Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Những câu chuyện đẹp về giữ gìn ATGT đường sắt (Phần 1)

Phóng viên - 28/01/2017 | 10:50 (GTM + 7)

VOVGT - Trong không khí mùa xuân năm mới Đinh Dậu 2017, chương trình Văn hóa giao thông xin được kể về những tấm gương trên mặt trận đảm bảo ATGT đường sắt.

Chúng ta đều biết tai nạn giao thông đường sắt thường để lại hậu quả lớn, và gắn mác “tử thần” cho các đường ngang giao cắt với đường sắt. Để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc, nhiều con người đang thầm lặng ngày đêm vất vả canh gác tại những điểm đường ngang. Đó là những con người âm thầm làm nhiệm vụ bất kể ngày đêm để đảm bảo cho các tuyến tàu xuôi ngược được thông suốt, an toàn.

Trong không khí mùa xuân, đón những chuyến tàu đầu tiên của năm mới Đinh Dậu 2017 với bao ước vọng...chương trình Văn hóa giao thông xin được kể về những tấm gương trên mặt trận đảm bảo ATGT đường sắt. Những con người đã và đang sẵn sàng hy sinh, dãi dầu sương nắng... đảm bảo an toàn cho những chuyến tàu qua. Đó là những con người không quản nguy hiểm tính mạng, dũng cảm cứu người, không quản ngại khó khăn, gian khổ, luôn đi đầu đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. Ở những con người đó, mỗi người đã có những hành động, việc làm thiết thực trong việc tham gia xây dựng và bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội.

Mở đầu chương trình hôm nay, chúng tôi xin kể câu chuyện về chị Nguyễn Thị Tình, người hơn 10 năm qua, tình nguyện làm “barie sống” ở đường ngang qua chợ khu Nam, phường Hương Sơn, Thành phố Thái Nguyên.

Chị Tình làm lá chắn sống ATGT ở đường ngang qua chợ khu Nam (phường Hương Sơn,TP Thái Nguyên)

Những người dân quanh chợ khu Nam, phường Hương Sơn, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã quá quen với hình ảnh khi có tiếng còi hú báo hiệu tàu đến thì chị Nguyễn Thị Tình ở tổ 22, phường Phú Xá, người bán hàng ở đây sẽ chạy vội ra cầm chiếc ô đứng cách đường ray để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết tàu sắp qua, và không được tùy tiện sang đường.

Hơn 10 năm làm nghề bán đậu ở chợ khu Nam cũng là chừng ấy năm chị Tình gắn liền với việc gác tàu ở đoạn đường ngang qua chợ, nơi không có gác chắn hay đèn báo hiệu. Chợ khu Nam do người dân tự hình thành cách đây hàng chục năm, họp ngay sát tuyến đường sắt nối liền từ khu Gang Thép đi Trại Cau. Tuyến đường sắt này cắt ngang tuyến đường chính từ phường Hương Sơn vào phường Cam Giá, Thành phố Thái Nguyên. Tuy hằng ngày trung bình có từ 4-8 lượt tàu chạy qua, nhưng nhiều năm qua khu vực này vẫn chưa được đầu tư gác chắn. Thêm vào đó, đường ngang ở đây nằm ở vị trí rất nguy hiểm vì có độ dốc và lưu lượng người tham gia giao thông đông đúc. Bởi thế nơi đây nổi tiếng là điểm nóng về tai nạn giao thông giữa tàu hỏa và các phương tiện khác.

Chị Nguyễn Thị Hương, ở Tổ 25 phường Cam Giá, TP Thái Nguyên, người bán hàng tại chợ khu Nam cho chúng tôi biết về mức độ nguy hiểm của đường ngang nơi đây: “Chợ họp ở đây ngay cạnh đường sắt, tuyến đường sắt này dành cho tàu vào mỏ lấy quặng nên tàu đi không đều, có hôm nhiều chuyến tàu chạy qua, có hôm lại không có tàu nên tàu chạy không theo trình tự nào cả khiến bà con không nắm được. Trong khi đó, đường ngang lại khuất, khó nhìn, nhiều người tham gia giao thông qua đây không nhìn được tàu hoặc không chú ý quan sát nên khi tàu đến rồi mà vẫn băng qua đường sắt”.

Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện cùng người dân ở khu chợ thì nghe tiếng còi hú báo hiệu tàu qua. Tôi đã nhìn thấy chị Nguyễn Thị Tình vác vội cái ô để chắn ngang đường dân sinh, cách đường ray khoảng 4-5m. Hành động của chị khiến những người tham gia giao thông qua khu vực này đều hiểu và lập tức dừng xe lại. Tàu chạy qua, chị vác ô trở về chỗ ngồi bán hàng.

Trò chuyện cùng chúng tôi, chị Tình kể về việc làm của mình một cách giản dị: “Ở đường ngang này không có gác chắn mà chúng tôi buôn bán kiếm sống ở đấy nên từ tâm của tôi, tôi thấy nguy hiểm và vác ô ra chắn thay cho một cái gác chắn để mọi người biết được là sắp có đoàn tàu đi qua. Thấy thế nhiều người họ cũng nói không phải việc của mình thì thôi đừng làm nhưng tôi nghĩ là việc cần thiết thì tôi làm, tôi làm đúng với điều mà lòng tôi cho là đúng”.

Chị nhớ lại có lần một chiếc xe taxi định vượt qua đường ray lúc tàu sắp đi qua, chị liền chạy ra đứng trước đầu xe chặn lại. Bị chặn thình lình, lái xe thò đầu ra bực dọc hét lớn: “Bà bị điên à”. Mấy giây sau, thấy tàu chạy qua, lái xe mới giật mình biết mình vừa thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” và bước xuống xe xin lỗi chị! Một lần khác, khi thấy tàu sắp qua, chưa kịp lấy ô ra chắn thì chị thấy có cậu thanh niên đi xe máy định vượt qua đường ray. Chị liền lao ra nắm lấy đuôi xe giữ lại. Cậu thanh niên không hiểu nguyên nhân, bèn hất tay chị ra đi tiếp rồi đâm thẳng vào tàu, xe bị tàu kéo cả chục mét. Tuy nhiên, may mà cậu ta văng ra khỏi xe nên thoát chết trong gang tấc.

Chị Tình kể, làm công việc này ở chợ khu Nam suốt hơn chục năm qua, nhiều lúc chị phải nghe không ít lời ra tiếng vào của một số người… Song chị vẫn bỏ ngoài tai mọi lời đàm tiếu, hằng ngày cứ giờ tàu chuẩn bị đi qua, chị lại trở thành “lá chắn sống” tự nguyện cảnh báo để mọi người không sang đường, góp phần ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra. Hình ảnh chị Tình như một “barie sống” đã trở nên thân thuộc với người dân ở đây.

Theo người dân quanh khu vực chợ khu Nam thì nhờ việc làm của chị Tình mà các vụ tai nạn giao thông giảm hẳn, nhiều người thoát chết trong gang tấc như mải nghe điện thoại khi đang điều khiển phương tiện; đội mũ bảo hiểm kín không nghe được tiếng còi tàu.

Bà Nguyễn Thị Hải, một người dân buôn bán tại khu chợ kể lại chuyện mình đã may mắn thoát chết nhờ sự cảnh báo của chị Tình: “Tình nó bán hàng ở đây và nó rất nhiệt tình, khi có tàu đến là nó hét to lên, không có nó thì tôi cũng tí chết. Vì cứ nghĩ tàu nó hiền mà tai nghe mình lại kém, có lần khi tàu đến gần mà mình không biết thì Tình nó cứ ra hiệu và hô to lên, tôi thấy lạ quay lại nhìn nó, vừa dừng lại thì tàu chạy quá, suýt nữa thì tôi chết. Chuyện xảy ra một thời gian rồi mà bây giờ tôi vẫn sợ”.

Có sự cảnh báo của chị Nguyễn Thị Tình, các phương tiện tham gia giao thông đều dừng xe chờ tàu qua mới sang đường. Ảnh: Báo Thái Nguyên

Những người bán hàng khác tại khu chợ cũng cho chúng tôi biết, nguyên nhân khiến chị Tình hành động như vậy là vì trước đây có quá nhiều người đã bỏ mạng chỉ vì bất cẩn, không chú ý khi qua đường ray. Không đành lòng, chị quyết định tự nguyện đứng ra làm gác chắn cho các phương tiện tham gia giao thông khi tàu chuẩn bị qua đường ngang. Nếu như trước đây, tuyến đường sắt từ Gang Thép đi Trại Cau, tai nạn xảy ra rất nhiều thì từ khi có chị Nguyễn Thị Tình tự nguyện nhắc nhở, cảnh báo cho mọi người khi tàu đến thì tai nạn giao thông ở khu đường ngang đã giảm hẳn.

Trao đổi với cùng phóng viên, ông Tân Hoàng Long, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên cho biết, tuyến đường sắt từ Gang Thép đi Trại Cau có nhiều đoạn đường ngang dân sinh nhưng đoạn cắt qua chợ khu Nam là nguy hiểm nhất do lượng người lưu thông qua đây lớn, cộng với chợ họp sát hành lang đường tàu. Vì vậy, việc làm của chị Tình đã góp phần tích cực đảm bảo TTATGT nơi đây.

"“Đây là một hành động đẹp, tự giác, khi có tàu chạy qua và trước sự nguy hiểm của người tham gia giao thông, chị Tình đã kịp thời cảnh báo và thực tế đã cứu giúp được nhiều người thoát khỏi tai nạn. Đây là hành động thể hiện là một cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng, và với công tác đảm bảo ATGT giao thông”, ông Tân Hoàng Long cho biết.

Khi chứng kiến việc làm của chị Tình, trong nhiều năm qua, cùng những câu chuyện cứu người trong gang tấc, đã khơi dậy lòng tốt của người dân khu chợ. Thấy việc làm ý nghĩa của chị Tình, nhiều người buôn bán và sinh sống gần khu chợ Nam đã đứng lên cùng với chị Tình làm gác chắn khi tàu chạy qua. Những lúc chị bận việc không thể làm gác chắn được thì có những người dân khác tình nguyện đứng làm thay.

“Ai cũng vậy, như vừa rồi em chứng kiến, không riêng một ai, cứ khi có tàu đến dù vào ban trưa vắng người nhưng chúng tôi vẫn thay nhau cảnh báo tàu tới cho phương tiện. Người chắn bên này đường, người chắn bên kia đường, tinh thần trách nhiệm của mọi người đều rất cao”

“Lúc nào có tàu là có người cảnh báo, không có chị Tình thì có những chị em khác, các chị em ở hai bên đường sắt đều có trách nhiệm chắn tàu. TNGT vì thế mà giảm vì tàu đến là có người chắn nên không có ai cố tình vượt cả”

“Không phải là lúc nào mà cứ ngồi đây là các chị em, tất cả đều có ý thức chắn tàu cho dân đi lại được an toàn. Thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc này để không có tai nạn xảy ra”.

Trong nhiều năm qua, việc làm tự nguyện của chị Tình và các chị em ở chợ khu Nam tham gia gác chắn đường ngang để đảm bảo ATGT đã cứu giúp được nhiều người thoát khỏi TNGT đường sắt. Việc làm thầm lặng đầy tính nhân văn này được người dân cảm kích và được chính quyền địa phương tuyên dương. Xuất phát từ cái tâm tình nguyện vì sự bình an của người dân, khi được hỏi về mong muốn, hầu hết các chị em tại khu chợ đều có một mong là được trang bị thêm thiết bị hỗ trợ để là làm công việc cảnh giới đường ngang được thuận lợi.

Cùng với đó, ông Tân Hoàng Long, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên cho rằng, cần tăng cường sự phối hợp giữa ngành đường sắt và chính quyền địa phương để công tác đảm bảo ATGT tại đường ngang được thực hiện tốt hơn.

“Đây là việc làm tự phát của chị em gần đường ngang, đây là việc làm cần được nhân rộng trong cộng đồng để đảm bảo ATGT. Mặt khác, chúng ta cũng cần có biện pháp bởi không phải ở đường ngang nào chúng ta cũng có thể bố trí người gác và làm barie. Ở những nơi có người dân tình nguyện cảnh báo tàu đến, ngành đường sắt nên tạo điều kiện bằng cách cấp cờ, còi. Chúng tôi cũng cho rằng, ở đây có trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương nên cần sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa để công tác đảm bảo ATGT được thực hiện tốt hơn nữa”, ông Tân Hoàng Long cho biết thêm.

Với một tấm lòng vì người khác, với sự kiên trì, không quản ngại khó khăn… khi làm công việc gác tàu một cách tự nguyện, chị Tình đã đặt trọn trách nhiệm và tình yêu của mình vào đó. Sự nỗ lực vượt qua khó khăn và đem lại hạnh phúc cho biết bao người của chị không chỉ là tấm gương về nghị lực, đó còn là hình ảnh đẹp khiến mỗi chúng ta thêm yêu và tin tưởng vào những giá trị thầm lặng trong cuộc sống.

Chia tay chị Nguyễn Thị Tình, chúng tôi còn trăn trở với tâm sự và mong muốn của chị để đảm bảo ATGT cho người dân nơi đây: “Khi tôi còn ở đây thì tôi vẫn làm công việc này để đảm bảo an toàn. Mong muốn nhất của tôi là ở đây được Nhà nước cho xây dựng barie rào chắn khi mọi người đi lại, tránh những trường hợp bất ngờ gặp phải tai nạn. Thứ hai là người dân hàng ngày đi qua, khi chưa có barie thì cần chú ý quan sát, nhìn trước nhìn sau đi cho an toàn. Đó là những việc mà chúng tôi cần làm và nên làm, làm đến khi nào có barie rào chắn thì thôi”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //