Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Muốn tăng lương, cần đưa 30% số công chức hiện tại ra khỏi bộ máy

Phóng viên - 25/05/2018 | 8:38 (GTM + 7)

VOV.VN -Muốn tăng lương cho công chức, cần giảm số người hưởng lương trong ngân sách, đồng thời cắt nguồn chi cho các hiệp hội không thuộc biên chế Nhà nước.

Ngày 21/5/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nghị quyết số 27-NQ/TW chỉ rõ, nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương, song chính sách này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo, mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, phát huy được nhân tài, chưa tạo động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

Theo đó, Nghị quyết xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.

Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho rằng: “Tiền lương hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận công chức, đồng thời chưa tạo ra động lực cho công chức trong quá trình làm việc, vì vậy mới có hiện tượng vòi vĩnh, đòi thêm chi phí tiêu cực. Bởi vậy, việc cải cách tiền lương là vấn đề cấp thiết”.

Theo TS Lê Đăng Doanh, cải cách tiền lương nên được thực hiện sớm hơn, tuy nhiên, “chậm còn hơn không”. Đặc biệt, TS Doanh nhấn mạnh, lần cải cách này sẽ không thể thành công nếu tiếp tục duy trì bộ máy cồng kềnh như hiện tại.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh. (Ảnh: KT)

Chuyên gia này nhận định, số lượng biên chế trong bộ máy Nhà nước hiện nay đang quá lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách. Để giải quyết bài toán tăng lương trong khu vực công, trước hết cần tiến hành tinh giản biên chế.

“Hiện nay, chúng ta đang thừa khoảng 30% công chức, có nhiều người thuộc diện con ông cháu cha, thân hữu không làm được việc, thủ trưởng trực tiếp cũng không thể điều khiển. Đây là điều cần khắc phục, cần sự quyết tâm chính trị rất cao để loại bỏ những người này ra khỏi bộ máy”, TS Doanh chỉ rõ.

Trong Nghị quyết số 27-NQ/TW đặt ra mục tiêu tới năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam khó đạt tới mục tiêu này khi khoảng cách chênh lệch giữa các mức lương thấp nhất ở khu vực công và doanh nghiệp còn khá lớn là 1,39 triệu đồng/tháng và 2,8 triệu đồng/tháng.

Phân tích thêm về vấn đề này, TS Doanh cho rằng, việc có đạt tới lộ trình đưa ra hay không còn phụ thuộc vào tình hình ngân sách.

“Nếu giữ nguyên biên chế như hiện nay và tiến hành tăng lương thì ngân sách chắc chắn không thể đáp ứng nổi. Nhưng nếu in tiền ra để trang trải tiền lương sẽ dẫn đến lạm phát, đây là điều không thể thực hiện. Do đó cần cải cách bộ máy, giảm bớt hẳn 30-40% số công chức đang được hưởng lương. Đồng thời phải cắt những chi phí cho các hiệp hội không thuộc biên chế khu vực công. Hiệp hội không phải nhóm công chức, nên cần tách bạch, rạch ròi.

Chúng ta cần cải cách ngân sách theo Nghị Quyết 07 của Bộ chính trị năm 2016. Trong đó có nói đến việc giảm chi, thực hành tiết kiệm và có sự giám sát chặt chẽ về chi tiêu ngân sách. Nếu làm được điều đó, kết hợp với đảm bảo nguồn thu, đề án cải cách tiền lương mới có tính khả thi”, TS Doanh nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, vị TS này cũng cho rằng, việc thực hiện các nguồn thu hiện nay chưa thực hiện đầy đủ. Có nhiều khoản thu ngoài pháp luật, nhưng khi vào chính ngân sách Nhà nước lại rất thấp.

“Đơn cử như khu vực kinh tế hộ gia đình chiếm đến 33% GDP, nhưng chỉ đóng góp vào nguồn thu ngân sách không đầy 1%. Do đó, cần có những cải cách lại về việc thu”.

TS Doanh nhấn mạnh, việc tăng thu cần gắn liền với giảm chi, trên cơ sở đó từng bước cải cách chính sách tiền lương hiện tại.

Với nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn, chính sách cải cách tiền lương lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện được đời sống công chức, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //