Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhiếp ảnh gia kỳ cựu Nick Út chia sẻ chuyện nghề, chuyện đời với các nhà báo VOV

Phóng viên - 05/05/2017 | 3:38 (GTM + 7)

VOVGT – Nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng tin AP đã có những chia sẻ hết sức thú vị về chuyện nghề, chuyện đời với các phóng viên VOV…

Quang cảnh buổi hội thảo

Sáng nay (5/5), tại hội trường tầng 5, số 58 Quán Sứ, Hà Nội nhiếp ảnh gia kỳ cựu của hãng thông tấn AP, Nick Út đã có buổi gặp gỡ, chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời với các phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Chia sẻ về những kinh nghiệm trong nghề phóng viên chiến trường, Nick Út cho rằng, đối với người phóng viên điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải có tình yêu với nghề. Bởi thời chiến tranh, các phóng viên phải tác nghiệp trong điều kiện rất nguy hiểm, phải lao vào mưa bom bão đạn, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, mới có được những bức ảnh chân thật, đắt giá.

Theo nhà báo Nick Út, nhiếp ảnh, đặc biệt là nhiếp ảnh báo chí, là những khoảnh khắc ghi lại chân thực về cuộc sống chính vì vậy ông tuyệt đối không bao giờ dùng công nghệ photoshop để chỉnh sửa hay cắt ghép ảnh.

Nick Út cũng lấy ngay ví dụ trường hợp một đồng nghiệp của ông làm việc cho tờ Los Angeles Time như một bài học kinh nghiệm đắt giá. Khi đó, phóng viên này chụp ảnh một người lính đang cầm súng trên chiến trường. Với suy nghĩ để bức ảnh hoàn hảo và đẹp mắt hơn, phóng viên này đã dùng kỹ thuật photoshop để cắt ghép và xóa một vài chi tiết trên bức ảnh. Tuy nhiên, khi tờ tờ Los Angeles Time đăng bức ảnh và có độc giả phát hiện bức ảnh đã bị chỉnh sửa. Lập tức, tòa soạn báo đã ra quyết định sa thải ngay phóng viên trên. Không những vậy, công sức và thành quả trong nhiều năm qua của phóng viên này cũng bị phủ nhận hoàn toàn.

Nói về kinh nghiệm chụp ảnh chân dung, nhiếp ảnh gia 66 tuổi chia sẻ, ngoài việc quan sát kỹ nhân vật trước khi chụp, nếu có thể, ông luôn dành thời gian tìm hiểu về nhân vật mình định chụp để nắm bắt được nội tâm cũng như thần thái nhân vật. Theo Nick Út, không phải cứ chụp nhanh, chụp nhiều là có được những bức ảnh đẹp mà người chụp ảnh cần phải suy nghĩ, đoán trước tình huống, phản ứng của nhân vật mới có thể ‘đón’ được những khoảnh khắc đắt giá nhất.

Bức ảnh nổi tiếng ‘Em bé Napalm’ của Nick Út

Chia sẻ về bức ảnh nổi tiếng ‘Em bé Napalm’, Nick Út cho biết, sau khi tráng 8 cuộn phim, thấy bức ảnh trên hiện ra, các phóng viên AP nghĩ rằng, báo Mỹ rất khó sử dụng vì sợ ảnh khỏa thân quá. Tuy nhiên, cuối cùng, người biên tập quyết định gửi gấp qua Tokyo về Mỹ.

Bức ảnh sau đó được đăng trên trang bìa của tất cả các tờ báo tại Mỹ. Ngay khi bức ảnh xuất hiện, hàng loạt cuộc biểu tình phản đối chiến tranh đã nổ ra, tạo hiệu ứng phản chiến trên toàn thế giới. Không chỉ góp phần mang lại hòa bình cho đất nước bức ảnh cũng giúp Nick Út giành được giải World Press Photo và giải Pulitzer năm 1973. Nhiếp ảnh gia sinh năm 1951 cho biết thêm, tới nay ông và cô Kim Phúc (em bé bị bỏng trong bức ảnh) vẫn còn liên hệ rất mật thiết.

Hay bức ảnh chụp ngôi sao Paris Hilton bị còng tay dẫn vào tù vì tội uống rượu khi lái xe ngày 8/6/2007, cũng để lại nhiều kỷ niệm với Nick Út. Về hoàn cảnh chụp được bức ảnh này ông cho biết: “Khi đó, có rất nhiều phóng viên ảnh bao vây nhà riêng của Paris Hilton, kể cả dùng máy bay trực thăng để chụp hình. Lúc đó, Paris Hilton được cảnh sát hộ tống ra xe với rất nhiều ô dù nên không ai có thể chụp được mặt cô ấy. Rất may, khi Hilton ngồi trong xe nhìn thấy cha mẹ mình đang đứng gần đó, cô ấy bật khóc và tôi chỉ có vài giây để ghi lại hai bức hình”.

Nhiếp ảnh gia Nick Út chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời với các phóng VOV

Nói về kỹ năng chụp ảnh, nhiếp ảnh gia kỳ cựu cho biết, với công nghệ hiện đại như hiện nay, chiếc smartphone chính là một phương tiện vô cùng hữu dụng đối với các phóng viên. Đặc biệt khi cần ghi lại những khoảnh khắc đời thường hay ở những nơi không được phép dùng máy ảnh chuyên dụng.

Với câu hỏi, ông có bao giờ chụp cùng một sự kiện nhưng lại gửi ảnh tới nhiều tòa soạn khác nhau, Nick Út hài hước cho biết, với một phóng viên chuyên nghiệp và ‘ăn lương cứng’ của AP như ông, trong suốt nhiều năm cầm máy ông chỉ gửi ảnh duy nhất cho hãng mà không bao giờ gửi tới một tòa soạn nào khác.

Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Nick Út cho biết ông vừa quyết định nghỉ hưu và hiện muốn dành thời gian cho gia đình. Nhiếp ảnh gia cũng bật mí, ông đang có kế hoạch muốn cùng một số người bạn thành lập ‘hãng thông tấn’ của riêng mình. Bên cạnh đó, ông cũng muốn được đi thăm lại những địa danh cũ để ôn lại những kỷ niệm về một thời đầy sôi nổi và hào hùng năm xưa.

Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (sinh ngày 29 tháng 3 năm 1951) là phóng viên ảnh cho hãng tin Associated Press (AP).

Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc (thường được biết như "Vietnam Napalm Girl" - cô gái Việt Nam bị napalm) và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh.

Bức ảnh xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn và mang lại cho ông giải Pulitzer.

Năm 2016, CLB Nhiếp ảnh Báo chí Los Angeles đã trao giải Thành tựu trọn đời Quinn cho Nick Út.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //