Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Một ngày khám phá Làng văn hóa các dân tộc Đồng Mô

Phóng viên - 28/08/2018 | 11:46 (GTM + 7)

VOVGT - Làng Văn hoá - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô là điểm tham quan lý tưởng cho nhân dân trong nước cũng như khách du lịch quốc tế.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Làng Văn hoá - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô - Ngải Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), là nơi tái hiện những giá trị văn hoá đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam, đồng thời là điểm tham quan lý tưởng cho nhân dân trong nước cũng như khách du lịch quốc tế và là biểu tượng sinh động để các nước trên thế giới hiểu được chính sách dân tộc của Việt Nam.

Làng Văn hoá - Du lịch các Dân tộc Việt Nam

Chỉ cách Hà Nội hơn 40km về phía tây, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam là một phần thuộc khu du lịch Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Khu bảo tồn là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt các tộc người trên khắp nước Việt Nam, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng và hồ nước bao quanh.

Chính vì thế địa hình nơi đây rất đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan đẹp phù hợp để các bạn tới tham quan và du ngoạn, tìm hiểu về đời sống, văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em.

Từ Hà Nội các bạn đi thẳng theo hướng đại lộ Thăng Long khoảng 36km sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 là tới nơi.

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia làm nhiều khu khác nhau gồm khu các làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu dịch vụ tổng hợp, khu cây xanh và hồ Đồng Mô và cuối cùng là khu điều hành văn phòng.

Trong đó, khu các làng dân tộc là điểm đầu tiên mà các bạn nên tham quan khi tới đây. Với diện tích 198,61ha, khu các làng dân tộc chia làm 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền, được xây dựng thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng, bản các dân tộc Việt Nam với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển.

Tại khu các làng dân tộc, những lễ hội văn hóa truyền thống như: chợ phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam), lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum), lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)… được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí hội hè sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa từng vùng, miền đất nước.

Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí: Nằm ở khu vực trung tâm có nhiệm vụ kết nối cổng chính và các khu chức năng. Đây là một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí những vẫn mang đậm nét văn hóa dân tộc.

Khu di sản thế giới: Là quần thể tái hiện các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như tháp Effen, Vạn lý trường thành, Kim tự tháp…

Khu dịch vụ tổng hợp: Là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao quy mô lớn để khai thác không gian cảnh quan tự nhiên một cách hiệu quả, cùng với đó là những khách sạn ở Sơn Tây tốt và chất lượng dịch vụ cao được khá nhiều du khách lựa chọn.

Khu cây xanh mặt nước: Là không gian cảnh quan được sử dụng khai thác phát triển những hoạt động sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường cũng như phát triển du lịch bền vững.

Giá vé vào Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam như sau: Người lớn: 30.000 VND/lượt; Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề:10000VND/lượt; Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông : 5000VND/lượt; Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi.

Dấu ấn nhà dài của dân tộc Cor (bài đăng trên báo Đắc Lắk)

Làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam, rất nhiều phong tục, tập quán độc đáo của các dân tộc thiểu số được phục dựng và bảo tồn. Một trong số đó là Nhà sàn dài của người Cor. 

Theo một số người Cor lớn tuổi ở huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) am hiểu về phong tục - tập quán cho biết, người Cor xưa có truyền thống sống thành từng làng, dân làng ở quây quần bên nhau một chỗ. Làng của người Cor bao giờ cũng được định vị hợp lý theo tập quán cổ truyền. Trước hết, phải tiện nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sạch; đồng thời làng phải cao ráo, thoáng đãng. Quan trọng nữa là, chỗ ở và vùng canh tác không quá xa nhau, có lợi thế để dân làng có thể khai thác rừng và đất rừng xung quanh được lâu năm.

Các thiếu nữ Cor đang múa ka đấu bên mái nhà dài của người Cor tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Mỗi làng người Cor thường có một ngôi nhà sàn dài, các gia đình thành viên đều sống chung trong đó. Việc làm nhà dài và sống quần tụ nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, nhà dài cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Buổi sáng, trong căn nhà dài ấy thường phát ra tiếng kèn amap báo thức con cháu dậy sớm giã gạo, chuẩn bị cơm nước mang đi làm rẫy, vào rừng săn bắt, hái măng, lấy mật ong...

Ngôi nhà dài của người Cor có mặt bằng hình chữ nhật, sườn nhà được chống đỡ bằng những hàng cột bằng gỗ tốt dày đặc, vững chắc. Sàn nhà không cao, chỉ cách mặt đất khoảng 1 mét, dài khoảng 50 - 70 mét, mỗi nhà có hai cửa chính nằm ở giữa vách ngăn đầu và cuối nhà được làm bằng tre đan dày, có nơi làm bằng gỗ tốt, chạm khắc điểm xuyết một vài hoa văn. Cửa phụ nằm ở hai bên để người nhà đi đến máng nước, sông suối cho tiện lợi. Nguyên vật liệu làm nên ngôi nhà dài truyền thống của người Cor chủ yếu bằng gỗ, tre, nứa, tranh. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng mưa nắng. Sàn được lót bằng phên nứa. Hướng nhà dài người Cor bao giờ cũng quay về hướng Đông Nam.

Theo truyền thống người Cor, mỗi khi nhà dài làm xong, họ thường trang trí các gu để làm tăng thêm tính thẩm mỹ, tạo nét độc đáo của ngôi nhà. Có nhiều loại gu khác nhau: Gu bla còn gọi là gu tròn, treo lửng giữa nhà; lavan là gu dẹt chỉ trang trí một mặt (gồm gu mók atưl treo ở vách nhà hay phía trên khung cửa ra vào phía trước của ngôi nhà dài, gu mók tum treo trên cửa ra vào bếp và gu tum treo lửng trên bếp). Gu được làm từ cây gỗ bút với sớ gỗ mềm rất dễ điêu khắc hoa văn, hình vẽ trang trí. Gu nổi bật lên giữa nhà nhờ màu sắc và hoa văn. Bộ gu có nền màu đen được tạo ra từ muội khói và nhựa cây rau lang, màu đỏ gạch lấy từ củ nghệ và hạt cau, màu trắng từ vôi… Mỗi khi có gió lay động, các tua chạm nhau tạo nên tiếng reo nhẹ vui tai.

Phía trên gu bla thường treo tượng chim đại bàng. Nơi treo gu tròn được xem là tâm điểm trong nhà, nơi tổ chức các lễ tế liên quan đến tín ngưỡng dân gian cũng như sinh hoạt cộng đồng. Nếu gu tròn đẹp mắt nhờ tạo hình, kiểu dáng vuông, tròn, tam giác... thì gu dẹt (Lavan) tạo nên nét quyến rũ từ những hoa văn, tranh vẽ. Loại gu này chỉ trang trí thành dải ở một mặt trước với hoa văn hình mặt trời, bông lúa, hoa lá, cỏ cây, sóng nước.

Tất cả mọi sinh hoạt của đại gia đình trong nhà dài đều diễn ra trên mặt bằng sinh hoạt của sàn nhà được chia làm 3 phần chạy theo chiều dọc của ngôi nhà. Nhà dài là nơi sinh sống của hơn một chục gia đình có cùng dòng máu. Bố trí không gian sinh hoạt, mặt bằng trong nhà dài người Cor khá hợp lý. Phần trước là nơi sinh hoạt chung của dòng họ. Giữa nhà có hành lang rộng thông thoáng nối dài từ cửa trước đến cửa sau. Hai đầu nhà đều có sàn hiên rộng, mái hạ thấp xuống. Sàn hiên phía trước để trẻ em vui chơi, người già nghỉ ngơi, ngắm cảnh, nơi người già bày trẻ nhỏ đan lát, đánh chiêng, làm nỏ để săn bắn, hát làn điệu dân ca, múa Ka đấu, nơi gặp gỡ uống rượu khi săn bắt được thú rừng.

Còn mái hiên sau gắn với nếp sinh hoạt, nội trợ của phụ nữ với những vật dụng như bầu nước, gùi lúa, cối giã gạo. Một phần bên nhà, từ hành lang đến vách nhà gọi là gưl, là không gian sinh hoạt chung của cả nhà. Một bên được ngăn ra từng phòng nhỏ, người Cor gọi là tum, là nơi dành cho sinh hoạt của từng gia đình nhỏ và được bố trí một bếp lửa riêng, khách lạ không được vào.

Mỗi tum ở hai vách ngăn nối tiếp, bao giờ cũng chừa một lỗ để khi có việc cần, thì có thể trao đổi thông tin cho nhau hoặc mỗi tum khi săn bắt được thú rừng, bắt được cá tôm, cua đến những bó rau dớn rừng ngon, những búp măng non… đều chia sẻ cho nhau. Nếu một trong các tum của nhà dài có chuyện xấu: phụ nữ sinh đẻ bị chết, người già qua đời, cúng tế,…thì trên vách nhà ngay bậc thang bước lên nhà bao giờ cũng treo một nhánh cây lá nháy để báo hiệu sự kiêng cữ.

Hiện nay, với sự giao thoa văn hóa, tác động của môi trường sống đến việc thay đổi về nhận thức xã hội… nên cấu trúc đại gia đình nhiều thế hệ sinh sống dưới cùng một mái nhà dài Cor bị phá vỡ, thay vào đó là những gia đình hạt nhân với ba mẹ và con cái phần lớn gia đình nhỏ từ 1 - 2 thế hệ sinh sống trong một ngôi nhà nhỏ riêng biệt. Nhằm bảo tồn vốn văn hóa các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây nguyên, trong đó có người Cor (tỉnh Quảng Ngãi) và người Cor ở huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), hiện nhà dài người Cor đã được phục dựng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Nghe toàn bộ nội dung chương trình Đường vui tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //