Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nộp tiền để được tại ngoại: Góc nhìn từ các chuyên gia

Phóng viên - 19/07/2017 | 7:00 (GTM + 7)

VOVGT Chuyện nộp tiền tại ngoại hầu tra vốn là điều rất bình thường ở nhiều quốc gia, tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được đặt ra tại nước ta vài năm trở lại đây

Nghe nội dung chi tiết tại đây:  

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao vừa hoàn thành dự thảo thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Theo đó, căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Khi đó, bị can, bị cáo phải cam đoan có mặt theo giấy triệu tập, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu thực hiện không đúng, họ sẽ bị tạm giam. Số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Căn cứ vào nhiều yếu tố, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có thể quyết định cho bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm

Trao đổi với chương trình về đề xuất này, LS Phạm Thành Tài - giám đốc công ty luật Phạm Danh cho biết: Đây là quy định không mới từng có trong BLHS năm 2003 nhưng nó còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều tiêu cực. Dự thảo lần này đã tích cực, văn minh hơn, phú hợp với tiến trình cải cách tư pháp, tránh được tình trạng bức cung, nhục hình, oan sai, giảm áp lực cho trại giam, cũng đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho bị can.

LS Phạm Thành Tài phân tích:

Việc dự thảo thông tư liên tịch cho phép dùng tiền để thay thế biện pháp ngăn chặn là chế định nhân văn, thể hiện chế định văn minh, tiến bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Đây là xu hướng văn minh, dân chủ trong hoạt động tố tụng. Các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã áp dụng từ rất lâu và nhận được sự đồng tình cao từ người dân. Đến thời điểm này, những nước này vẫn quản lý tốt và hiếm khi xảy ra tình trạng bị can, bị cáo bỏ trốn. Đây là quy định không mới từng có trong BLHS năm 2003 nhưng nó còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều tiêu cực. Dự thảo lần này đã tích cực, văn minh hơn, phú hợp với tiến trình cải cách tư pháp, tránh được tình trạng bức cung, nhục hình, oan sai, giảm áp lực cho trại giam, cũng đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho bị can.

Theo đánh giá, đây có thể coi đây là một bước tiến trong quá trình cải cách tư pháp, là việc cụ thể hóa việc tôn trọng quyền con người trong Hiến pháp năm 2013. Thứ hai, nhờ biện pháp này, việc tạm giam các bị can, bị cáo sẽ được từng bước hạn chế đến mức thấp nhất. Cùng với nó, việc dùng nhục hình để bức cung cũng giảm theo. Thứ ba, là việc tạm giam các bị cáo, lâu nay vẫn kéo theo rất nhiều hệ lụy. Trong quá trình bị tạm giam để phục vụ điều tra, các bị can, bị cáo thường bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần. Nhiều bị can, bị cáo còn bị xâm phạm cả về tính mạng. Đối với thân nhân của họ, một khi người thân của mình bị tạm giam, thường là một cú “sốc” rất lớn. Các bị can, một khi được tại ngoại, không những không bị ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, mà còn có điều kiện tiếp tục lao động, làm ra của cải để nuôi sống bản thân và gia đình. Trao đổi với chương trình dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, một nhà nghiên cứu xã hội học, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Viện Điều tra Dư luận Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng: thông tư trên được dư luận xã hội đồng tình, bởi tính nhân văn rất cao:

Như chúng ta đã thấy khi thi hành luật có đề xuất sử dụng tiền để bị can được tại ngoại, đây là đề xuất rất tiến bộ, nhiều nước cũng đã thực hiện và mang đến những hiệu quả tích cực, chẳng hạn như giảm được phức tạp, oan sai trong điều tra, tiết kiệm được nguồn lực hoặc có thể tranh thủ được nguồn tài chính cho ngân sách. Tôi cũng đã nghĩ đến những băn khoăn về nảy sinh vấn đề nghi can có tiền hay không có tiền theo một chứng mực có thể tạo ra những sự không công bằng cho các nghi phạm, cho xã hội nhưng đó không phải là vấn đề quá lớn nếu pháp luật quy định chặt chẽ những trường hợp nào có thể áp dụng.

Mặc dù đồng tình về tính nhân văn của quy định bị can, bị cáo được đặt tiền để tại ngoại, nhưng nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng: các cơ quan tố tụng cần chặt chẽ, cặn kẽ hơn trong việc đánh giá các điều kiện để bị can, bị cáo tại ngoại. Cụ thể, những tội danh nào, những hành vi như thế nào thì có quyền đặt tiền để được tại ngoại. Ngoài ra, chúng ta không nên áp dụng một mức giá chung đối với tất cả các đối tượng. Áp dụng được các quy định này sẽ giảm đi trách nhiệm bồi thường oan sai đối với những bị can, bị cáo không đủ chứng cứ buộc tội.

Đây cũng là những đề xuất được SL Phạm Thành Tài – Cty Luật Phạm Danh cho biết như sau:

Các cơ quan pháp luật xem xét đánh giá các hành vi phạm tội, điều kiện nhân thân… sẽ tránh được việc phát sinh tội mới, bỏ trốn, xóa chứng cứ. Ngoài ra, để áp dụng được quy định này, cũng cần có những quy định rõ ràng về quản lý bị can khi tại ngoại cũng như yêu cầu trình diện nếu có yêu cầu của cơ quan sở tại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //