Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ mất an toàn từ bánh trung thu handmade, nhập ngoại

Phóng viên - 29/09/2017 | 2:30 (GTM + 7)

VOVGT- Người dân nên cảnh giác với những cơ sở không chuyên, không nên tin vào những quảng cáo về những thương hiệu vô danh hoặc những cá nhân làm bánh handmade

Nguyên liệu làm bánh trung thu được bày bán khắp nơi, giá thành rẻ, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cơn sốt tự làm bánh Trung thu tại Hà Nội nở rộ kéo theo thị trường nguyên liệu làm bánh trở nên tấp nập hơn. Tuy nhiên, những sản phẩm gắn mác handmade có đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi nguồn nguyên liệu làm bánh không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bày bán tràn lan trên thị trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Cùng với đó, thị trường năm nay cũng xuất hiện hàng loạt loại bánh trung thu nhập ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), con phố sầm uất chuyên bán rượu bánh, đồ khô nay đã trở thành địa chỉ được nhiều người tiêu dùng tìm đến để mua nguyên liệu làm bánh. Nhiều cửa hàng ở đây bán đầy đủ nguyên liệu làm bánh trung thu, từ bột làm bánh, các loại nhân, chất tạo màu, tạo mùi, đường làm bánh. Các loại bột làm bánh pha sẵn có giá dao động từ 40.000 – 70.000 đồng/kg, các loại nhân làm sẵn giá từ 50.000 – 90.000 đồng/kg (tùy từng vị), đường làm bánh giá 50.000 đồng/kg...

Đáng chú ý là những sản phẩm không nhãn mác được bày bán công khai tại các cửa hàng. Những loại bột làm bánh được ghi vài chữ viết bằng bút dạ như “bột bánh dẻo đặc biệt”, “bột bánh nướng đặc biệt” mà không hề có bất kì thông tin gì về nhà sản xuất, hạn sử dụng. Nước đường làm bánh được chủ cửa hàng chắt ra từ một can nhựa to không nhãn mác với giá 50.000 đồng/kg.

Từ bột làm bánh, nước đường làm bánh đến phẩm màu đều được bày bán mà không hề có thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng

Nắm bắt được xu hướng, nhiều cửa hàng tại chợ Đồng Xuân cũng bán các loại nguyên liệu làm bánh. Năm nay, các loại nguyên liệu rất đa dạng, khiến người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc làm bánh. Có rất nhiều loại nhân đóng gói sẵn như nhân đậu xanh, mè đen, trà xanh, mãng cầu, socola… có giá khoảng 40.000–70.000 đồng/kg, nhân thập cẩm đắt nhất có giá 180.000 đồng/kg. Ở đây cũng bày bán các loại khuôn, túi, hộp,... để người tiêu dùng hoàn thiện sản phẩm. Khi khách hàng hỏi về nguồn gốc, một chủ cửa hàng tại phố Hàng Buồm chỉ xuê xoa nói rằng, hàng chất lượng, người mua cứ yên tâm dùng: "Bột này dùng rất tiện vì đã sấy rồi mình chỉ việc trộn thôi. Người ta sấy hết người ta mới rang, hàng đảm bảo luôn".

Năm nay, ngoài các sản phẩm bánh Trung thu truyền thống, thị trường bánh Trung thu handmade còn rộ lên những sản phẩm với màu sắc bắt mắt, những hình thù độc đáo. Những chiếc bánh được khắc với họa tiết hoa nổi với đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng khiến nhiều người tiêu dùng thích thú. Những loại bánh handmade đều được người bán quảng cáo không chất phụ gia, không chất bảo quản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giá trung bình của loại bánh trung thu hoa nổi cũng cao hơn bánh trung thu truyền thống, dao động từ 50.000 – 80.000 đồng /chiếc trọng lượng 100g – 125g; bánh hình thú ngộ nghĩnh cho trẻ em giá 8.000 – 15.000 đồng/chiếc. Bên cạnh đó, nắm bắt được tâm lý sính ngoại, thích sự  mới lạ của người tiêu dùng, trên thị trường Hà Nội năm nay xuất hiện nhiều loại bánh trung thu ngoại.

Bánh trung thu Lava Hồng Kông có giá từ 950.000 đến 1,5 triệu đồng/ hộp

Các cửa hàng kinh doanh trên mạng xã hội đua nhau giới thiệu các loại bánh từ Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Singapore, Thái Lan…Một trong những loại bánh ngoại ưa chuộng nhất là bánh có xuất xứ từ Hồng Kông - nơi có nhiều hãng bánh trung thu nổi tiếng hơn 100 năm tuổi. Giá bánh mỗi nơi một khác, từ 950.000 - 1,5 triệu đồng/hộp.

Chị Nguyễn Hồng Hạnh, ở quận Hoàng Mai cho biết: “Bánh trung thu tự làm năm nay có rất nhiều mẫu mã đẹp, ăn lại không bị quá ngọt và ngấy như bánh trung thu mua ngoài hàng nên mấy năm nay tôi đều mua bánh handmade. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu làm bánh thì thực sự mình chỉ là người mua nên mình không thể biết được có đảm bảo vệ sinh hay không, nên tôi cũng phải tìm hiểu và mua ở những nơi quen biết. Còn về bánh trung thu ngoại thì tôi thấy không hợp khẩu vị cho lắm. Tôi băn khoăn nhất là hạn sử dụng, trong khi bánh trong nước chỉ trong vòng khoảng 1 tháng thì bánh ngoại ghi hạn sử dụng tới 4 tháng”.

Theo các chuyên gia về thực phẩm, các loại bánh ngoại được bán ở Việt Nam quảng cáo có nhiều tác dụng như: giúp giảm cân, làm đẹp, tốt cho tim mạch và huyết áp, trẻ hóa làn da, bổ sung vitamin E, không bị tiểu đường... Tuy nhiên, hầu hết các loại bánh này đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ nên khó kiểm soát chất lượng, tỷ lệ hàng giả rất cao.

Những chiếc bánh handmade với màu sắc bắt mắt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu sử dụng chất tạo màu, tạo mùi không được cơ quan chức năng cho phép hoặc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng. Một số chất màu có nguy cơ gây dị ứng ở người, gây ung thư tuyến giáp, hen suyễn, viêm mũi, chứng hiếu động thái quá ở trẻ em.

Những chiếc bánh trung thu handmade với màu sắc bắt mắt, mẫu mã lạ thu hút nhiều khách hàng

Mỗi loại nguyên liệu làm nhân bánh đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, ký sinh trùng, nấm men, tả lỵ, tụ cầu, thương hàn hoặc có thể bị ô nhiễm hóa chất độc hại như chất tăng trọng, kháng sinh cấm, những hóa chất độc hại do sản phẩm biến đổi chất lượng do bảo quản không đúng yêu cầu, sản phẩm quá hạn sử dụng. Nhiều người bán bánh trung thu handmade sử dụng đường hóa học hoặc các loại nước đường không rõ nguồn gốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, hại thận và đường ruột.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến cáo: "Bánh trung thu mà mang đi xa rất dễ bị hỏng nên người ta thường cho chất bảo quản vào, nhưng không phải là cứ có nhãn mác là không có chất bảo quản, thậm chí chất bảo quản có thể vượt quá mức cho phép. Các cơ quan chức năng nên tổ chức lấy xác suất một số mẫu bột làm bánh trên thị trường để xem có gây mất an toàn thực phẩm hay không, nếu không an toàn phải cấm lưu hành. Để đảm bảo sức khỏe cho mình, nếu người tiêu dùng mua về mà thấy có dấu hiệu hư hỏng thì không được dùng, kể cả bánh chính hãng".

Bánh trung thu handmade truyền thống ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng đó là điều đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở uy tín, người tiêu dùng nên cảnh giác với những cơ sở không chuyên, không nên tin vào những quảng cáo về những thương hiệu vô danh hoặc những cá nhân làm bánh handmade chỉ vì chạy theo xu hướng. Các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, không nên vì ham giá rẻ, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn mà mua những sản phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đối với các loại bánh trung thu nhập ngoại nếu không có nhãn phụ bằng tiếng Việt được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //