Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Người Việt và những thói quen xấu khi sử dụng còi

Phóng viên - 28/09/2017 | 6:44 (GTM + 7)

VOVGT - Người ta bấm còi bất cứ khi nào có thể: bấm còi khi muốn giục người đằng trước đi nhanh, bấm còi khi muốn vượt, bấm còi khi muốn rẽ...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời điểm ùn tắc luôn là lúc người đi đường lạm dụng còi xe

Hiện nay ô nhiễm tiếng ồn đang là vấn đề báo động ở Việt Nam gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe con người. Tiếng ồn giao thông là một trong những nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chính tại các đô thị Việt Nam. Trong đó, phải kể đến thói quen sử dụng còi xe bừa bãi khi tham gia giao thông.

Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế tại 12 đường và nút giao thông chính tại Hà Nội, tiếng ồn giao thông tại thủ đô hiện đang vượt mức cho phép. Tính trung bình, tiếng ồn vào ban ngày là 77,8 đến 78,1 dBA, vượt 10% so với tiêu chuẩn và tiếng ồn vào ban đêm từ 65,3-75,7 dBA, vượt tiêu chuẩn từ 15-20%. Một trong những tác nhân gây nên tiếng ồn giao thông là thói quen thường xuyên sử dụng còi xe khi tham gia giao thông.

Vào giờ cao điểm, tại các tuyến đường trong đô thị, hay tại các nút giao cắt luôn tràn ngập tiếng còi. Người ta bấm còi bất cứ khi nào có thể: bấm còi khi muốn giục giã người đằng trước đi nhanh, bấm còi khi muốn vượt, bấm còi khi muốn rẽ và bấm còi ngay cả khi đang đèn đỏ, hoặc đang tắc đường. Nhiều người tham gia giao thông cảm thấy mệt mỏi và ức chế khi vừa phải chịu đựng cảnh tắc đường, vừa phải chịu đựng những tiếng còi xe. Một số người tham gia giao thông phản ánh về tình trạng này:

"Em thấy khi giờ cao điểm ở ngoài đường rất là đôn. Mọi người đi ai cũng có việc gì đó rất là vôi nên bóp còi ầm ĩ, bóp còi để xin vượt trong khi ở đằng trước rất là tắc, người ta cũng không thể đi được."

"Ở những nút tắc thứ nhất là còi xe, thứ hai là khói xe, rất độc hại. Ở Hà Nội mình thường xuyên tắc vào giờ cao điểm. Giờ đấy rất khổ và khó chịu. Ở khu vực trường học và bệnh viện chắc chắn nên cắm biển cấm sử dụng còi xe."

"Tôi thấy, khi tham gia giao thông ở Việt Nam, người dân sử dụng còi nhiều, đấy là một hình thức chen chúc nên giao thông hay bị ùn tắc. # Khi mà tham gia giao thông có nhiều tiếng còi thì cái thứ nhất là gây ra một cái tiếng ồn không cần thiết cho những người đi đường và cái thứ hai là thể hiện văn hóa giao thông không được hay."

"Nếu như bạn là người nước ngoài hoặc là bạn ở nước ngoài về Việt Nam bạn rất choáng váng về tình trạng còi xe ở Việt Nam. Khi bạn ra phố bạn sẽ thấy đủ các loại còi xe khác nhau, từ các loại còi ô tô cho đến xe máy, ngay cả những loại còi xe đặc chủng dành cho cảnh sát hoặc dành cho xe được ưu tiên. Tình trạng sử dụng còi xe khá là phổ biến. Ở Việt Nam người ta dùng còi xe một cách vô tội vạ, làm cho đường phố hỗn lọan và làm cho tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm còi xe ở Việt Nam xếp vào loại số 1."

Theo thiết kế, mỗi một phương tiện giao thông đều được trang bị bộ phận còi xe nhằm hỗ trợ cho việc cảnh báo người đi đường trong những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, nhiều người tham gia giao thông tại Việt Nam hiện đang “lạm dụng” còi xe mà không nghĩ tới những ảnh hưởng, tác động của nó đối với sức khỏe, tâm lý của những người xung quanh. Không chỉ sử dụng còi xe ở những khu vực giao thông đông đúc, nhiều lái xe còn “vô tư” sử dụng còi xe ở những khu vực trường học, bệnh viện hay sử dụng còi xe vào buổi trưa và ban đêm. Một vài người dân cho biết ý kiến:

"Việc sử dụng còi xe cũng như những người tham gia giao thông cũng có ý thức. Tuy nhiên vẫn có 1 số người thiếu ý thức, chẳng hạn những giờ trưa hoặc đang đông người vẫn sử dụng còi, ảnh hưởng chung đến hoạt động của mọi người."

"Mình đi ban đêm thì mình thấy như thế này, chắc chỉ có 60% anh em chấp hành luật giao thông đầy đủ, chuẩn. Nhưng có những người đi ngược chiều mới lắp đèn xe siêu sáng cố bật giương lên nhưng đi qua rồi vẫn còi xe inh ỏi."

Ảnh minh họa

Không chỉ sử dụng còi xe bừa bãi, không đúng thời điểm, nhiều người tham gia giao thông còn cảm thấy vô cùng ám ảnh bởi những tiếng còi xe của các phương tiện trọng tải lớn như xe ben, xe khách…Một số lái xe đã tự lắp đặt thêm những còi xe có âm thanh độc, lạ hoặc còi hơi, còi hú và coi việc sử dụng còi xe như là phương tiện để khẳng định bản thân…Thực tế cho thấy, việc sử dụng còi xe có âm lượng lớn thường khiến người tham gia giao thông bị giật mình, nhiều trường hợp tử vong chỉ vì tiếng còi oan nghiệt. Chắc hẳn, nhiều người chưa quên vụ tai nạn xảy ra vào tháng 10 năm 2014 khi người chồng chở thai phụ đến bệnh viện ở Tp.Long Xuyên tỉnh An Giang để sinh em bé. Chiếc xe bồn trôn bê tông nhấn còi inh ỏi muốn vượt đã khiến người điều khiển xe máy giật mình, loạng choạng tay lái dẫn đến ngã xe. Hậu quả người vợ bị cán tử vong, thai nhi văng ra khỏi bụng mẹ đứt lìa chân phải, người chồng cũng phải cắt nửa chân phải. Chia sẻ về những ẩn họa của việc sử dụng còi xe không đúng thời điểm, bạn Nguyễn Thị Lan Phương ở Cầu Giấy cho biết:

"Bản thân em đi ở ngoài đường đại lộ, đường cao tốc rất là nhiều, em đi xe máy nhưng nhiều khi có xe tải, container, ô tô hoặc xe khách xe buýt, bóp còi vô ý thức, nhiều khi em hay bị giật mình. Về tâm lý rất nguy hiểm vì nhiều khi giật mình họ có thể kít phanh vội, rất dễ gây ra xòe xe hoặc ngã xe."

Lý giải về những thói quen xấu của người tham gia giao thông của người Việt Nam, TS Khuất Thu Hồng- Viện trưởng Viện nghiên cứu xã hội cho biết, việc sử dụng còi xe thiếu kiểm soát cũng phản ánh phần nào những bức xúc của người dân trước những bất cập về cơ sở hạ tầng, phân luồng giao thông. Mặt khác, nó cũng phản ánh thói quen thiếu nhường nhịn, nhẫn nại của người tham gia giao thông. TS Khuất Thu Hồng cho biết:

"Mình cũng có thể hiểu được vì sao nhiều người sốt ruột vì giao thông ở Việt Nam thực sự hỗn loạn, người ta không nhường đường cho nhau, tạt mũi xe vô tôi vạ, cho nên cái việc bấm còi cũng phản ánh phần nào tâm trạng bức xúc trước việc người tham gia giao thông không tuân thủ luật giao thông và cũng không tuân thủ văn hóa ứng xử tối thiểu nhất là người đi trước đi trước và người đi sau đi sau. Tôi nghĩ là cái đấy nó liên quan đến văn hóa giao thông, liên quan đến cái ứng xử, cái việc là chúng ta thiếu sự nhẫn nại."

Bên cạnh đó, một bộ phận người tham gia giao thông chưa hiểu được những tác hại của việc sử dụng còi xe bừa bãi đến với thính giác và sức khỏe của bản thân người lái xe và những người cùng tham gia giao thông nên vẫn có hành vi sử dụng còi xe thiếu kiểm soát. Phó giáo sư Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường phân tích, tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau khói bụi. Tiếng ồn tác động trực tiếp tới con người và có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến cơ quan thính giác như: ù tai, giảm sức nghe. Bên cạnh đó, ô nhiễm tiếng ồn còn gây rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức ở trẻ em…

Các nhà khoa học đã chứng minh, nếu thường xuyên tiếp xúc với độ ồn trên 75dB trong một thời gian dài sẽ khiến con người hay cáu bẳn, khó chịu và gây gổ. Về lâu dài, nếu thường xuyên phải sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, rất dễ làm cho con người bị đãng trí, ít có phản xạ với âm thanh xung quanh.

Trước những tác hại, ảnh hưởng lâu dài của tiếng ồn nói chung và còi xe nói riêng, người tham gia giao thông cần từ bỏ thói quen bấm còi bừa bãi, tránh gây tâm lý khó chịu, ức chế cho những người tham gia giao thông và hạn chế những vụ va chạm, tai nạn không đáng có. Bên cạnh đó, giảm sử dụng còi xe trong đô thị còn giúp nâng cao chất lượng đời sống của người dân

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

// //