Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Nâng cao văn hóa và an toàn thi công từ phía các nhà thầu

Phóng viên - 03/07/2017 | 7:47 (GTM + 7)

VOVGT – Có một thực tế đáng buồn là trách nhiệm của các nhà thầu với người dân còn rất nhiều điểm đáng chê trách…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL thực hiện ì ạch, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân - Ảnh báo Thanh Niên

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại một thực tế đáng buồn, đó là trách nhiệm của nhà thầu với người dân còn rất nhiều điểm đáng chê trách. Việc thi công các công trình giao thông để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, vấn đề yếu nhất của các nhà thầu nước ta đó là không đảm bảo được sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước – nhà thầu và người dân. Câu chuyện nhiều nhà thầu lớn bị xếp hạng thấp do dính lỗi mới đây là một dẫn chứng điển hình cho thấy sự cần thiết phải nâng cao văn hóa và an toàn thi công từ phía các nhà thầu nước ta.

Nhiều tháng nay, việc thi công Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL (Tiểu dự án TP.Mỹ Tho) do UBND TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) làm chủ đầu tư được thực hiện ì ạch, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của hàng trăm hộ dân nơi đây. Mục tiêu của dự án là nâng cấp hạ tầng, cải tạo, mở rộng ngõ xóm, giảm thiểu tình trạng ngập úng.

Tuy nhiên, với tốc độ thi công chậm chạp của nhà thầu, hàng loạt con đường được xới tung lên rồi lại để đó, trở thành những con đường đau khổ, gây bức xúc, ám ảnh cho người dân, đặc biệt mỗi khi trời mưa. Trong khi đó, một số đoạn đường đã thi công xong được vài ba tháng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được lắp đặt đầy đủ nắp đậy cho hệ thống hố ga. Điều này trở thành những “cái bẫy” ngay giữa đường, đe doạ an toàn tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông.

Trong khi đó, các hoạt động buôn bán, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn hoàn toàn, nhà cửa bị hư hỏng, việc đi lại khó khăn, tai nạn giao thông rình rập. Đó là tình cảnh của hàng nghìn người dân sống quanh khu vực thi công của công trình chợ mới huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Theo đó, khoảng 1 tháng qua, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã tiến hành giải phóng mặt bằng, lấy đất để xây dựng chợ mới. Tuy nhiên, mặc dù khu vực lấy đất nằm giữa khu dân cư, nhưng các đơn vị không có các biện pháp bảo vệ môi trường. Tình trạng xe tải với thùng cao quá khổ, chở đất đá rơi vãi, bụi bay mù mịt thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của người tham gia giao thông và đời sống của người dân hai bên đường.

Một dẫn chứng nữa về việc thi công ẩu cũng từng được ghi nhận, đó là công trình đường Điện Biên Phủ, thành phố Huế. Theo đó, tuyến đường thi công dài hơn 2,2 km luôn xảy ra tình trạng bụi bay mù mịt; ô nhiễm nghiêm trọng. Những tấm băng rôn lớn với nội dung: “Công trình thi công quá bụi, ô nhiễm môi trường dân cư, yêu cầu đơn vị thi công tưới nước hàng ngày, vv..vv… được treo đầy đoạn đường này cho thấy sự bức xúc của người dân nơi đây đối với đơn vị thi công.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội liên tục chậm tiến độ - Ảnh minh họa (Báo Thanh Niên)

Ngay tại thủ đô Hà Nội, các hạng mục xây dựng dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội luôn là nỗi ám ảnh của người dân. Vấn đề người dân lo ngại nhất hiện nay đó là dự án đã liên tục chậm tiến độ, trong khi nó được triển khai trên tuyến đường huyết mạch của thủ đô là Quốc lộ 32 - Xuân Thủy – Cầu Giấy – Kim Mã – Ga Hà Nội. Chủ đầu tư và các nhà thầu của dự án này vốn nhận được sự ưu ái rất lớn của lãnh đạo thành phố, được xây dựng rào chắn và tạo điều kiện cấp phép xây dựng, tuy nhiên, sự triển khai ì ạch và liên tục đội vốn đang khiến dự án ngày càng trở nên phản cảm với người dân.

Những câu chuyện trên đây chỉ là số ít trong rất nhiều bất cập của nhà thầu khi triển khai thi công các công trình giao thông tại Việt Nam. Mới đây nhất, Bộ GTVT đã công bố kết quả đánh giá chất lượng các nhà thầu trong năm 2016. Theo đó, 21 nhà thầu được đánh giá xếp loại mức trung bình trong tổng số gần 500 nhà thầu xây lắp được đánh giá năm 2016.

Trong số này, nhiều đơn vị danh tiếng trong và ngoài nước đã được chỉ tên như: Posco, Lotte, Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Tổng công ty CIENCO5, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty Xây dựng số 1. Điều này cho thấy nhiều vấn đề đặt ra trong hoạt động thi công xây dựng và năng lực của các nhà thầu tại nước ta hiện nay. Đặc biệt, văn hóa ứng xử của không ít nhà thầu với người dân cũng còn nhiều điểm đáng chê trách. Trong thực tế, trách nhiệm với nhân dân còn bị một số đơn vị xem nhẹ.

Phóng viên Kênh VOVGT Quốc gia đã phỏng vấn nhiều người dân về vấn đề này. Các ý kiến cho biết: “Khi đi qua các công trường đang xây dựng tôi thấy rất sợ, bởi tuy đã có bảo vệ bên ngoài nhưng các thiết bị như cần cẩu, giàn dáo phía trên không có gì đảm bảo cái đó không rơi xuống mình. Bởi vì đã có rất nhiều tai nạn đã xảy ra rồi nên tiềm thức của mình vẫn có cảm giác sợ khi lưu thông qua các công trình như thế”. Một người khác chia sẻ ý kiến: “Chúng ta đều chứng kiến rất nhiều công trình giao thông lớn ở nước ta chứ không chỉ riêng Hà Nội, chuyện chậm tiến độ là chắc chắn có thể xảy ra. Cam kết với thực tế là còn khoảng cách…”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Bên cạnh các nguy cơ mất an toàn và chậm tiến độ trong thi công của các công trình, nhiều ý kiến còn cho rằng, việc đề xuất và ban hành quy định cấm đường phục vụ thi công như thế nào cho phù hợp cũng đang tồn tại nhiều bất cập hiện nay. Cơ quan chức năng sẵn quyền là ban hành các lệnh cấm hay xử phạt vô tội vạ, đến khi quy định đưa ra không hợp lòng dân thì lập tức dỡ bỏ và chữa cháy theo kiểu sai đâu sửa đấy.

Trong khi đó, phía chủ đầu tư và nhà thầu thì trong nhiều trường hợp chỉ biết lo lợi ích của mình, sẵn sàng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường phục vụ công tác thi công; thậm chí vô tư kéo dài thời gian hoàn thành mà thiếu quan tâm đến những tác động gây ra cho đời sống dân sinh. Trong những trường hợp như vậy, mọi hậu quả lại đổ lên đầu người dân.

Trước thực tiễn này, thạc sỹ Vũ Đình Hiền - Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội nhấn mạnh: “Các nhà thầu khi xây dựng thì việc khoanh phạm vi mặt bằng để xây dựng thì phải an toàn cho các phương tiện đi lại. Cái thứ hai là những tín hiệu hạn chế phần đường dành cho các phương tiện đi lại phải rất rõ ràng, đặc biệt là vào thời tiết xấu hoặc vào ban đêm, để tránh nguy hiểm cho các phương tiện đi lại. Ngoài ra, trên từng đoạn một, nếu có những có giải pháp chỉ dẫn cho người đi đường thì phải có chỉ dẫn rõ ràng cho người đi lại. Cũng nên có những bộ phần thường trực để trong trường hợp cần thiết có thể hướng dẫn, điều chỉnh giao thông”.

Thạc sỹ Vũ Đình Hiền nói:

Các chuyên gia cũng cho rằng, đã đến lúc, chúng ta cần tiến tới ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu với người dân ngay từ khi hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Bên cạnh đó, kinh nghiệm tại Nhật hay nhiều quốc gia khác trong khu vực như Singapore, Hàn Quốc, khi tiến hành thi công các công trình giao thông, biện pháp chặn không cho các luồng phương tiện lưu thông là biện pháp được hạn chế một cách tối đa.

Thông thường, khi phải xây dựng ở một khu vực nào đó, các nhà thầu sẽ phải nghiên cứu kỹ các giải pháp để đảm bảo cho người dân di chuyển bình thường. Trong trường hợp bắt buộc phải chặn đường thì các nhà thầu sẽ tiến hành thi công từng nửa phần đường để đảm bảo giao thông của người dân không bị xáo trộn.

Ngoài ra, một vấn đề quan trọng không kém luôn được các nhà thầu tính đến, đó là việc lắp đặt, bố trí biển báo, thông báo hướng dẫn giao thông một cách chi tiết trong cả khu vực, để đảm bảo người dân nắm bắt được thông tin và biết cách vòng tránh vào các đường khác, nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: “Để không gây ảnh hưởng thì việc đầu tiên là thông báo cho người dân. Ở Nhật khi có công trình công công xây dựng thì họ thông báo rất sớm. Ví dụ như một số nhà thầu có thể đi đến từng nhà để thông báo. Đối với các công trình lớn thì các chủ đầu tư cũng tổ chức họp các khu dân phố bị ảnh hưởng và thông báo từ thời điểm nào đến thời điểm nào công trình này được xây dựng, và mong nhận được sự hưởng ứng của người dân”.

Nghe ý kiến chuyên gia tại đây:

Có thể thấy, ứng xử thế nào cho phù hợp với người dân nói thì dễ mà làm thì khó. Thực tế, khi thi công các công trình trong đô thị tại Việt Nam, các nhà thầu nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: không đủ biện pháp đảm bảo an toàn lao động, thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến giao thông và đời sống dân sinh….

Vì vậy, đã đến lúc, các nhà thầu ở nước ta nên tiến tới chuyên nghiệp hóa, nâng cao văn hóa, trách nhiệm với công trình và với người dân. Có như vậy, hoạt động thi công xây dựng mới thực sự được đảm bảo an toàn và nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

// //