Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phố Từ Hoa: Hiện đại nhưng vẫn lưu giữ bản sắc truyền thống

Phóng viên - 14/10/2018 | 9:25 (GTM + 7)

VOVGT - Phố đã có nhiều sự thay đổi nhưng với người dân làng Nghi Tàm thì họ luôn tự hào khi được sinh ra trên mảnh đất này

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Phố Từ Hoa được đặt cho đoạn từ ngõ 11 đường Xuân Diệu đến ngõ 1 đường Âu Cơ, thuộc địa phận phường Quảng An, quận Tây Hồ.

Phố có chiều dài khoảng 1000m rộng 8,5-11,5m. Tên phố được đặt theo tên của công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, người đã rời cung về làng Nghi Tàm sinh sống, và có công dạy cho bà con nơi đây nghề trồng dâu nuôi tằm, tạo nên một vùng đất, một làng nghề nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa.

Hiện nay công chúa Từ Hoa đang được người dân thờ tại chùa Kim Liên, một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Phố Từ Hoa được đặt cho đoạn từ ngõ 11 đường Xuân Diệu đến ngõ 1 đường Âu Cơ

Công chúa Từ Hoa rất hiền hậu dịu dàng, đặc biệt thích nuôi tằm dệt lụa. Từ Hoa công chúa từ nhỏ đã hay lui tới tham gia làm việc trong các nhà tằm của cung nữ. Thấy con say mê với nghề tằm tang, năm 1138, vua Lý Thần Tông xây dựng cung riêng cho nàng ở ven hồ Dâm Đàm (Hồ Tây, Hà Nội) cho đưa theo các cung nữ ra lập một khu trại gọi là trại Tầm Tang.

Tại đây cô công chúa nhỏ thỏa thích sống cùng những bãi dâu, nong tằm và tiếng thoi đưa lách cách suốt đêm ngày. Vì vậy đến khi trưởng thành, công chúa đặc biệt giỏi nghề nuôi tằm dệt lụa, bà đem nghề truyền dạy và khuyến khích dân trong vùng phát triển nghề, tạo nên một vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long về nghề tơ tằm.

Trại tầm tang của công chúa Từ Hoa không chỉ mang đến cho người dân nơi đây một nghề quý để mưu sinh mà người công chúa hết lòng vì dân này còn tạo ra cho vùng đất Nghi Tàm một thắng cảnh đẹp, đó là cánh đồng bông Nghi Tàm. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – khách mời của chương trình đã gợi lại công lao của công chúa Từ Hoa qua câu chuyện đã được lưu truyền trong sử sách:

Sau khi công chúa qua đời, dân trong vùng lập đền thờ, tôn bà làm bà chúa nghề tằm tang. Và cũng chính từ trại Tầm Tang thời Lý, một ngôi làng chuyên nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ra đời. Thời Lê, làng này được đổi gọi là làng Nghi Tàm – một ngôi làng nổi tiếng ở kinh đô (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Cũng từ trại Tầm Tang của bà chúa Từ Hoa, nghề dệt lụa đã phát triển mạnh trên cả nước qua các thời kỳ lịch sử, trở thành nghề truyền thống đáng tự hào của dân tộc. Có một thời, biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải được xem như là một thước đo của “công, dung, ngôn, hạnh”. Không ít chàng trai đã quyết tìm cho bằng được người bạn trăm năm biết nghề ươm tơ dệt lụa.

Ngày nay, theo đà phát triển của đất nước, nghề dệt cũng đã được công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thương hiệu nổi tiếng như dệt Nam Định, dệt Nha Trang, dệt Long An, dệt Thái Tuấn…Tuy vậy, nghề dệt truyền thống vẫn tồn tại và lặng lẽ phát triển theo cách của riêng mình.

Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân dân gian, đặc biệt là những cô gái trẻ tiếp tục làm ra những tấm lụa đặc sắc “made in Vietnam” mà khách nước ngoài ưa chuộng.

Gần như ở tỉnh nào hiện cũng còn ít nhất một, hai làng dệt quy mô nhỏ, hoặc một số hộ gia đình cố giữ gìn nghề cổ truyền khỏi bị mai một. Từ Cao Bằng, Hòa Bình, Phú Thọ cho tới Ninh Thuận, Bình Thuận rồi tới tận biên giới Tây Nam với làng dệt Tân Châu của An Giang, ở đâu chúng ta cũng bắt gặp những tấm lụa, tấm vải dệt rất đẹp từ bàn tay tài hoa là lòng yêu nghề bền bỉ của người Việt.

Giống như những nghề làm nón, thêu, kim hoàn, điêu khắc đá, điêu khắc gỗ, gốm mỹ nghệ,… nghề dệt là một nghề truyền thống đáng tự hào của tổ tiên để lại, cần được xã hội quan tâm đầu tư phát triển.

Mỗi lần được ngắm nhìn các cô thợ dệt làm việc, chúng ta lại có cảm tưởng hình như tấm lòng nhân hậu và sự tài hoa của công chúa Từ Hoa vẫn còn hiện diện trong từng mối tơ đường chỉ của những nghệ nhân xinh đẹp ngày nay.

Do kinh tế vùng ven Hồ Tây phát triển nên phố Từ Hoa cũng theo đó mà sầm uất hơn.

Tên phố Từ Hoa được đặt từ năm 2013, trước đây gọi chung là làng Nghi Tàm, cũng có nghề truyền thống là trồng lan tiến vua và nuôi cá cảnh, tuy nhiên giờ đây những nghề truyền thống này không còn nữa. Do kinh tế vùng ven Hồ Tây phát triển nên phố Từ Hoa cũng theo đó mà sầm uất hơn hẳn.

Nghề truyền thống của địa phương xưa kia nuôi cá trồng hoa không còn nữa, thay vào đó là những nhà hàng khách sạn, và những dịch vụ phục vụ cho du khách địa phương, đặc biệt là những người nước ngoài đến đây sinh sống và làm việc. Một người dân sống ở đây chia sẻ:

Trên phố Từ Hoa có ngôi chùa cổ mang tên Chùa Kim Liên, được xây dựng từ khoảng thế kỷ 17 trên dải đất của làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ. Du khách có thể theo đường vành đai phía bắc Hà Nội (dọc đê sông Hồng), tới phố Từ Hoa rẽ xuống ngõ 1 phố Âu Cơ là đến được chùa Kim Liên. Tương truyền, nơi dựng chùa là nền cũ của cung Từ Hoa có từ đời Lý.

Tam quan chùa Kim Liên được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo, trông như bông sen đang độ nở trên mặt nước Hồ Tây bốn mùa sóng phủ. Các chi tiết trên gỗ đều được chạm nổi, chạm lộng hình rồng, hình hoa lá tinh xảo, uyển chuyển.

Ba chữ sơn son “Kim Liên Tự” nghĩa là “Chùa sen vàng” nằm ở chính giữa cửa chùa. Chùa Kim Liên hiện còn nhiều tượng đẹp như: bộ tượng Tam Thế, bộ tượng A-di-đà, Quan Thế Âm... chứa đựng giá trị nghệ thuật cao. Kiến trúc có rất nhiều điểm giống chùa Tây Phương (Hà Tây). Chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia năm 1962.

Một địa điểm cũng không thể bỏ qua nếu như quý vị có dịp ghé thăm phố Từ Hoa đó là đình Nghi Tàm. Đây cũng là ngôi đình cổ, điều đặc biệt của ngôi đình này là đó chính là nơi duy nhất thờ cả 6 vị thành hoàng làng. Hiện nay, ở đình Nghi Tàm còn bảo lưu được lễ hội văn hoá dân gian truyền thống của địa phương.

Hàng năm dân làng tổ chức hội làng vào ngày mồng 10 tháng 2, ngày chính hội dân làng rước 6 kiệu ra chùa Kim Liên rồi lại trở về đình. Trong hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian: cờ bỏi, tổ tôm, thi hoa cây cảnh, chọi gà.

Bên cạnh những giá trị về mặt lịch sử, nghệ thuật, làng Nghi Tàm còn là địa điểm quần tụ sinh hoạt văn hoá tinh thần của cư dân làng xã. Điều này thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, đồng thời giáo dục con người tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần giúp đỡ tương thân, tương ái trong cuộc sống thường ngày. Đó là những giá trị sống cốt lõi mà bao đời người người dân làng Nghi Tàm nói riêng và người dân Việt Nam nói chung vẫn luôn dày công vun đắp và gìn giữ.

Phố Từ Hoa nổi tiếng không chỉ có nhiều công trình kiến trúc mang tầm lịch sử văn hóa mà còn được thổi những làn gió mới từ cuộc sống hiện đại. Sẽ không khó để bạn bắt gặp những ngôi nhà với lối kiến trúc cổ nằm đan xen với các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn nằm san sát nhau, ồn ào, tấp nập mỗi khi chiều xuống.

Lúc này, trên con phố Từ Hoa nhỏ nhắn và thơ mộng bên sóng nước Hồ Tây, những vùng ánh sáng tỏa ra lấp lánh làm cho khu phố thêm lung linh và rực rỡ hơn. Cũng vì thế mà không gian của các quán cafe ở đây mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình yên, bất cứ ai cũng có cảm giác thực sự được thư giãn khi bước chân vào.

Có quán café nằm trên tầng cao, có quán café nằm ẩn trong ngõ nhỏ. Phóng tầm mắt từ khoảng không trung bao la ấy bạn dễ dàng bao quát được cảnh sắc Hồ Tây và nắm bắt vẻ đẹp của tự nhiên nơi đây trong từng khoảnh khắc.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, trong tuần giao dịch vừa qua (18 - 22/3), thị trường hàng hóa biến động mạnh. Điều này thể hiện qua sự phân hóa, giằng co rõ rệt trên diễn biến giá của các mặt hàng.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Lãi suất huy động tìm đáy mới

Tính đến tuần cuối tháng 3, mức lãi tiết kiệm 5%/năm đã chính thức biến mất khỏi dải lãi suất các ngân hàng quốc doanh.

// //