Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ TNGT đường thủy do vớt củi, gỗ mùa mưa lũ

Phóng viên - 12/09/2017 | 6:38 (GTM + 7)

VOVGT - Bất chấp mưa lớn và nước lũ chảy xiết, hàng trăm người dân các tỉnh miền núi ven sông, suối vẫn chèo thuyền ra giữa dòng để vớt củi, gỗ...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân vẫn liều mình lao vào nước lũ vớt củi - Ảnh minh họa

Do ảnh hưởng của mưa bão, trong thời gian qua, các tỉnh miền núi phía Bắc liên tục có mưa to kéo dài, khiến mực nước các sông, suối dâng cao. Đặc biệt, nước các sông suối đổ về kéo theo nhiều củi, gỗ từ thượng nguồn trôi dạt theo dòng. Tuy nhiên, bất chấp mưa lớn và nước lũ chảy xiết, hàng trăm người dân các tỉnh miền núi ven sông, suối vẫn đứng dọc hai bên bờ hoặc chèo thuyền ra giữa dòng để vớt củi, gỗ mà không có bất cứ một vật dụng cứu sinh nào. Tình hình này được ghi nhận tại một số địa bàn các tỉnh phía Bắc như: Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ.

Là người chứng kiến hoạt động này của nhiều người dân xung quanh, anh Nguyễn Đại Dương ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết, việc làm này kéo theo rất nhiều mối nguy hiểm rình rập.

Anh Dương nhấn mạnh: “Lũ càng to, nước chảy càng mạnh. Củi thì người dân phải bơi ra lấy. Hoạt động này rất khó khăn và nguy hiểm. Người dân khả năng vớt củi về để buôn bán, bán gỗ hoặc để đun nấu…”

Anh Nguyễn Đại Dương nói:

Phóng viên Kênh VOV Giao thông quốc gia đã phỏng vấn nhiều thuyền trưởng tham gia hoạt động vận tải thủy về thực tế này. Các ý kiến đồng tình cho rằng, thực tế người dân ven sông bất chấp nguy hiểm chèo thuyền nhỏ ra giữa dòng để vớt củi gỗ là phổ biến. Đây là mối nguy hiểm rất lớn cho các thuyền vận tải cỡ lớn, khi các thuyền này rất khó để tránh nếu đang di chuyển xuôi dòng mà gặp phải những chướng ngại vật như vậy.

Một số ý kiến nhấn mạnh: “Tôi chạy ở trên Đoan Hùng xuôi đến Bãi Bằng thấy mấy con thuyền nan ra vớt củi. Tàu đang xuôi với tốc độ cao nên rất khó xử trí bởi sông hẹp. Nhiều người ham vớt củi và không hiểu về an toàn giao thông nên rất nguy hiểm”. Một người khác cho biết: “Nhiều người vớt được củi thấy lợi nhuận nên bất chấp nguy hiểm mà coi thường tính mạng của chính bản thân mình”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Trong khi đó, lý giải về hành động này của mình, người dân ven sông cho rằng, họ mong muốn vớt được chừng nào hay chừng ấy bởi củi trên sông bây giờ cũng rất ít.

Bà Nguyễn Thị Năm, ở Đoan Hùng, Phú Thọ cho biết: “Nước cạn, củi dạt vào trong bờ. Người ta cũng vớt ngay bờ chứ không bơi ra ngoài nên cũng không sợ. Sông bây giờ cũng chẳng có củi, toàn rác, chẳng đáng gì đâu”.

Bà Nguyễn Thị Năm nói:

Thực tế, nhiều vụ tai nạn đường thủy thương tâm đã xảy ra trên cả nước trong thời gian qua xuất phát từ việc người dân liều lĩnh vớt củi trong mùa lũ, cướp đi tính mạng và gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Điển hình như sáng 10/7 mới đây, thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi khi đi vớt củivào chiều 9/7 ở huyện Tân Uyên, Lai Châu đã được tìm thấy. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, nạn nhân là anh Lò Văn Sinh (SN 1980, trú địa phương).

Ảnh minh họa

Trước đó, khi thấy nhiều củi trôi trên suối Nậm Chăng (chảy qua trung tâm thị trấn Tân Uyên), anh Sinh đã xuống để vớt và bị trượt chân ngã khi đang cố đưa một khúc gỗ từ giữa lòng suối vào bờ. Do nước chảy xiết, dòng chảy lớn nên nạn nhân bị chìm nhanh và mất dấu vết. Bằng nhiều nỗ lực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Uyên mới tìm thấy thi thể nạn nhân cách nơi gặp nạn khoảng 3km. Cơ quan chức năng địa phương cho biết, sự chủ quan của người dân là nguyên nhân chính dẫn đến những cái chết đau lòng, thương tâm như vậy khi mưa lũ xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Phương, thuyền trưởng tàu vận tải 250 tấn ở Hậu Lộc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, người đã có hơn 10 năm mưu sinh trên sông nước cho biết, bản thân bà từng biết đến nhiều vụ việc đau lòng như vậy.

Bà Phương dẫn chứng: “Đoạn Bãi Bằng, Phú Thọ rất nhiều người dân đi thuyền nhỏ như thuyền nan ra vớt củi, rất nguy hiểm. Nghe kể có hai trường hợp, hai người vớt củi bị mất tích, chết đuối vì tai nạn đường thủy”.

Bà Nguyễn Thị Phương nói:

Trước tình hình này, nhiều ý kiến cho rằng, chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được mức độ nguy hiểm của nước lũ; đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn không cho người dân vớt củi tại các khu vực nguy hiểm, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Bà Lê Tường Vy, chuyên gia giáo dục cộng đồng nhấn mạnh: “Trong các kênh truyền thông về mùa lũ lụt luôn có hình ảnh như vậy nhưng chưa có sự cảnh báo, chưa có con số cụ thể đã có bao nhiêu người bị thiệt mạng. Chính quyền địa phương có lẽ nên đưa vào công tác của mỗi địa phương, nên có công văn, điện khẩn lưu ý. Bên cạnh đó, báo cáo về thiệt hại mưa bão thì số người chết do vớt củi là bao nhiêu. Mọi người chưa có bức tranh toàn cảnh nên chưa cảnh giác, cảnh báo cho gia đình, bà con, hàng xóm của mình”.

Bà Lê Tường Vy nói:

Theo báo cáo của Cục Đường thủy nội địa VN, hiện nay, việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đang gặp nhiều khó khăn bởi địa hình phức tạp, các tuyến giao thông hầu hết dựa vào điều kiện luồng lạch tự nhiên. Đặc biệt, trong mùa mưa lũ hiện nay, hành lang đường thủy này đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khi mực nước sông liên tục dâng cao và lưu tốc dòng chảy lớn.

Do đó, cộng với những yếu tố bất lợi của diễn biến thời tiết, bà Trịnh Thu Phương, Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung Ương cũng lưu ý: “Người dân không được chủ quan, không nên liều mình vớt củi, đánh bắt cá trên sông khi nước lũ dâng cao vì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người dân cần theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết, các tinh cảnh báo lũ trên các phương tiện truyền thông như đài phát thanh, truyền hình, thông tấn báo chí”.

Bà Trịnh Thu Phương nói:

Như vậy, mùa lũ là thời điểm nhiều người dân ở các tỉnh ven sông liều mình vớt củi, gỗ trôi sông để đun nấu hoặc gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, việc làm này thực sự tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn đối với an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Vì vậy, các cơ quan chức năng; lãnh đạo các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi cần dành sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này, nhằm tuyên truyền, vận động sâu rộng đến đông đảo người dân, hạn chế đến mức thấp nhất những tai nạn đường thủy có thể xảy ra trong mùa mưa lũ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //