Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phố Thái Phiên

Phóng viên - 09/12/2016 | 10:08 (GTM + 7)

VOVGT - Nhà yêu nước Thái Phiên sinh năm 1822, quê ở làng Nghi An, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc về thành phố Đà Nẵng.

1.Giới thiệu về con đường, tuyến phố, lý do lựa chọn….

Phong trào đấu tranh cứu nước, chống thực dân Pháp của nhân dân ta giai đoạn đầu thế kỷ 20 đang bước vào thời kỳ đổi mới phương thức đấu tranh khi nhiều cuộc khởi nghĩa yêu nước truyền thống như phong trào Cần Vương đều bị thất bại. Trước những đòi hỏi tất yếu của lịch sử, nhiều nhà yêu nước tiến bộ đã không ngần ngại xuất dương, bôn ba nhiều nước trên thế giới hoặc tham gia vào nhiều phong trào để rút kinh nghiệm, tìm ra con đường đấu tranh hiệu quả nhất. Một trong những tên tuổi đi đầu cho một phong trào yêu nước thời kỳ này là nhà yêu nước Thái Phiên. Ông chính là người đã tiếp cận và vận động được nhà vua yêu nước Duy Tân tham gia và khởi xướng cuộc khởi nghĩa Duy Tân.

2. Số phận con đường

Nhà yêu nước Thái Phiên sinh năm 1822, quê ở làng Nghi An, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc về thành phố Đà Nẵng. yêu nước ở thời kỳ đổi mới phương thức đấu tranh cứu nước chống thực dân Pháp đầu tk 20, Thái Phiên hết tham gia phong trào Duy Tân, Đông Du, hoạt động trong VN quang phục hội. Năm 1916, thấy Pháp bên chính quốc đang lao đao vì chiến tranh với đức ở cuộc đại chiến lần 1, Thái Phiên cùng 1 số đồng chí quyết định khởi nghĩa, cùng Trần Cao Vân bí mật tiếp cận, vận động được nhà vua yêu nước Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa. Không may, cuộc khởi nghĩa bị lộ và do đó thất bại. Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt, vua duy Tân bị đày biệt xứ, Thái Phiên cùng Trần Cao Vân bị xử chém ngày 17/5/1916 ở cửa An Hòa, phía bắc thành Huế

3. Điểm dừng

Hà Nội luôn gợi ta nhớ thật nhiều đến những ngôi nhà phố cổ san sát, rêu phong cổ kính, những tiếng rao đêm khắc khoải của những gánh hàng rong khuya. Hà Nội còn có những con phố cafe nổi tiếng của riêng mình. Và sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến con phố café Thái Phiên …. Chẳng biết tự bao giờ, con phố ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Hà Nội.

Một góc quán cà phê trên tuyến phố Thái Phiên

Nếu ở cafe Triệu Việt Vương, bạn tìm thấy một cảm giác thư thả, nhẩn nha với những cốc cafe nóng thì phố Thái Phiên lại là góc phố tấp nập, náo nhiệt dành riêng cho dân văn phòng sau những ca làm việc mệt mỏi, áp lực. Dân văn phòng không có nhiều thời gian để nhâm nhi cafe hàng tiếng đồng hồ như những người coi cafe vỉa hè là một thú vui tao nhã. Họ thường chỉ ghé cafe sau khi tan làm, để tìm một chốn dừng chân bình dị trước khi hòa vào dòng người tấp nập, ồn ào nơi phố phường nhộn nhịp. Hoặc cũng có khi, họ ngồi cafe vào những giờ nghỉ trưa ngắn ngủi, để thoát ra khỏi cảm giác ngột ngạt bốn bức tường nơi công sở, hòa mình vào tự nhiên thoáng đãng, dễ chịu.

Anh Bảo Khánh, chủ một quán café trên phố Thái Phiên chia sẻ: “Giờ cao điểm của các quán café ở đây là buổi sáng sớm, buổi trưa và buổi chiều muộn. Mà khách hàng chủ yếu cũng là dân văn phòng, họ tranh thủ những giờ nghỉ để ra gặp bạn bè, đồng nghiệp rồi uống café. Nói chung là bây giờ cái này nó thành thói quen của nhiều người rồi”.

Tầm chiều chiều, đi qua đây sẽ thấy các hàng cafe vỉa hè chật cứng khách. Không có vỉa hè rộng như Lý Thường Kiệt, các quán cafe ở Thái Phiên… đều tận dụng tối đa khu vực vỉa hè. Bàn ghế bày chật như nêm, ngồi san sát với nhau nhưng chưa thấy ai phàn nàn gì về sự chật chội. Những ngày cuối tuần, đi qua đây có cảm giác như đi xem hội với những đám đông chật cứng. Nhiều quán tận dụng luôn bậc lên xuống của nhà để trải chiếu, trải mảnh bìa cho khách ngồi và khách thì mê luôn chỗ ấy, lần nào đến cũng phải “rình” bằng được ngồi bậc nhà mới thôi.

Gọi là phố café, thế nhưng con phố Thái Phiên còn nổi tiếng với những quán ăn đã có từ lâu năm, trong đó phải kể đến quán bánh cuốn Gia An. Chẳng biết quán có từ bao giờ, chỉ biết người dân Hà Nội nói chung và người dân sinh sống và làm việc trên con phố Thái Phiên nói riêng đã quá quen thuộc với tấm biển hiệu bắt mắt của tiệm bánh cuốn này. Đặc biệt, trong những ngày đông giá lạnh, nhìn làn khói bốc lên từ những nồi tráng bánh cuốn, cùng với mùi thơm của hành phi và mùi hương của món thịt xào nấm, khiến cho những du khách khi đi ngang con phố phải dừng chân vào quán, thưởng thức món ăn đậm chất Việt này.

Tất cả những điều ấy, vô tình tạo thành những nét riêng của con phố Thái Phiên mà nếu có dịp ghé qua, chắc hẳn du khách sẽ chẳng thể quên được con phố nhỏ này.

4. Cảm nhận của tôi

Phố Thái Phiên dài 260m, từ phố Huế tới giao lộ Bà Triệu – Lê Đại Hành, hiện nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Nơi này từng tồn tại một công trình độc đáo, đó là đàn Nam Giao được xây dựng vào năm Quý Dậu 1153, đời vua Lý Anh Tông. Về sau, kinh đô chuyển vào Huế, đàn Nam Giao được hai triều Nguyễn Tây Sơn rồi Nguyễn Gia Long thiết lập tại miền Hương Ngự. Đàn Nam Giao ở đất Thăng Long dần hoang phế. Thực dân Pháp chiếm Hà Nội, đã cho một doanh nghiệp Hoa kiều tên A Chi liên kết với các thương nhân Âu châu tạo lập một nhà máy diêm trong khuôn viên đàn Nam Giao cũ. Đấy là nhà máy diêm đầu tiên ở Hà Nội, khai trương ngày 9-5-1921, đến năm 1940 thì ngưng hoạt động.

Thời thuộc Pháp, phố Thái Phiên mang tên rue Chapuis (Sa-puy). Sau Cách mạng tháng 8-1945, đổi tên nên phố Đội Cung. Thuở bấy giờ, rue Goussard – nay là phố Tuệ Tĩnh – mang tên phố Thái Phiên do chính quyền Việt Minh đặt. Giai đoạn Hà Nội bị địch tạm chiếm, phố Goussard cũ mang tên phố Chợ Đuổi; còn phố Chapuis cũ được gọi là phố Thái Phiên và giữ nguyên tên ấy cho đến hôm nay.

Sống ở Hà Nội, có lẽ vô tình hay hữu ý bạn cũng phải chấp nhận và quen dần với cuộc sống đầy hối hả, ồn ào với những thanh âm hỗn tạp của nó. Những lúc muốn tìm một nơi thật yên tĩnh cũng là điều không dễ gì ở thành phố sôi động này.

Thế nhưng có bao giờ bạn tách những âm thanh ấy ra riêng biệt và cảm nhận nó không? Tiếng xe cộ, còi xe inh ỏi làm phiền phút giây yên tĩnh của bạn. Đặc biệt những lúc kẹt xe mà tiếng còi xe cứ thúc giục sau lưng. Nhưng ngồi trong căn phòng ở các tòa nhà trên cao, nghe tiếng xe cộ đi lại tấp nập dưới phố hẳn bạn sẽ thấy rõ thế nào là một thành phố năng động, làm việc không ngừng nghỉ. Dòng người, dòng xe không ngớt đó là những “dòng máu” đang chảy liên tục, toả ra muôn nơi để nuôi sống thành phố. Đôi khi nằm trong phòng trọ những buổi trưa vắng lặng, bất chợt nghe đâu đó có tiếng rao đi ngang qua, dù chẳng thể nghe rõ là họ bán gì. Âm thanh ấy dường như quen thuộc mà cũng xa xôi lắm. Rồi những đêm Hà Nội về khuya, dù đường phố vắng vẻ hơn, nhiều người đã tạm ngon giấc sau một ngày vất vả. Nhưng khi ấy cũng có những con người mới bắt đầu cuộc sống của mình với những tiếng rao đứt đoạn: ai xôi nóng không? Ai bánh bao nào... Thỉnh thoảng pha trong phiếng rao ấy có tiếng xe máy rú ga nhanh vun vút lướt qua đường chở những thanh niên vào quán nhậu.

Thế đó! Hà Nội dường như không bao giờ ngủ cả, và dường như mọi âm thanh cũng không bao giờ ngơi nghỉ. Nhịp sống vẫn cứ tiếp nối. Hỗn tạp, chói tai hay thi vị sẽ tuỳ vào cảm nhận của từng người. Và dù muốn hay không thì nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày.

5/ Thông tin hữu ích

Phố Thái Phiên dài 260m, từ phố Huế tới giao lộ Bà Triệu – Lê Đại Hành, hiện nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

Đây là con phố rộng. Tuy nhiên, các phương tiện lưu ý khi lưu thông trên con phố này bởi đây là con đường một chiều theo hướng từ phố Bà Triệu đến Phố Huế và có chỗ đỗ xe ô tô.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //