Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nguy cơ TNGT do lái xe thiếu ý thức khi dừng đỗ phương tiện

Phóng viên - 11/09/2017 | 17:28 (GTM + 7)

VOVGT – Việc dừng đỗ phương tiện để sửa chữa mà không có cảnh báo hoặc cảnh báo sơ sài có thể gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Trong quá trình lưu thông trên đường, việc các phương tiện bị hỏng buộc phải đỗ để chờ sửa chữa là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là các loại xe ôtô tải, xe tải hạng nặng, xe rơmóc, đầu kéo. Tuy nhiên việc dừng đỗ phương tiện trên đường để sửa chữa mà người điều khiển phương tiện không có cảnh báo hoặc cảnh báo sơ sài sẽ khiến phương tiện tham gia giao thông khác đâm vào gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Một vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra vào ngày 29/8 vừa qua, trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đoạn qua địa phận huyện Bến Lức, Long An giữa một xe khách 45 chỗ chở hàng chục công nhân với một xe khách 16 chỗ. Hậu quả vụ tai nạn khiến 2 người tử vong và 5 người khác bị thương. Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn này được xác định là do ô tô 16 chỗ bị nổ lốp trước và tài xế đã không tìm cách đưa xe vào làn đường dừng khẩn cấp mà đỗ xe sát dải phân cách trên đường để thay lốp.

Để ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông tương tự, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia sau đó đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các đơn vị quản lý các tuyến đường cao tốc phối hợp với lực lượng CSGT tăng cường tuần tra, kiểm soát, giám sát tình hình hoạt động giao thông trên tuyến, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố, cảnh báo tới các phương tiện lưu thông về nguy cơ xảy ra tai nạn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự, ATGT, hướng dẫn người lái xe chấp hành nghiêm các quy tắc giao thông trên đường cao tốc để phòng ngừa TNGT.

Vụ tai nạn vừa nêu cho thấy, bên cạnh nguyên nhân từ sự cố phương tiện thì ý thức kém của người lái xe là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT. Đáng báo động hiện nay là tình trạng xe ô tô gặp sự cố phải dừng đỗ ven đường để sửa chữa mà không có cảnh báo hoặc cảnh báo không đảm bảo an toàn theo qui định. Thực tế cho thấy, việc đặt cảnh báo bằng cành cây, gạch đá hay vật dụng ở phía trước hoặc sau xe ôtô chủ yếu là cho có hoặc để đối phó. Vì thường lái xe sử dụng các cành cây và đặt khoảng cách quá gần với phương tiện. Hơn nữa, việc đặt các vật phía trước, phía sau xe ôtô mà không có phản quang với khoảng cách quá gần lại ở khu vực không có ánh đèn, đường hẹp thì hầu như không phát huy được tác đụng cảnh báo đối với người điều khiển phương tiện khác.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, Nguyên cán bộ Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội phân tích, việc phương tiện trong quá trình tham gia giao thông với quãng đường dài, vận chuyển hàng hóa nặng khiến phương tiện hỏng hóc là điều không tránh khỏi. Điều đáng nói là, khi dừng lại để sửa chữa có những xe chiếm một phần lòng đường nên gây ảnh hưởng lớn tới việc lưu thông của các phương tiện khác. Trong khi đó các lái xe chỉ sử dụng các hình thức cảnh báo thô sơ bằng các cành cây hoặc gạch đá thì nguy cơ khiến phương tiện khác đâm vào là rất cao. Đặc biệt nguy hiểm là khi trời tối, kiểu cảnh báo có cũng như không này là một trong những nguyên trực tiếp gây ra TNGT.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ cho biết: "Luật Giao thông đường bộ đã quy định khi phương tiện khi muốn dừng đỗ phải có cảnh báo để các phương tiện khác biết, vì thế những phương tiện không may gặp sự cố giao thông phải đưa vào vị trí an toàn, đồng thời đặt cảnh báo phía trước và phía sau phương tiện để các phương tiện khác biết, tránh TNGT xảy ra. Nếu người điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định của pháp luật trong vấn đề này dẫn tới tai nạn thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm".

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ nói:

Thực tế hiện nay là hầu hết các trường hợp xe ô tô dừng đỗ dọc đường để sửa chữa đều chỉ sử dụng những cảnh báo không đạt yêu cầu, hết sức đơn giản. Trong khi đó theo qui định phải sử dụng các biển báo phản quang để các phương tiện khác lưu thông trên đường dễ dàng phát hiện từ xa và chủ động xử lý tình huống. Đáng lưu tâm là vào thời điểm ban đêm, nhiều lái xe chủ quan, chạy với tốc độ cao, trong khi đó phía trước có xe đỗ dừng bên đường không có biển cảnh báo, khi đến gần mới phát hiện đã không kịp xử lý nên dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Anh Trần Mạnh Công, một người tham gia giao thông ở Hà Nội bày tỏ ý kiến: "Đi trên đường chạy với tốc độ lớn mà gặp những ô tô dừng đỗ bất ngờ khiến tôi rất khó chịu. Hôm trước tôi đã gặp một xe tải bị hỏng lốp ở trên cầu Thanh Trì và cũng không có biển cảnh báo gì cả. Điều này khiến không chỉ riêng tôi mà tất cả các phương tiện tham gia trên đường khác đều cảm thấy khó khăn khi đi trên đường. Thực ra cũng không thiếu gì cách mà để họ có thể cánh báo cho người khác biết. Tôi thấy do ý thức của mỗi người là chính thôi".

Anh Trần Mạnh Công nói:

Để phòng ngừa những vụ tai nạn liên quan đến xe đỗ dừng không có biển cảnh báo nguy hiểm có thể xảy ra, lực lượng chức năng khuyến cáo tất cả các lái xe khi tham gia giao thông trên đường phải tuân thủ các qui định của luật an toàn giao thông đường bộ. Khi đỗ, dừng phải lưu ý đỗ nơi đường rộng, tầm nhìn thoáng, đỗ sát nơi có lề đất rộng. Trường hợp bất khả kháng phải đặt ngay cảnh báo nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết. Đặc biệt lái xe khi lưu thông trên đường, nhất là vào ban đêm nên lưu ý về tốc độ, chú ý chuyển đèn chiếu sáng xa, gần để các phương tiện ngược chiều không bị chói, dễ quan sát và kịp thời phát hiện chướng ngại vật phía trước .

Cụ thể hơn, cần tuân thủ những quy định về việc cảnh báo của phương tiện khi bị hỏng ở khu vực đường hẹp, không có ánh điện thì bắt buộc lái xe phải đặt các thiết bị cảnh báo mềm, có phát quang, đặt biển báo có phát quang; các vật cảnh báo phải đặt phía trước và phía sau xe ôtô một khoảng cách đủ lớn khoảng 50 – 70m để người điều khiển phương tiện khác khi phát hiện được thiết bị cảnh báo mềm có đủ thời gian và khoảng cách để xử lý được tình huống. Khi không may gặp sự cố, người điều khiển phương tiện cần chủ động nhanh chóng khắc phục sự cố hoặc sớm tìm sự hỗ trợ nếu cần thiết để tránh việc dừng đỗ quá lâu trên đường.

Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy, cần đặt biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe - Ảnh minh họa

Ông Bùi Xuân Duyên, Giám đốc Cứu hộ 116, Hà Nội nêu khuyến cáo: "Trong trường hợp phương tiện gặp sự cố hoặc hỏng máy thì người điều khiển xe nên bình tĩnh kiểm tra và đưa xe gọn vào bên đường, đảm bảo lưu thông cho các phương tiện khác. Sau đó, trường hợp cần sự hỗ trợ từ cứu hộ thì người điều khiển phương tiện lưu ý thông báo đúng địa điểm để đội cứu hộ kịp thời có mặt".

Ông Bùi Xuân Duyên nói:

Riêng đối với việc lưu thông trên cao tốc, các phương tiện chạy với tốc độ nhanh và khoảng thời gian để nhận biết, xử lý tình huống chậm hơn nhiều so với các loại đường khác. Do vậy, để dừng xe khẩn cấp trên đường, người điều khiển phương tiện cần báo hiệu bằng đèn xi-nhan cho các xe khác và tìm cách đưa xe ra khỏi tuyến đường đang chạy để tìm vị trí dừng đỗ đảm bảo an toàn. Các đơn vị vận hành đường cao tốc cũng khuyến cao không nên tự sửa chữa, thay lốp xe trên đường cao tốc vì lý do an toàn mà dùng xe kéo chuyên dụng để đưa xe gặp sự cố ra khỏi đường cao tốc rồi mới sửa chữa. Số điện thoại của lực lượng cứu hộ khẩn cấp đã được niêm yết tại các nút giao của đường cao tốc.

Những vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra thời gian gần đây cho thấy, chỉ cần một sai sót nhỏ, một sự chủ quan của người điều khiển phương tiện cũng đủ để gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Chính vì thế, sự cẩn trọng của người tài xế và ý thức cảnh báo để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác là điều tối quan trọng nếu không may phương tiện gặp sự cố khi lưu thông.

Phóng viên kênh VOV Giao thông đã ghi nhận một số ý kiến về vấn đề này: "Chúng tôi thấy rằng dù với điều kiện như thế nào đi chăng nữa, các phương tiện tham gia giao thông khi bắt buộc phải dừng lại thì nên có cảnh báo. Ban ngày, ví dụ dùng cành cây hoặc vật khác màu để phương tiện đi sau biết để tránh. Ban đêm thì phải nên cảnh báo bằng đèn, nếu không có thì phải có vật gì khác để cảnh báo, chứ không được để như hiện nay sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước cho mọi người”. Một ý kiến khác chia sẻ: "Là một người lái xe, tôi nghĩ cần chú trọng những kĩ năng dừng đỗ xe trên đường sao cho an toàn. Bản thân tôi luôn chuẩn bị những vật dụng cần thiết khi dừng đỗ xe khẩn cấp có thể sử dụng. Trước khi dừng thì mình phải bật đèn xi nhan cảnh báo nguy hiểm, sau đó chuẩn bị cái biển báo, hoặc cảnh báo bằng lốp dự phòng hoặc vật gì đấy đặt cách xa để xe sau phát hiện ra để tránh".

Nghe các ý kiến tại đây:

Việc phương tiện hỏng hóc, gặp sự cố trên đường giao thông không chỉ gây ra phiền toái cho chủ xe, lái xe còn là nguy cơ trực tiếp dẫn đến TNGT. Tuy nhiên trước tình trạng lâu nay người điều khiển phương tiện vẫn thờ ơ với việc đặt biện pháp cảnh báo khi dừng đỗ phương tiện trên đường cho thấy, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Luật Giao thông đường bộ, trong đó có quy định về cảnh báo nguy hiểm trong trường hợp phương tiện gặp sự cố trên đường cũng như nguy cơ mất an toàn giao thông với các phương tiện dừng đỗ không đảm bảo an toàn. Đồng thời tăng cường thực hiện kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện đang lưu hành để kéo giảm trường hợp phương tiện gặp sự cố. Hy vọng với sự vào cuộc của lực lượng chức năng cũng như ý thức của người điều khiển phương tiện được nâng lên, các vụ tai nạn giao thông liên quan đến việc xe ôtô bị hỏng đang đỗ, dừng trên đường sẽ được hạn chế, đóng góp vào việc kéo giảm và đẩy lùi tai nạn giao thông đường bộ.

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.

// //