấp quốc lộ 18 mà là do các hệ thống mương thoát nước bị bồi lắng, các hang cacxto khả năng do đất đá chèn lấp nên việc thoát từ Cẩm Phả sang Hạ Long kém đi. Đồng thời phía Hạ Long do bồi lắng nên thoát nước hạn chế".

Biển nước trên quốc lộ 18 đoạn qua Đèo Bụt sau trận mưa lớn ngày 20/7 (Ảnh Huy Tâm)

Sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo khắc phục khẩn cấp tình trạng ngập lụt, chia cắt giao thông khi có mưa lớn tại khu vực Đèo Bụt, TP Cẩm Phả đã có giải pháp đào mương đất dẫn nước, mở rộng lòng cửa hang, phá, khơi thông các chân núi đá để nước thoát qua. Phía Hạ Long cũng xây dựng 3 hồ điều hòa, khơi thông hạ lưu và cải tạo lại hệ thống suối đổ ra phía biển.

Người dân lên thuyền cứu hộ để di chuyển qua đây

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó giám đốc Ban quản lý dự án công trình TP Cẩm Phả cho biết, đơn vị thi công đang tập trung thi công liên tục, đảm bảo tiến độ hoàn thành vào ngày 15/8: "Hiện nay chúng tôi cho đào hồ sinh thái kết hợp cảnh quan, nơi dự trữ nước khoảng 80-90 nghìn m3, kết hợp làm hệ thống kênh mương dẫn nước vào hồ, cũng đào xung quanh các chân núi tạo cửa hang thoát. Về cơ bản hiện nay chúng tôi cũng đã đào hồ khoảng 6-70%. Trong thời gian tới cũng sẽ cố gắng khắc phục cơ bản để đảm bảo giao thông khu vực trên".

Hàng loạt biện pháp được triển khai khẩn trương để chống ngập tại khu vực này

Hiện tại, hệ thống trạm bơm 400m3/giờ đã được lắp đặt cố định tại khu vực trũng nhất, sẵn sàng “giải cứu” điểm ngập khi có mưa lớn trong lúc thi công.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả cũng cho biết, để giải quyết dứt điểm tình trạng này, cần phải có hệ thống thoát nước đồng bộ, hoàn chỉnh của cả TP Hạ Long và TP Cẩm Phả. Bên cạnh đó, phương án cho “ngập nhẹ” nhưng vẫn đảm bảo lưu thông trên quốc lộ 18 cũng đã được tính đến./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

// //