Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nụ cười hòa hợp của những người lính 2 đầu chiến tuyến

Phóng viên - 30/04/2018 | 11:06 (GTM + 7)

Ngày đất nước thống nhất, nụ cười hòa hợp dân tộc qua những bức ảnh quý giá của nhà báo Chu Chí Thành luôn tỏa sáng về khát vọng hòa bình.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Ông Chu Chí Thành, nguyên là Phóng viên ảnh Thông tấn xã Việt Nam (Ảnh: VOV)

Tháng 4/1973, trên đất lửa Quảng Trị, chiến sự tạm dừng ở vùng ranh giới hai miền Nam- Bắc. Một buổi chiều yên tiếng súng trên chốt Long Quang (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị), bộ đội miền Bắc trao đổi với những người lính Việt Nam Cộng hòa về một cuộc gặp mặt giữa hai bên. Sau đó, những người lính hai bên cùng đến giao lưu, bắt tay, chia nhau chén nước chè xanh, hút chung điếu thuốc lá và cùng trò chuyện cười đùa.

Khoảnh khắc lịch sử đó được ghi lại qua những bức ảnh nổi tiếng như “Hai người lính”, “Tay bắt mặt mừng”… Mới đây, tác giả và những nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng đã có buổi gặp gỡ đầy cảm động tại đất lửa Quảng Trị.

Ông Chu Chí Thành, 74 tuổi, hiện sống tại Hà Nội, từng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam. Ông là người có mặt và ghi lại khoảnh khắc gặp gỡ của người lính hai bên chiến tuyến khi tiếng súng tạm yên vào tháng 4/1973. Những bức ảnh nổi tiếng “Hai người lính”, “Tay bắt mặt mừng”… luôn được ông Thành nâng niu, cất giữ.

Bức ảnh Hai người lính của nhà báo Chu Chí Thành

Ông Thành kể lại, ngày ấy ông nhận nhiệm vụ đến vùng ranh giới Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị để phản ánh tình hình thực thi Hiệp định Paris sau khi ký kết. Tại đây, ông may mắn chứng kiến và cảm nhận sâu sắc sự thay đổi sau hiệp định ngừng bắn. Ông Thành đã đi nhiều nơi và chụp lại nhiều bức ảnh rất cảm động của người lính hai phía…

Luôn xem những tấm ảnh này như biểu tượng hòa hợp của dân tộc, ông Thành bảo rằng, dù là những người lính cách mạng hay người lính Việt Nam Cộng hòa, họ đều là người Việt Nam, cùng gọi nhau là đồng bào.

Ông Chu Chí Thành nhớ mãi hình ảnh những người lính ở phía bờ Nam sông Thạch Hãn trút bỏ hết quần áo quân đội Việt Nam Cộng hòa nhảy ào xuống sông, bơi về phía Bắc. Bên này các chiến sĩ cách mạng chạy ra đón, dìu lên bờ. Ông Thành nhắc lại đó là hình ảnh đó sâu sắc giàu tính nhân văn:

“Các bên phải hiểu thông lẫn nhau, phải lấy tinh thần dân tộc cao hơn hết, gạt bỏ những hận thù hoặc những nhận thức cực đoan, lệch lạc. Tôi chỉ nghĩ rằng trong điều kiện hòa bình mà chúng ta được hưởng, người lính hai phía lúc đó buông súng rồi. Không còn chiến tranh, không còn hận thù nữa thì họ là những người bạn. Họ là những người cùng gọi là đồng bào. Họ phải sống với nhau hòa bình, cùng nhau xây dựng”.

Người lính Việt Nam Cộng hòa trong bức ảnh “hai người lính” là ông Bùi Trọng Nghĩa, hiện sống tại phường Hiệp Thành, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Đầu năm nay, ông Chu Chí Thành và ông Bùi Trọng Nghĩa được Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh Quảng Trị mời về dự giao lưu nhân kỷ niệm 45 năm ký Hiệp định Paris. Vậy là ông Thành có dịp gặp lại nhân vật trong tấm ảnh mình chụp 45 năm về trước.

Bức ảnh Tay bắt mặt mừng của nhà báo Chu Chí Thành

Ông Nghĩa kể, trước đây ông là người lính của Đại đội 1, Tiểu đội 6, Sư đoàn 9, Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông Nghĩa sinh ra ở miền Nam nên không thể thoát khỏi việc đi lính. Khi có tin ngừng chiến giữa hai bên, hòa bình lập lại sau Hiệp định Paris, ai nấy đều vui mừng.

Lúc đó, ông Nghĩa nghĩ rằng, đình chiến sẽ không phải đánh nhau, không còn chết chóc, ông sẽ được trở về quê hương sum vầy với vợ con. Ông Nghĩa nhớ lại, khi nghe tin ngừng bắn, người lính cả hai bên chiến tuyến đã không ngại ngần bắt tay nhau như những người thân thiết. Ông Nghĩa và một người lính cách mạng khoác vai nhau rồi nhờ một anh nhà báo chụp cho một bức ảnh:

“Ai cũng mong hòa bình chứ không ai muốn chiến tranh. Khi ngưng chiến rồi thì hai bên thì thấy rất mừng, thấy bộ đội cũng là những con người như mình, coi nhau như anh em tay bắt mặt mừng. Lúc ấy mình rất vui nên như vậy. Tôi nghĩ là mình sẽ được về Sài Gòn. Hồi xưa tan hoang vì chiến tranh, bây giờ trở lại nhìn thấy cây cối, nhà cửa đẹp quá. Mong rằng hòa bình bền vững hoài mới ấm no hạnh phúc được chứ chiến tranh thì khổ lắm”.

Ngoài bức ảnh “Hai người lính” thì bức ảnh “Tay bắt mặt mừng” của ông Chu Chí Thành cũng thể hiện rõ chủ đề hòa hợp dân tộc. Nữ du kích bắt tay với người lính Việt Nam Cộng hòa trong tấm hình là bà Nguyễn Thị Chiến, năm nay 64 tuổi, ở xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Bà Chiến nhớ lại, ngày đó, bà nhận nhiệm vụ đến chốt Long Quang để vận động, thuyết phục những người lính Việt Nam Cộng hòa về với cách mạng. Bà và đồng đội đến bắt tay những người lính bên kia chiến tuyến, vận động họ rời bỏ quân ngũ, trở về với gia đình, vợ con. Ông Chu Chí Thành đã chụp lại khoảnh khắc bà Chiến vui vẻ bắt tay một người lính Việt Nam Cộng hòa. Người lính đó sau này bà mới biết là ông Bùi Trọng Nghĩa.

Bà Nguyễn Thị Chiến cho biết, lúc đó bà làm công tác binh vận, thường xuyên sang gặp gỡ những người lính bên kia vận động họ về với cách mạng:

“Sau khi ngừng tiếng súng, tôi cùng đồng đội ra tiếp đón họ, bắt tay cùng họ để khuyên nhủ họ bỏ súng về với cách mạng. Họ cũng tâm sự với mình, nhất trí trở về với vợ con, trở về với gia đình đoàn tụ, không đi vào chiến trường miền Nam nữa. Nhiều người đồng ý muốn ra, nhiều người thì có vợ con ở trong đó rồi nên họ không nói gì mà chỉ im lặng”.

Đã 43 năm sau ngày đất nước thống nhất, nụ cười hòa hợp dân tộc qua những bức ảnh quý giá của nhà báo Chu Chí Thành luôn tỏa sáng về khát vọng hòa bình./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //