Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ mất an toàn vì sử dụng điện thoại khi lái xe

Phóng viên - 25/04/2017 | 9:12 (GTM + 7)

VOVGT – Không chỉ nhắn tin, gọi điện nhiều người còn tranh thủ lướt Facebook, chụp ảnh tự sướng, livestream (quay trực tiếp) khi đang đi trên đường...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người vô tư sử dụng điện thoại trong khi lái xe - Ảnh Báo Thanh tra

Với sự bùng nổ của các thiết bị công nghệ, nhiều người đã quá lạm dụng việc sử dụng điện thoại thông minh, ngay cả khi tham gia giao thông. Không chỉ nhắn tin, gọi điện nhiều người còn tranh thủ lướt Facebook, chụp ảnh tự sướng, livestream (quay trực tiếp) khi đang trên đường...Việc sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại khi tham gia giao thông không chỉ khiến người điều khiển phương tiện bị xao nhãng, mất tập trung khi lái xe mà còn có nguy cơ gây mất an toàn cho bản thân họ và những người tham gia giao thông khác.

Vừa qua, không chỉ người dân Nga mà nhiều người trên thế giới cảm thấy vô cùng lo sợ sau khi xem clip về một cô gái trẻ người Nga tử vong thương tâm vì sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Trong clip, cô gái trẻ vừa lái xe ô tô trên đường, vừa sử dụng tính năng quay trực tiếp (livestream) để nói chuyện, chia sẻ với bạn bè của trên mạng xã hội Facebook.

Tuy nhiên, chỉ vì mất vài giây để nhìn vào màn hình điện thoại đặt gần lay lái, do không quan sát được phía trước, chiếc xe ô tô của nạn nhân đã đâm rất mạnh vào một xe khác trên đường và nạn nhân tử vong tại chỗ. Toàn bộ quá trình bị tai nạn đều được phát trực tiếp trên trang Facebook của nạn nhân với sự chứng kiến của nhiều bạn bè nhưng không ai có thể làm gì để giúp cô gái ấy được. Đây có thể được coi là ví dụ mới nhất và có hậu quả kinh khủng nhất về những nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông.

Tình trạng sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Pháp, số liệu thống kê cho thấy, cứ 10 ca tử vong do TNGT có 1 ca liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe.

Tại Việt Nam, hình ảnh người điều khiển xe máy một tay lái xe, một tay cầm điện thoại để nhắn tin, lướt web, nghe nhạc khá phổ biến. Hiện tượng lướt web, tự chụp ảnh, livestrem khi đang điều khiển ô tô cũng trở nên phổ biến. Bày tỏ về những nguy cơ mất an toàn từ việc sử dụng điện thoại trong quá trình tham gia giao thông, một số người dân cho biết ý kiến: “Bản thân tôi cũng gặp một vài trường hợp vừa sử dụng điện thoại vừa lái xe. Tôi thấy hành vi đó rất nguy hiểm không chỉ đối với bản thân họ, mà còn cho những người cùng tham gia giao thông. Khi đang tập trung vào điện thoại của mình, không để ý đến những người xung quanh, đôi khi xảy ra va chạm”. Một người khác chia sẻ: “Tôi thấy rằng hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô không phải là việc hiếm gặp nữa mà thường xuyên xảy ra. Việc vừa lái xe vừa nghe điện thoại thứ nhất là mình không nghe được tiếng còi xe của các phương tiện ở ngoài đường. Thứ hai là mình vừa lái xe vừa nghe điện thoại thì có thể lái một tay .. Điều này gây nguy hiểm đối với bản thân mình và những người xung quanh”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Các chuyên gia y tế khẳng định, việc sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa đến cả sự an toàn tính mạng của người tham gia giao thông. Bởi khi lái xe, tất cả các giác quan của người lái xe đều được huy động để đưa ra những phán đoán, quyết định chính xác, nhưng nếu sử dụng điện thoại, người tham gia giao thông sẽ bị giảm khả năng tập trung và khả năng quan sát dẫn đến khả năng phản xạ xử lý tình huống trên đường bị chậm, Ngoài ra, những thông tin từ các cuộc điện thoại gây ra những phản ứng cảm xúc bất thường cho người lái xe.

Bên cạnh đó, việc sử dụng điện thoại di động, đeo tai nghe cũng là nguyên nhân của các vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ. Số liệu thống kê của Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho thấy, số lượng các vụ tai nạn đường sắt do người đi bộ sang đường sử dụng điện thoại có xu hướng gia tăng trong hơn một năm trở lại đây.

Sử dụng điện thoại khi lái xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông

Ông Tạ Mạnh Thắng, Ban ATGT Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết: “Việc người tham gia gia giao thông sử dụng điện thoại khi đang lái xe một phần là do chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi này. Mặt khác, là do đa phần giới trẻ hiện nay bị phụ thuộc vào những tính năng trên mạng xã hội và của điện thoại thông minh – smartphone, nhưng đa phần, sử dụng điện thoại bắt nguồn từ “thói quen” của một số cá nhân”.

Ông Tạ Mạnh Thắng nói:

Chị Hải Yến, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ: “Bản thân tôi cũng có đôi lần, lúc đấy điện thoại rung, cứ rút ra nghe , chứ không nghĩ đến việc, xung quanh mình còn có những người khác đi bên cạnh như thế nào, chỉ tập trung vào câu chuyện của mình nên cũng mấy lần , chính bản thân tôi, không phải va chạm với người bên cạnh, mà không nhìn thấy vỉa hè, tự bản thân mình gây mất an toàn cho mình”.

Chị Hải Yến nói:

Việc sử dụng điện thoại khi lái xe máy có thể tự gây tai nạn cho bản thân người sử dụng, nhưng sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô, còn có thể gây nguy hiểm tới rất nhiều người cùng tham gia giao thông. Trong khi đó, hầu hết các trường hợp vi phạm đều lấy lí do “có việc gấp”, “vội”.

Chị Nguyễn Hồng Nhung, ở Thanh Xuân , Hà Nội cho biết: “Người mà biết lái xe là người cũng đã được học luật rồi, họ cũng biết thế là nguy hiểm khi tham gia giao thông, nhưng mà họ vi phạm có thể là do họ quá gấp gáp . Và khi họ gấp gáp như vậy họ sẽ không để ý đến việc họ có thể gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông”.

Chị Nguyễn Hồng Nhung cho biết

Trước tính chất nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe, một số quốc gia đã có quy định cấm sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử trên xe ô tô như Hàn Quốc, Singapore, một số bang của Mỹ và thậm chí cấm cả việc sử dụng điện thoại khi đi xe đạp tại Pháp. Một số quốc gia đưa ra những mức xử phạt cao đối với nhành vi này.

Anh Hoàng Văn Mạnh, một việt kiều Châu Âu cho biết: “Việc đang lái xe mà nghe điện thoại Cũng có quy định cấm và không được sử dụng giống như ở Việt Nam. Tuy nhiên người dân họ chấp hành tương đối tốt và mức phạt khi CSGT nhìn thấy một người nào đấy lái xe mà sử dụng điện thoại là mức 120 euro”.

Anh Hoàng Văn Mạnh nói

Theo Nghị định 46 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, từ ngày 1/1/2017, hành vi lái xe dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng. Mặc dù quy định về xử phạt hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe đã có nhưng công tác xử lí vi phạm đối với hành vi này trên cả phương tiện xe máy và ô tô cũng gặp khó khăn do lực lượng chức năng còn mỏng.

Luật sư Trương Anh Tú bày tỏ quan điểm về vấn đề này: “Về biện pháp chúng ta đã có Luật quy định. Tuy nhiên, các đồng chí CSGT khi mà tham gia giao thông không thể quan sát hết được những trường hợp này để xử phạt. Từ đó việc xử phạt cũng là vấn đề khó trong một biển người. Tuy nhiên khó thì chúng ta vẫn phải tăng cường xử phạt nghiêm minh để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông”.

Luật sư Trương Anh Tú chia sẻ:

Để hạn chế những vụ tai nạn giao thông có liên quan đến điện thoại, bên cạnh công tác tuyên truyền, về phía các cơ quan thực thi pháp luật, rất cần những biện pháp mạnh tay, xử lý nghiêm các trường hợp người tham gia giao thông nên sử dụng điện thoại. Đối với bản thân các lái xe, không nên nhắn tin, gọi điện lướt web khi đang lái xe, tránh tình trạng xao lãng, mất tập trung gây nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. Trong những trường hợp khẩn cấp, lái xe nên dừng đỗ xe tại nơi an toàn để gọi điện.

Đối với những người đi bộ, tuyệt đối không nghe/gọi điện thoại và chú ý quan sát khi băng ngang qua đường giao thông và đường sắt, tránh những va chạm không đáng có.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

// //