Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nhà máy thuộc da Thụy Khuê

Phóng viên - 05/01/2019 | 6:09 (GTM + 7)

VOVGT-Nhà máy Thuộc Da không còn nữa xong ở Hà Nội có một con phố cách phố Thụy Khuê không xa đó là phố Hàng Da, suốt một thời gian dài bán rất nhiều da giày.

Phố Thụy Khuê là con phố hiếm hoi giữ lại được những nét cổ, văn hóa truyền thống

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Giữa phố xá ồn ào, tấp nập, Thụy Khuê là con phố hiếm hoi của Hà Nội còn giữ lại những nét cổ, văn hóa truyền thống của thế hệ trước sau rất nhiều quy hoạch của thành phố.

Không chỉ vậy khi nhắc đến phố Thụy Khuê người ra sẽ nhớ ngay đến mảnh đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa với nghề truyền thông là làm giấy dó.

Và đặc biệt, vào những năm đầu thế kỷ 20, làng Thụy Khuê như biến đổi thành khu công nghiệp với nhiều cơ sở, nhà máy lớn đóng trụ sở tại đây, như nhà máy xe điện, vườn ươm Lapho, nhà máy in, nhà máy thuộc da…

Công trình nhà máy thuộc da lớn nhất một thời trên phố Thụy Khuê nay đã được di dời, nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng hiện đại, song lịch sử về nhà máy này vẫn còn trong ký ức của nhiều thế hệ.

Nhà máy Da Thụy Khuê do một nhà tư bản Pháp xây dựng với thiết kế của Pháp. Công nhân nhà máy phần đông là người làng Thụy Chương, chỉ có một số ít người làng Vĩnh Phúc. Khu vực nhà máy xưa rất rộng, bên cạnh còn có một bãi đất trống tôi vôi dùng dể thuộc da.

Đi qua chỗ tường sau, bốc hơi nước mù mịt và mùi nồng nặc của da sống ngâm vôi và thuốc dở dang khiến cho môi trường sinh sống xung quanh nhà máy một thời bị ô nhiễm. Sau gần một thế kỷ tồn tại và phát triển nhà máy Thuộc Da đã được di rời.

Ông Ngọ một người dân trên phố Thụy Khuê chia sẻ:

Tận dụng lợi thế nhà máy Thuộc Da Thụy Khuê, nhiều người dân đã nhanh chóng mở các cửa hàng bán giày da

Quá trình đô thị hóa, nhu cầu sản xuất lượng sản phẩm nhiều hơn, diện tích nhỏ của nhà máy thuộc da lại gần khu dân cư, không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân nên thành phố đã quy hoạch chuyển nhà máy Thuộc Da trên phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám được di rời tới một địa điểm khác.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò to lớn của nhà máy Thuộc Da. Về điều này, ông Nguyễn Văn Thu sống trên phố An Dương cho biết:

Nhà máy Thuộc Da nằm trên hai phố đó là Hoàng Hoa Thám và Thụy Khuê. Tận dụng lợi thế này, nhiều người dân đã nhanh chóng mở các cửa hàng bán giày da trong nước dọc một đoạn dài trên đường Hoàng Hoa Thám, phần lớn đều là sản phẩm được gán mác hàng Việt Nam. Không chỉ có vậy, tại số 160 Hoàng Hoa Thám còn có Viện nghiên cứu Da Giầy Việt Nam trưng bày rất nhiều mẫu mã giày trong nước như một cách khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt. Ông Ngọ chia sẻ thêm.

Quá trình xử lý da để chế tạo thành các vật dụng, giầy dép tuy ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe, song với những thế hệ công nhân ngày ấy, được làm việc tại nhà máy về da lớn nhất Hà Nội là một niềm hãnh diện lớn.

Mặc dù nhà máy Thuộc Da chỉ còn trong ký ức người Hà Nội, nhưng những giá trị về mặt vật chất vẫn nhắc nhở chúng ta nhớ về ngành công nghiệp thuộc da

Nhà máy Thuộc Da không còn nữa xong ở Hà Nội có một con phố cách phố Thụy Khuê không xa đó là phố Hàng Da, suốt một thời gian dài chính là nơi bán rất nhiều sản phẩm da giầy, có sự gắn kết với nhà máy Thuộc Da khi xưa. Phố Hàng Da dài khoảng 240 m đi từ chợ Hàng Da đến ngã tư Hàng Bông-Quán Sứ.

Nhưng thực tế, trên phố Hàng Da không có những cửa hàng làm và bán đồ da như ở Hàng Điếu hoặc Hà Trung, mà chỉ có mấy khách trú giàu có làm chủ những xưởng thuộc da ở ngoại thành; họ có những kho chứa hàng da tự thuộc hoặc buôn ở Nhà máy Thuộc da Thuỵ Khuê, hoặc da nhập khẩu. Những người mua da làm hàng phần lớn là thợ thủ công ở các phố khác. Năm 1937 chính quyền thành phố mới xây chợ để buôn bán đồ da, từ đấy chợ và phố đều mang tên Hàng Da.

Cuối thế kỷ 20, mặt hàng giả da xuất hiện tràn ngập trên phố này. Nhiều cửa hàng vừa kinh doanh, vừa sản xuất các mặt hàng giả da như túi xách, đệm ghế, đệm lót, vali… Một mặt hàng khác cũng rất được thịnh hành trên phố là sản phẩm chế từ lốp ô tô, có ngày thu mua đến 2000 chiếc lốp hỏng. Giờ đây, Nhà máy Thuộc da Thuỵ Khuê cũng đã biến thành khu cao ốc. Chợ Hàng Da đã được xây lại to hơn, mặt hàng phong phú và đa dạng, khách hàng tấp nập ra vào.

Quá trình đô thị hóa đã giúp cho diện mạo của Hà Nội có những sự biến đổi sâu sắc. Những cái cũ dần được thay đổi với cái mới hơn để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mặc dù nhà máy Thuộc Da chỉ còn trong ký ức của người Hà Nội xưa, song những giá trị về mặt vật chất mà nó để lại sẽ nhắc nhở chúng ta về một thời vàng son của ngành công nghiệp thuộc da là nền tảng cho sự phát triển của công nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu hiện nay.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //