Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ngày tết của đồng bào vùng cao Bắc Kạn

Phóng viên - 26/12/2018 | 13:54 (GTM + 7)

VOVGT - Tại Bắc Kạn, vào dịp Tết Nguyên đán, điều đặc sắc là mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh lại đón tết với những phong tục tập quán riêng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: (bài giới thiệu đăng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn)

Tết Nguyên đán là ngày tết lớn nhất trong năm của người dân trên mọi miền tổ quốc Việt Nam. Tại Bắc Kạn dịp này, điều đặc sắc là mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh lại đón tết với những phong tục tập quán riêng. 

Bánh chưng dài mang đặc trưng hương vị ngày tết của người dân tộc Tày ở vùng cao Bắc Kạn

Dân tộc Tày chiếm số lượng đông nhất trong các dân tộc của tỉnh Bắc Kạn, chiếm 54% dân số. Vào ngày 27, 28 tháng chạp âm lịch, các gia đình dân tộc Tày đã nhộn nhịp thịt lợn, gói bánh chưng. Những con lợn to nhất được chọn thịt trong ngày tết. Thịt lợn được chế biến thành nhiều món ăn đặc trưng của người Tày, như thịt lam, thịt treo gác bếp, lạp sườn, thịt ướp muối gừng… và một phần để gói bánh chưng. Người Tày không gói bánh chưng vuông như người Kinh mà gói bánh chưng dài. Những tàu lá dong xanh mướt được chọn lựa kỹ càng, gạo nếp phải là nếp hái được chọn từng bông ngoài ruộng, cùng thịt lợn béo, đỗ xanh, lạt giang.

Công việc chuẩn bị tết chủ yếu do các chị, các mẹ đảm nhiệm. Bàn thờ là nơi được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất. Ngoài việc dọn dẹp, người dân tộc Tày còn trải một tờ giấy đỏ ở bàn thờ với hy vọng một năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu. Bốn chân bàn thờ được buộc bốn cây mía, với quan niệm đó là cái gậy để tổ tiên chống về nhà ăn tết cùng gia đình.

Sáng mùng một, người dân tộc Tày kiêng có người không mời mà vào, vì thế, họ chọn mời người xông nhà là người có đạo đức trong bản, người làm ăn siêng năng, kỵ nhất là người có tang. Đối với những nhà có tang, người nhà không đi chơi trong ngày mùng một.

Vào khoảng ngày mùng 4, mùng 5, người Tày tổ chức hội lồng tồng (xuống đồng). Những chàng trai cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm đặc trưng cùng nhau đi chơi hội. Trong ngày này, các trò chơi được tổ chức phổ biến gồm: Hái hoa dân chủ; ném còn; kéo co; thi hát các câu Sli, câu lượn về Bác Hồ, về mùa xuân, ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước…

Người Nùng chiếm 9% dân số của tỉnh Bắc Kạn. Vì sống xen kẽ với người Tày nên phong tục tập quán ngày tết của hai dân tộc khá gần gũi. Tuy nhiên, tập quán ăn tết của người Nùng vẫn có những nét đặc trưng riêng.

Bánh khảo, Khẩu thuy của người Nùng

Một món ăn không thể thiếu được trong bữa cơm tất niên của người Nùng đó là thịt vịt. Vịt được nuôi béo từ khoảng vài tháng trước đó chỉ chờ đến ngày tất niên. Người Nùng quan niệm, ăn vịt trong bữa cơm tất niên là để trôi đi mọi thứ không may mắn trong năm cũ, và phải ăn hết trong bữa tất niên, không để thừa sang năm mới.

Trong mâm cỗ cúng tổ tiên đêm 30 cũng như trong bữa cơm tết phải có gà trống thiến. Con gà này được nuôi từ tháng giêng đầu năm, chỉ cho ăn thóc và ngô. Vào ngày mùng một, con rể phải đi biếu bố mẹ vợ một con gà trống thiến.

Trong phút giao thừa, người Nùng dán giấy đỏ vào các vật dụng từ cuốc, cày đến chuồng gà, chuồng lợn, chuồng trâu … Người Nùng quan niệm, các đồ dùng, vật dụng năm qua đã giúp họ thu được nhiều thóc lúa nên trong ngày này, dán giấy đỏ là để cảm ơn và mời các vật dụng cùng ăn tết, cũng như khi ta thắp hương mời tổ tiên về ăn tết.

Ngoài ra, khẩu thuy, bánh khảo (pẻng cao), bánh trời (pẻng phạ), bỏng (khẩu phéc) là những món ăn không thể thiếu khi mời khách trong ngày tết.

Trong khi đó, người dân tộc Mông và dân tộc Dao có phong tục tập quán ngày Tết khá gần gũi. Từ những ngày 26, 25 tháng chạp âm lịch, họ đã bắt đầu nghỉ ngơi, chuẩn bị đón xuân. Trong những ngày này, họ phong (niêm phong) tất cả các công cụ sản xuất lại, cái cày, cái cuốc được cất gọn trong kho.

Trong ngày Tết, các món ăn không thể thiếu đối với người Mông, Dao là thịt, rượu và bánh dày. Lợn phải thịt những con to, ngon nhất đàn. Rượu phải làm từ ngô nguyên hạt. Bánh dày được làm từ từ những hạt gạo nếp nương do chính tay họ làm ra.

Vào ngày Tết, người Mông, Dao thường mặc những bộ váy sặc sỡ, đẹp nhất đi chơi, đi hội. Ném còn, múa khèn, múa ô, chơi cầu lông gà là những trò chơi được người Mông, Dao thường chơi trong ngày Tết.

Những điểm du lịch không thể bỏ qua ở Bắc Kạn

Bắc Kạn nổi tiếng là có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có thể khiến du khách bị hút hồn ngay lần đầu đặt chân đến đây. Nếu bạn có dịp đến Bắc Kạn, đừng bỏ lỡ những điểm đến nổi tiếng ở xứ này.

Bắc Kạn cách Hà Nội 180km, thời gian di chuyển mất khoảng 5 - 6 tiếng, vì đoạn đường khá xa nên bạn chọn đi xe khách sẽ an toàn hơn. Bạn dễ dàng mua được vé xe tại bến xe Mỹ Đình, lưu ý nên gọi điện trước để đặt vé và đến đúng giờ. Từ miền Nam hay miền Trung muốn đi đến Bắc Kạn, bạn nên đặt vé máy bay đến Hà Nội và từ đây di chuyển lên Bắc Kạn.

Bạn có thể đến Bắc Kạn bất kỳ mùa nào trong năm, nếu lựa chọn du lịch sẽ ghi lại những bức ảnh đẹp thì nên đi mùa hè (tháng 5 – 7), nếu bạn du lịch rơi vào tháng 8 – 10 thì nên mang theo vật dụng đi mưa.

Hồ Ba Bể. Ảnh: Thể thao văn hóa

Đến Bắc Kan, điểm đầu tiên bạn nên ghé thăm là Hồ Ba Bể. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt nằm giữa hai huyện Ba Bể, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Hồ dài 8km, rộng 3km, nằm trên độ cao 145m so với mặt nước biển và được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm. Bao quanh hồ là những dãy núi đá vôi cổ có niên đại hơn 450 triệu năm. Nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Giá trị lớn nhất của Hồ Ba Bể là cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và đa dạng sinh học. Nếu du khách dạo chơi trên hồ Ba Bể sẽ choáng ngợp trong một màu xanh mướt của núi rừng cõi mơ trên mặt hồ phẳng lặng.

Thác Nà Khoang nằm ở chân Đèo Gió, cạnh Quốc lộ 3, cách trung tâm thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) 6 km. Khu vực thác có diện tích khoảng 12 ha, là nơi hợp thành của 2 con suối lớn, đó là dòng suối Nà Đeng chảy qua khe núi Lũng Chang, con suối nhỏ bắt nguồn từ đỉnh núi Phia Sliểng chảy từ hướng Tây Nam xuống khoảng 88 m thì hợp thủy với dòng suối Nà Đeng, với độ dốc lớn đã tạo thành hệ thống thác 4 tầng dài khoảng 600 m, chiều rộng trung bình 15 m, sau đó chảy xuống suối Bản Mạch.

Phía trên thác còn có một hồ nước nhỏ trong xanh là địa điểm tắm lý tưởng cho những ai muốn tránh sự ồn ào, đắm mình trong thiên nhiên. Với phong cảnh đẹp, hấp dẫn, khí hậu mát mẻ, trong lành và có giá trị nghiên cứu về địa chất, địa mạo, hệ sinh thái, thác Nà Khoang đã được UBND tỉnh công nhận là di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh.

Động Nàng Tiên - Thắng cảnh thiên nhiên kì thú của huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn đã được người xưa thêu dệt nên những truyền thuyết đầy li kì, thần bí và hấp dẫn như thế, là một trong hang động tự nhiên ăn sâu vào trong lòng núi đá tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên hấp dẫn, được tạo hóa ưu ái ban cho một vẻ đẹp lộng lẫy, động Nàng Tiên luôn hấp dẫn nhiều du khách khi đi du lịch Bắc Kạn.

Bản Pác Ngòi. Ảnh: Thể thao văn hóa

Bản Pác Ngòi là bản nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày bên bờ sông Lèng sát với hồ Ba Bể. Đi du lịch Bắc Kạn đến với bản Pác Ngòi du khách sẽ được trải nghiệm và thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của vùng hồ (Cơm lam, cá nướng, tép chua, thịt chua, dạ yến, xôi ngũ sắc....); ngủ nhà sàn; tham quan hồ bằng thuyền độc mộc; đánh bắt cá trên sông, hồ; xem các thiếu nữ Tày biểu diễn hát then đàn tính và cùng người dân nơi đây đi tham quan các bản làng dân tộc vùng hồ Ba Bể.

Nghe toàn bộ chương trình tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //