Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Mặc áo phao khi qua phà, đò: Cẩn thận không bao giờ thừa

Phóng viên - 09/05/2017 | 7:49 (GTM + 7)

VOVGT – Dù nhiều tai nạn đã xảy ra tại các bến thuỷ nội địa thời gian qua nhưng dường như chưa đủ sức cảnh tỉnh với hành khách và người điều khiển phương tiện.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không hành khách nào mặc áo phao để đảm bảo an toàn cho chính mình - Ảnh minh họa (Dân Trí)

Từ ngày 1/7/2016, theo quy định của pháp luật, hành khách không mặc áo phao hoặc không cầm dụng cụ nổi khi qua đò, phà sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 100-200.000 đồng.

Thế nhưng trên thực tế, sau một năm được triển khai thực hiện, đến nay, nhiều chủ phương tiện và hành khách vẫn phớt lờ quy định này. Dù đã có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra tại các bến thuỷ nội địa trong thời gian qua nhưng dường như vẫn chưa đủ sức cảnh tỉnh với hành khách và người điều khiển phương tiện.

Tại TP Hồ Chí Minh, hiện có hơn 40 bến đò, phà hoạt động, đảm nhận hàng trăm lượt chuyên chở hàng hoá và hành khách mỗi ngày. Trong đó, nhiều bến có lòng sông rộng, nước chảy xiết, rất nguy hiểm. Thế nhưng ý thức tuân thủ về đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ của người dân vẫn còn nhiều hạn chế, điển hình như việc mặc áo phao khi qua phà, đò.

Vì sao người lái thì chủ quan, còn hành khách thì thờ ơ với vật dụng cứu sinh này, bất chấp cả quy định của pháp luật? Đây là câu trả lời cho thắc mắc trên.

Một số người dân chia sẻ: “Rất nhiều người không mặc. Người nơi khác lạ nên mặc chứ dân mình ở đây, dân sông nước mà sợ gì”. Một người khác cho biết thêm: “Thấy người ta không mặc nên mình không mặc, chứ người ta mặc thì mình cũng mặc”…

Nghe các ý kiến tại đây:

Có mặt tại các bến đò ngang ở thành phố Hồ Chí Minh lẫn các tỉnh miền Tây Nam Bộ - khi cuộc sống của người dân bao đời nay gắn liền với sông nước, chúng tôi chứng kiến rất nhiều người qua sông không hề sử dụng áo phao, mặc dù trên tàu, đòcó trang bị đầy đủ.

Không khó để nhận thấy lòng sông Sài Gòn tại bến đò Bình Quới (quận Bình Thạnh) rộng, nước chảy mạnh nhưng hầu như không thấy khách qua đò mặc áo phao. Tương tự, bến phà Cát Lái(nối quận 2 –TPHCM và Đồng Nai) hay bến phà Bình Khánh (nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè) người dân qua lại bến này cũng không quan tâm đến việc mặc áo phao.

Trên hàng trăm lượt qua lại như thế tại các bến phà, bến đò chỉ có vài chuyến được nhân viên phát áo phao cho những hành khách đầu tiên lên phà và những người này chỉ máng áo phao vào cổ xe hoặc dùng áo phao để che... nắng. Một số khách ngồi trên xe, một số khách dựng xe trên phà rồi bỏ đi hóng gió. Khi phà cập bến thì rồ máy xe chạy lên, áo phao vẫn nằm yên như vô hình trong mắt mọi người.

Bến đò An Phú Đông qua sông Bến Cát nối mạch giao thông giữa phường 4 (quận Gò Vấp) và phường An Phú Đông (quận 12) là một trong những bến đò “lão làng” của TPHCM còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nhu cầu người qua lại rất đông nên đò hoạt động liên tục.Trên đò có rất nhiều áo phao, dụng cụ nổi nhưng tất cả chỉ để treo lủng lẳng cho có và nhiều chiếc cáu bẩn, cũ kỹ.Còn tại bến đò Phú Định (Q.8) vào giờ cao điểm rất đông công nhân lên đò nhưng đều không được nhân viên bến phát áo phao đầy đủ.

Bến đò này hoạt động 24/24 giờ nhưng theo ghi nhận thì qua giờ cao điểm, tầm 21g, bến vắng, thưa người, áo phao lại treo “làm cảnh”.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu khắp các bến đò ngang tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Quan sát tại bến đò trên địa phận xã Song Thuận, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thấy tại bến đò có trang bị bảng nội quy, trong đó có dòng chữ: “Đi đò phải mặc áo phao”. Thế nhưng trên các chuyến đò đầy ắp hành khách đang chuẩn bị xuất bến, không một ai thực hiện quy định trong nội quy trên.

Ngay cả chủ đò cùng nhân viên trên đò cũng không mặc áo phao. Đáng nói hơn, một số hành khách bất chấp cả nguy hiểm, vô tư ngồi ngay trước mũi đò. Khu vực sông Tiền có rất đông tàu, thuyền qua lại, mỗi khi có gió lớn, sóng thường đánh rất mạnh làm đò chao đảo và vì thế nguy cơ đắm đò cũng rất cao.

Thực tế cho thấy,thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã có nhiều vụ chìm phà, va chạm trên sông gây thiệt hại về người và tài sản nhưng vấn đề về an toàn tại các bến phà, bến đòvẫn chưa được các chủ bến phà và hành khách quan tâm đúng mức.

Mọi việc đều được thực hiện mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Khi có những vụ tai nạn trên sông xảy ra thì công tác kiểm tra mới được tăng cường nhưng sau một thời gian, ai cũng “phớt lờ”, thờ ơ với những quy định khi tham gia các phương tiện vận tải hành khách trên sông. Sau đó thì mọi việc trở lại như cũ.

Nhận định về thực trạng mất an toàn giao thông này, ông Nguyễn Trọng Thái, chánh văn phòng UBATGTQG cho biết: “Nguy cơ mất an toàn giao thông đường thuỷ, đặc biệt là tại bến thuỷ ngang sông là rất lớn, từ việc sử dụng phương tiện, người điều khiển phương tiện, đến ý thức của người tham gia giao thông thuỷhiện tại một số địa phương, một số nơi còn nhiều hạn chế, công tác tuần tra kiểm soát và xử lý thì chưa được thường xuyên, chưa triệt để. Và hiện nay thì tình trạng không mặc áo phao khi đi qua phà, đò rất nhiều, phổ biến, đây là một hành vi tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao khi không may xảy ra các sự cố chìm đò, chìm phà. Nếu như mà mặc áo phao thì khi xảy ra sự cố thì chắc chắn thiệt hại, rủi ro sẽ giảm hẳn”.

Ông Nguyễn Trọng Thái cho biết:

Quy định bắt buộc hành khách đi đò phải mặc áo phao đã được đưa vào Luật - Ảnh minh họa

Chia sẻ về một trong những pháp hữu hiệu mà ngành đường thuỷ triển khai trong việc chấn chỉnh và nâng cao ý thức sử dụng áo phao, vật dụng nổi, đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ, Đại tá Dương Ngọc Tiến – Cục CS đường thuỷ cho biết: “Thực hiện xây dựng các tổ tự quản ở các bến bãi, chúng tôi tập trung nhóm đối tượng là các phương tiện chở khách ngang sông, dọc sông, tàu du lịch, nhà hàng nổi để đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng này. Ý thức của nhóm đối tượng này chuyển biến tốt hơn khi chủ đò, chủ nhà hàng luôn nhắc nhở hành khách mặc áo phao, mang dụng cụ nổi khi lên tàu”.

Đại tá Dương Ngọc Tiến nói:

Về phía Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia, ông Nguyễn Trọng Thái, chánh văn phòng cho biết thêm: “Chúng tôi, một mặt thì khuyến khích người dân đi đò, qua sông phải mặc áo phao, mặc áo phao là an toàn nhất, thứ hai là sử dụng dụng cụ nổi, dụng cụ cứu sinh. Chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp phải có trách nhiệm trang bị các áo phao, dụng cụ nổi, dụng cụ cứu sinh đầy đủ trên phương tiện, nhắc nhở người dân phải chấp hành khi qua sông”.

Ông Nguyễn Trọng Thái nói:

Có thể thấy, hiện nay, việc chấp hành các nội quy tại bến, nhất là việc mặc áo phao của chủ phương tiện và hành khách chưa nghiêm, cả chủ đò và hành khách đều đánh cược tính mạng mình với sông nước.

Nhiều người chủ quan cho rằng mình biết bơi, nhiều người viện lý do vì quảng thời gian qua sông ngắn, người thì cho rằng vướng víu và khó chịu, chủ đò thì “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Đây quả thật là những hiểm họa đang rình rập và đáng báo động trong giao thông thuỷ nội địa hiện nay.

Dù chưa thật sự bắt đầu bước vào mùa mưa bão nhưng nhiều nơi ở nước ta đã xuất hiện tình trạng giông lốc gây thiệt hại không nhỏ cho tài sản có giá trị của người dân. Khi thời tiết bất thường thì việc lưu thông trên các chuyến đò hay phà là rất nguy hiểm, mọi tình huống xấu nhất đều có thể xảy ra.

Việc bảo vệ tính mạng, tài sản không chỉ của riêng các nhà đò, doanh nghiệp quản lý phà mà rất cần ý thức hành khách tuân thủ quy định khi tham gia giao thông đường thủy. Đã đến lúc người dân không thể thờ ở với chính sinh mạng của mình nữa, bởi biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường hết những nguy hiểm trên sông.

Mỗi hành khách phải hiểu được áo phao là một dụng cụ cứu sinh rất cần thiết trên bất cứ phương tiện thủy nào. Nó cũng đã trở thành yêu cầu bắt buộc trên tàu, thuyền và đặc biệt là phương tiện chở khách ngang sông.

Từ lâu, quy định bắt buộc hành khách đi đò phải mặc áo phao đã được đưa vào Luật và có chế tài xử phạt nghiêm, nhưng dường như vẫn còn quá nhẹ, mới chỉ dừng lại ở mức độ mang tính nhắc nhở, trong khi vẫn còn đó sự buông lỏng từ phía cơ quan chức năng.

Để chấn chỉnh tình trạng này cần phải có sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ hơn của các cơ quan nhà nước, làm thế nào để hành khách qua sông 100% phải mặc áo phao và mang dụng cụ nổi như việc đội mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe mô tô, xe gắn máy trên đường bộ. Có một thời gian, người ta từng hoài nghi về kết quả của việc áp dụng đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường và cũng đã có rất nhiều ý kiến “bàn ra”. Thế nhưng, kết quả cuối cùng là gì? Chúng ta đã làm được.

Vậy nên, việc áp dụng mặc áo phao hay mang dụng cụ nổi khi qua đò, qua phà cũng không có gì khó thực hiện nếu chúng ta chịu làm đến nơi đến chốn. Ngay từ lúc này, cần phải thay đổi ý thức của người dân, làm sao để mọi người nhận thức được rằng, việc mặc áo phao khi lưu thông trên các phương tiện thuỷ nội địa là quyền và nghĩa vụ của bản thân mỗi người.

Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng cần nỗ lực trong việc nghiên cứu, thay đổi mẫu mã sao cho áo phao, dụng cụ nổi, dụng cụ cứu sinh thật sự tiện ích và phù hợp với mỗi hành khách.Bởi lẽ, thực tế, hành khách e ngại việc mặc áo phao là có cơ sở. Vì thời gian lưu thông trên đò thường rất ngắn đã gây nhiều bất tiện nếu phải mặc áo phao, thậm chí nhiều áo phao cũ kỹ, không sạch sẽ, nóng bức, rườm rà đã khiến hành khách quay lưng. Tuy nhiên, dù lý do là gì đi nữa thì hành khách cũng không thể ngó lơ và đánh cược tính mạng của mình. Còn phía cơ quan chức năng thì cần phải nghiên cứu và đổi mới.

Nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc mặc áo phao khi đi đò, qua phà, trước tiên cần nâng cao trách nhiệm của chủ phương tiện, người lái tàu.

Trrước khi rời bến, chủ phương tiện phải phát cho hành khách áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh và hướng dẫn cho họ cách thức sử dụng sao cho an toàn. Chủ phương tiện có quyền từ chối chuyên chở những hành khách không chịu chấp hành yêu cầu này. Hãy nói không với những đối tượng không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và không tôn trọng chính bản thân mình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //