Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhiều dự án BOT nóng vội, triệt tiêu quyền lựa chọn của dân

Phóng viên - 14/04/2018 | 8:20 (GTM + 7)

VOVGT - Nhiều dự án BOT chưa cần thiết. Việc xác định mức thu, thời gian và địa điểm đặt trạm thu phí còn bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận, gây bức xúc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa hoàn thành và lấy ý kiến dự thảo báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị bản Dự thảo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 13/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

Báo cáo chỉ rõ, nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông chậm tiến độ như đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ (giai đoạn 2).

Hầu hết công trình đội vốn, chậm tiến độ

Nội dung bản Dự tháo báo cáo nêu rõ, riêng về giao thông đã hoàn thành nâng cấp, mở rộng QL1, đoạn từ Thanh Hóa đến Cần Thơ. Đồng thời đưa vào khai thác 851 km đường cao tốc, hiện đang triển khai xây dựng, làm thủ tục để đầu tư gần 1.100 km đường cao tốc giai đoạn 2017-2020.

Lĩnh vực đường sắt, cơ bản hoàn thành đoạn đường sắt kết nối với cảng Cái Lân (Hạ Long-Cái Lân). Đồng thời, xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt khổ 1.435 mm đoạn TP.HCM-Cần Thơ…

Nhiều dự án BOT chưa cần thiết. Việc xác định mức thu, thời gian và địa điểm đặt trạm thu phí còn bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận, gây bức xúc.

Tuy nhiên, nhiều công trình, dự án hạ tầng giao thông chậm tiến độ như đường cao tốc Bến Lức-Long Thành, Trung Lương-Mỹ Thuận, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Pháp Vân-Cầu Giẽ (giai đoạn 2), dự án Hòa Lạc-Hòa Bình, cầu Cao Lãnh, Vàm Cống...Các dự án đường sắt đô thị chậm tiến độ như Bến Thành-Suối Tiên, Bến Thành-Tham Lương, Cát Linh-Hà Đông, Nhổn – Ga Hà Nội…Hệ thống cảng biển còn thiếu đồng bộ với hạ tầng kết nối.

Báo cáo cũng chỉ ra các bất cập về các dự án giao thông như đội vốn, chậm tiến độ, dự báo chưa đúng, khảo sát thiết kế chưa tốt, thiếu vốn, biến động giá đầu vào. “Điều này có thể thấy trong lĩnh vực giao thông như quy hoạch hàng không thay đổi liên tục.

Có sân bay đã đầu tư nhưng chưa hiện đại như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh... cũng như trong triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM...”, báo cáo nêu rõ.

BOT giao thông triệt tiêu quyền lựa chọn của dân

Báo cáo cũng chỉ ra, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ làm giảm hiệu quả kết nối đa phương thức các loại hình vận tải giữa đường bộ, đường sắt và cảng biển. Đặc biệt, đầu tư có chỗ thừa, chỗ thiếu. Điển hình là đầu tư, xây mới Hạc Trì trên tuyến QL2 lên Việt Trì (Phú Thọ) trong khi đã có cầu Việt Trì cũ vẫn đang làm tốt vai trò kết nối giao thông.

Nhiều dự án BOT giao thông triệt tiêu quyền lựa chọn của dân.

Bên cạnh đó, việc đầu tư các dự án BOT giao thông còn nóng vội dẫn đến nhiều hệ lụy cần giải quyết, gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án mới. Lựa chọn dự án đầu tư chưa được xem xét một cách đầy đủ, toàn diện và có thứ tự ưu tiên để thực hiện. Ví dụ, các tuyến đường QL có tính độc đạo như QL1A, đường Hồ Chí Minh được lựa chọn để đầu tư, không đảm bảo quyền lựa chọn của người dân tham gia giao thông, gây bức xúc. Việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án còn chưa chính xác dẫn đến tổng mức đầu tư các dự án thường cao hơn so với thực tế.

“Công tác quản lý, vận hành, khai thác dự án còn nhiều bất cập, nhất là ở khâu xác định mức thu, thời gian thu và vị trí đặt trạm thu phí chưa tạo được sự đồng thuận, gây bức xúc…”, báo cáo chỉ rõ.

Trạm thu phí cầu Hạc Trì. Ảnh TH.

Báo cáo cũng chỉ ra việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu, không đánh giá được một cách khách quan kinh nghiệm, năng lực thực hiện, khả năng tài chính của các nhà đầu tư.

Nguồn vốn tín dụng chủ yếu là vay của ngân hàng thương mại với lãi suất cao, dẫn đến chi phí thực hiện dự án lớn. Khâu xác định mức thu, thời gian thu và địa điểm đặt trạm thu phí còn bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận và gây bức xúc trong dư luận.

Khó đạt mục tiêu, báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung vốn

“Với ngân sách hạn hẹp và nguồn vốn huy động lớn, thời gian còn lại để triển khai thực hiện đến năm 2020 nhiều nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết 13-NQ/TW và Nghị quyết 16 của Chính phủ là khó hoặc không đạt được mục tiêu” - báo cáo nhận định.

Những dự án BOT giao thông gây bức xúc dư luận do có nhiều bất cập.

Cụ thể, đối với giao thông, việc xây dựng đường cao tốc, trong đó có dự án cao tốc Bắc-Nam, nguồn vốn nhà nước chủ động được cho dự án này là 55.000 tỉ đồng (bằng 46,3% nhu cầu), số còn lại cần phải huy động từ các nguồn khác là rất lớn. Trong khi thời gian còn lại ngắn, dự báo đến hết năm 2020 không thể hoàn thành toàn bộ 654 km đường cao tốc Bắc-Nam. Do đó, mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc theo nghị quyết không thể thực hiện được.

Đối với hệ thống đường sắt, chưa thu xếp được nguồn vốn để đầu tư hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện hữu (nhằm nâng cao tốc độ chạy tàu 80-90 km/giờ đối với tàu khách và 50-60 km/giờ đối với tàu hàng), vì vậy cần tiếp tục thực hiện sau năm 2020.

Đối với đường sắt đô thị, tốc độ triển khai rất chậm. Đến năm 2020 chỉ có thể tập trung hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh-Hà Đông, Nhổn- ga Hà Nội) và TP.HCM (Bến Thành-Suối Tiên)... Như vậy, có thể nói đến năm 2020 khó có thể đạt được mục tiêu nghị quyết đề ra.

Để thực hiện, tháo gỡ các vấn đề trên, báo cáo đề xuất Ban cán sự đảng Chính phủ kiến nghị Bộ Chính trị báo cáo Quốc hội xem xét sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước dự phòng giai đoạn 2016-2020 để bổ sung vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Cho phép thu phí đối với các công trình, dự án kết cấu hạ tầng sử dụng nguồn vốn ODA để trả nợ vay ưu đãi nguồn vốn này.

Đặc biệt, báo cáo khẳng định vai trò và tầm quan trọng của hình thức đầu tư BOT, tiếp tục thực hiện đầu tư theo hình thức BOT đối với các dự án, công trình xây dựng mới nhưng phải hết sức thận trọng, minh bạch.

Theo báo cáo, vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng năm 2017-2020 cần khoảng 4.300.000 tỉ đồng. Trong khi đó khả năng huy động từ các nguồn lực đến năm 2020 dự kiến đạt khoảng 2.500.000-2.900.000 tỉ đồng, đáp ứng khoảng 60%-65% nhu cầu vốn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //