Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phập phồng bến thủy ngang sông mùa mưa bão

Phóng viên - 26/08/2017 | 7:13 (GTM + 7)

VOVGT – Bước vào mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn của ghe, tàu đi lại trên sông trở thành vấn đề “nóng” của người dân và các ngành chức năng...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc đảm bảo an toàn của ghe, tàu đi lại trên sông trở thành vấn đề “nóng” của người dân và các ngành chức năng - Ảnh minh họa

Tính từ đầu năm đến nay, đã có 4 cơn bão đổ bộ vào nước ta gây ra những thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. Dự báo năm nay mùa mưa bão sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.

Bước vào mùa mưa bão, việc đảm bảo an toàn của ghe, tàu đi lại trên sông trở thành vấn đề “nóng” của người dân và các ngành chức năng. Mối nguy hiểm đến từ điều kiện thời tiết đã đành, mối nguy hiểm đến từ chính ý thức của chủ phương tiện và người tham gia giao thông mới là điều đáng nói.

Tất cả những hành vi thiếu ý thức, dù là của chủ phương tiện hay hành khách, dù vô tình hay cố ý đều để lại những hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là ý kiến của một số người dân: “Những chuyến phà lớn nhỏ đưa khách qua sông mỗi ngày tôi thấy chưa an toàn lắm, nhiều khách chưa mặc áo phao. Đề nghị chủ phương tiện cần có cách nào đó để bà con qua phà được an toàn”. Một người khác cho biết: “Những vụ chìm phà gần đây nguyên nhân xuất phát từ việc chở quá tải. Hơn nữa, chủ phương tiện và hành khách đều chủ quan”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Vừa rồi là những chia sẻ của người dân về một số bất cập tại các bến khách ngang sông hiện nay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi hoạt động giao thương, đi lại của bà con gắn nhiều với đời sống sông nước.

Theo thống kê, chỉ tính riêng các tuyến sông do trung ương quản lý ở 13 tỉnh thành ĐBSCL có hơn 2.300 bến thủy nội địa, trong đó có đến hơn 500 bến chưa được cấp phép đăng ký, nhiều bến không đảm bảo an toàn để hoạt động. Còn tại TP Hồ Chí Minh, hiện có hơn 40 bến đò, phà hoạt động, đảm nhận hàng ngàn lượt chuyên chở hàng hoá và hành khách mỗi ngày.

Trong đó, nhiều bến có lòng sông rộng, nước chảy xiết, rất nguy hiểm. Thế nhưng ý thức tuân thủ về đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, điển hình như việc mặc áo phao khi qua phà, đò.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu khắp các bến đò ngang tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trên các chuyến đò đầy ắp hành khách đang chuẩn bị xuất bến, không một ai thực hiện quy định về mặc áo phao. Ngay cả chủ đò cùng nhân viên trên đò cũng không mặc nốt.

Đáng nói hơn, một số hành khách bất chấp cả nguy hiểm, vô tư ngồi ngay trước mũi đò. Chính quyền tại các địa phương đã nhiều lần kết hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc trang bị phương tiện bảo hộ, về tình trạng đảm bảo an toàn giao thông tại các bến thủy, kịp thời nhắc nhở chấn chỉnh các chủ đò, chủ phà nhưng đâu rồi lại vào đấy, dù có ký cam kết không tái phạm nhưng chủ các phương tiện vẫn thờ ơ, bất chấp.

Thực tế, trong những năm qua, số phương tiện quá hạn sử dụng, phương tiện hoán cải không đúng quy định, phương tiện cũ nát, phương tiện chưa đăng ký còn nhiều và vẫn lén lút chuyên chở hàng hóa, chở người trên các tuyến đường thủy, nhất là trên các tuyến sông nhỏ, đơn cử như thời gian gần đây, nhiều người dân hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh đã bất chấp nguy hiểm để qua sông bằng những chiếc xuồng hay vỏ lãi chạy bằng máy, do bến phà đưa khách qua sông tuyến Trà Ếch, thuộc xã Nhơn Mỹ (Kế Sách) - Đường Đức, huyện Cầu Kè đã ngừng hoạt động gần 1 tháng nay. Để không phải đi đường vòng, nhiều người dân, thậm chí trẻ em và phụ nữ có thai vẫn được người nhà sử dụng các phương tiện không an toàn để qua sông bất chấp nguy hiểm.

Nhận định về thực trạng mất an toàn giao thông trên các tuyến thủy nội địa, bến khách, ông Nguyễn Trọng Thái, chánh văn phòng UBATGTQG cho biết: “Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy, đặc biệt là các bến khách ngang sông là rất lớn, từ việc sử dụng phương tiện, ý thức của người điều khiển phương tiện, người sử dụng phương tiện tại một số nơi, một số địa phương còn nhiều hạn chế. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn rủi ro rất cao nếu điều không may xảy ra. Khi phát hiện tình trạng nguy hiểm như chở quá số lượng quy định thì người dân nên thông báo cho cơ quan chức năng ngăn chặn, có biện pháp ngăn ngừa”.

Ông Nguyễn Trọng Thái nói:

Tình trạng chở quá tải cũng là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội thời gian qua. Tại các bến đò ngang, vào các múi giờ bình thường trong ngày, lượng người và xe qua lại khá thưa thớt, phí thu từ hành khách không đủ chi phí cho tàu đò hoạt động, điều đó đã dẫn đến tình trạng các chủ đò chờ cho khách đến bến đông đúc rồi mới bắt đầu cập bến. Với số lượng hành khách đông đúc như thế, nhiều hành khách và xe gắn máy phải chen lấn ra bên ngoài vỉ phà trong khi không có bất cứ một thiết bị che chắn hay barie nào. Giữa chòng chành sông nước, việc này vô cùng nguy hiểm. Và càng nguy hiểm hơn với những chuyến phà có chở ô tô qua sông.

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Phước Thiện, chánh văn phòng ban an toàn giao thông tỉnh Đồng Tháp chia sẻ: “Riêng bến phà bến khách ô tô, hoặc không chở ô tô đều phải có nhân viên điều tiết, tuy nhiên về phương tiện chở ô tô ở các bến phà, bến khách ngang sông thì phải thực hiện các quy tắc này đầy đủ và nghiêm túc hơn, chẳng hạn như các bến phà thì các rào chắn, hay barie khi mà xe xuống hết thì phải đóng hết các barie, rào chắn phải rào chắn lại để an toàn, để tránh các trường hợp ô tô đề máy để dằn số thì nó sẽ xảy ra tai nạn rớt xuống sông. Về phía ban an toàn giao thông thì chúng tôi đã có khuyến cáo, các ngành chức năng và thanh tra giao thông phải hết sức chú ý về vấn đề này”.

Ông Nguyễn Phước Thiện nói:

Những bất cập vào mùa mưa tại các bến thủy nội địa còn là những bất ổn về những “trạm” đón khách được xây dựng rất tạm bợ, đôi khi chỉ là con đường đất nhỏ hẹp thoai thoải ra sông, vào mùa mưa lũ thì trơn trợt phải biết. Nhiều xe gắn máy phải chật vật lắm mới lên đến tàu an toàn.

Chưa kể khi tàu vừa đến nơi, hành khách đi bộ thi nhau lên tàu sao cho được nhanh, dẫn đến việc chen lấn, xô đẩy trong khi bề rộng của “trạm” đón khách thì quá nhỏ, nhiều vụ tai nạn đã xảy ra ngay cả khi hành khách chưa kịp bước chân lên tàu.Những chuyến phà ngang, đò dọc đã trở nên quen thuộc và được xem là phương tiện hữu ích để vận chuyển người và hàng hóa, xe cộ sang sông.

Vậy nhưng, hiểm nguy vẫn ngày ngày rình rập trên những chuyến hành trình dọc xuôi sông nước và tình hình an toàn giao thông đường thủy nội địa ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường..

Bước vào mùa mưa bão, thời tiết chuyển biến bất thường, việc lưu thông trên các tuyến thủy nội địa, bến khách ven sông luôn tiềm ẩn những rủi ro bất trắc, mọi tình huống xấu nhất đều có thể xảy ra.

Việc bảo vệ tính mạng, tài sản không chỉ của riêng các nhà đò, doanh nghiệp quản lý phà mà rất cần ý thức hành khách tuân thủ quy định khi tham gia giao thông đường thủy. Muốn nâng cao trách nhiệm của người dân khi đi đò, qua phà, trước tiên cần nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện và người lái tàu.

Trước khi rời bến, chủ phương tiện phải phát cho hành khách áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh và hướng dẫn cho họ cách thức sử dụng sao cho an toàn, nhắc nhở những hành khách cố tình không tuân thủ những quy định của bến đò, bến phà.

Chủ phương tiện có quyền từ chối chuyên chở những hành khách không chịu chấp hành yêu cầu này. Hãy nói không với những đối tượng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và không tôn trọng chính bản thân mình. Chừng nào hành khách nhận thức đầy đủ về sự rủi ro, hiểm nguy khi đi tàu, chừng nào những chủ phương tiện tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy thì khi ấy mới kéo giảm và chấm dứt được những vụ tai nạn đường thủy thương tâm như thời gian vừa qua.

Để làm được điều đó, vai trò của việc giáo dục, tuyên truyền tại địa phương cũng hết sức cần thiết để ngày càng có nhiều người dân nhận thức đầy đủ về việc đảm bảo an toàn khi đi học, đi làm bằng tàu ghe trên sông.

Đồng thời, lực lượng CSGT đường thuỷ, thanh tra giao thông cũng cần tăng cường kiểm tra thường xuyên, liên tục các phương tiện vận tải tham gia giao thông và xử lý triệt để tình trạng chở quá tải, tình trạng thiếu các loại giấy tờ, các văn bằng, chứng chỉ của người điều khiển phương tiện cũng như vi phạm các qui định về trang, thiết bị an toàn, như vậy mới có thể phòng ngừa, hạn chế và làm giảm tai nạn giao thông ĐTNĐ.

Chỉ có như thế mới hi vọng rằng, tình trạng các phương tiện thủy chở quá tải được hạn chế, ý thức các chủ phương tiện thủy nội địa được nâng cao, từ đó đảm bảo an toàn khi vận hành các phương tiện thủy nội địa và đảm bảo bình yên sông nước trong mùa mưa lũ đang về.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //