Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lên Langbiang nghe tiếng chiêng người Lạch

Phóng viên - 28/08/2017 | 14:27 (GTM + 7)

VOVGT- Có một nơi, không gian văn hóa cồng chiêng đang được gìn giữ, phát huy, thậm chí người ta đã biết làm giàu, làm sang, từ loại nhạc cụ truyền thống này...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

ONEDAY TOUR: Nam Du - Điểm đến mới lạ chinh phục các tín đồ du lịch

Như “viên ngọc ẩn mình” ít người biết tới, Quần đảo Nam Du sở hữu phong cảnh hoang sơ tuyệt đẹp là điểm du lịch mới lạ, đầy cuốn hút đối với du khách tham quan. 

Để khám phá Nam Du, du khách nhất định phải ghé qua Hòn Lớn, hay còn gọi là Hòn Củ Tron, hòn đảo được xem là lớn nhất và đẹp nhất trong quần đảo Nam Du. Ở đây, chỉ với khoảng 150.000đ là du khách đã có thể thuê cho mình một chiếc xe máy để ngao du khắp đảo, tha hồ chụp ảnh và chinh phục những cung đường uốn lượn với một bên là vách núi, một bên là biển rộng mênh mông.

Nép mình một góc trên Hòn Lớn là Bãi Mến với bãi cát trắng tinh và hàng dừa thẳng tắp reo vui trong gió lộng. Đến đây, dù ngâm mình tắm mát dưới làn nước trong xanh, dạo chơi trên bờ cát trắng hay chỉ đơn giản nằm đong đưa trên chiếc võng, thưởng thức trái dừa tươi ngọt lành …đều mang đến cảm giác thoải mái và sảng khoái vô cùng. Ngoài ra, du khách có thể tìm đến Hải Đăng Nam Du, ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam. Đứng trên hải đăng ngắm khung cảnh tứ bề nên thơ, tĩnh lặng, chỉ có tiếng gió thổi, tiếng sóng gợn, tiếng bọt nước vỡ tan của con sóng trắng xô vào ghềnh đá…. du khách sẽ có những phút giây bình yên, thư thái tuyệt vời.

Từ Hòn Lớn, đi thuyền khoảng 30 phút là sẽ tới được Hòn Ngang, trung tâm xã Nam Du, nơi có dân cư tập trung đông đúc nhất. Hòn Ngang hấp dẫn khách muôn phương bởi nhịp sống bình yên của làng chài trên biển với mái nhà đơn sơ, những con thuyền dập dềnh trên sóng nước, những nhà bè nuôi cá bớp, cá mú và cả người ngư dân chân chất, nồng hậu. Tại đây, du khách có thể tha hồ thưởng thức các món đặc sản làm từ cá bớp, cá xanh xương nướng bẹ chuối, nhum nướng mỡ hành và rất nhiều loại cua, ghẹ, vọp, hàu sữa giá mềm… mà chỉ nghĩ đến thôi đã phát thèm.

Cách Hòn Ngang tầm 2km là Hòn Mấu, nơi sở hữu nhiều bãi biển hoang sơ, độc đáo mà nổi bật nhất là Bãi Bấc, còn gọi là bãi Đá Đen. Bãi Đá Đen có rất nhiều hòn đá lớn nhỏ, muôn hình vạn trạng màu đen bóng, vân đá xanh, đỏ như cẩm thạch, lóng lánh dưới ánh mặt trời làm bất cứ ai cũng phải thích thú khi đến đây.

Bên cạnh đó, Hòn Hai Bờ Đập với sóng yên, biển lặng, nước trong xanh và san hô trù phú, là nơi lý tưởng để du khách lặn ngắm thế giới dưới nước, câu cá, bắt nhum. Ngoài ra, Nam Du còn có Hòn Dầu, Hòn Nồm…và nhiều hòn lớn nhỏ hoang sơ khác chứa đựng bao điều mới lạ chờ đợi du khách khám phá.

Nhân dịp nghỉ lễ 2/9, nếu đang tìm cho mình một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ cùng cuộc sống bình dị của người dân biển đảo vào dịp cuối tuần, Du khách đừng bỏ lỡ chuyến du lịch NAM DU, 2 ngày 2 đêm, khởi hành vào tối thứ 2, 6, 7 hàng tuần của công ty Du Lịch Việt với mức giá tiết kiệm chỉ từ 2.599.000.

Chi tiết, du khách có thể liên hệ Công ty cổ phần truyền thông du lịch Việt tại website dulichviet.com.vn hoặc số điện thoại văn phòng tại TPHCM: (028)730.56789 và văn phòng tại Hà Nội: (024) 3512.3388.

ĐƯỜNG VUI CỦA TÔI: Lên Langbiang nghe tiếng chiêng người Lạch

Giữa đại ngàn, cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống ăn đời ở kiếp với bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trước cơn bão công nghệ thời kỳ hội nhập, tiếng cồng chiêng ngày càng xa dần buôn làng, thậm chí lạ lẫm với người trẻ tuổi để nhường chỗ cho những thanh âm hiện đại. Thế nhưng, có một nơi, không gian văn hóa cồng chiêng đang được gìn giữ, phát huy, thậm chí người ta đã biết làm giàu, làm sang, từ loại nhạc cụ truyền thống này. Chuyên mục Đường vui của tôi hôm nay giới thiệu đến quý vị và các bạn một nơi như thế. Bài viết của tác giả Kim Ngân đăng trên báo Công an nhân dân.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

Mặt trời chìm sâu xuống dãy Langbiang, phố thị Lạc Dương (Lâm Đồng) hiện ra dưới ánh đèn điện trong vắt, bao quanh là đồi núi, đẹp như tranh vẽ. Ngồi nhâm nhi vò rượu cần giữa thị trấn nhỏ nép mình dưới chân núi này, sự bình yên, nhịp sống khoan thai của bà con người Lạch (một nhánh của dân tộc K’ho) ùa về trong tôi.

So với cách đây gần 10 năm, thị tứ Lạc Dương đã thực sự chuyển mình, nhiều căn nhà khang trang mọc lên, đường sá trải nhựa phẳng lỳ. K’Thi vỗ vai tôi phân trần: “Phần lớn nhờ cồng chiêng cả đấy!..”.

Không lâu sau, tiếng chiêng trầm hùng đâu đó từ phía xa xa theo gió thổi về. K’Thi giải thích: “Đó là tiếng chiêng gọi bạn hiền miền xuôi tới sinh hoạt văn hóa cồng chiêng tối nay với bà con người Lạch bọn mình!.. Uống chừng này thôi, mình còn phải đi biểu diễn nữa đó!..”. Bạn khiến tôi ngạc nhiên, người đàn ông gần 50 tuổi này cách đây gần chục năm là tay “nhậu quên trời đất”, nay đã biết tu chí làm ăn thế này rồi ư?!..

Phải rồi, ngay người bị coi là “nát rượu” như K’Thi bạn tôi đây, giờ cũng đã biết cách kiếm tiền rồi kia mà, không có lý gì người Lạch ở thị trấn này - đang sở hữu Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại (Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận năm 2005) - lại không biết kiếm tiền, làm giàu từ dịch vụ biểu diễn cồng chiêng phục vụ du khách.

Ngày nay, cồng chiêng đã làm thay đổi cả thị tứ nhỏ của bà con người Lạch nép mình dưới chân núi Langbiang. K’Thi cho biết, vào cao điểm mùa du lịch (từ tháng 4-9 hàng năm), CLB cồng chiêng nơi anh biểu diễn chưa bao giờ làm hết việc.

Tối nào cũng có tour từ các đơn vị tổ chức sự kiện cho khách du lịch từ Đà Lạt đưa vào. Để được thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng từ CLB của bạn tôi biểu diễn, các đơn vị lữ hành phải đặt trước cả tháng để đội sắp xếp, lên lịch phục vụ. Tối nay, tôi vinh dự được là khách mời của K’Thi sau gần 10 năm gặp lại.

19 giờ tối, từng đoàn xe khách từ Đà Lạt chở theo hàng trăm người chầm chậm tiến vào trung tâm thị tứ Lạc Dương. CLB cồng chiêng nơi K’Thi biểu diễn mang tên Tình Bạn, hôm nay đón du khách đến từ TP Hồ Chí Minh. Bên trong, một không gian văn hóa cồng chiêng rộng khoảng 250 mét vuông có sức chứa lên tới 200 người đã được sắp đặt sẵn chờ khách.

Những món ăn dân dã mang đậm chất Nam Tây Nguyên cũng đã được chuẩn bị bốc hơi nóng hổi. Đó là cơm nếp nắm, rau rừng luộc, xào, thịt nướng, muối ớt xanh… và không thể thiếu được những vò rượu cần lên men bằng lá cây rừng, nấu bằng nước suối lạnh đầu nguồn dòng Đa Nhim. Ở giữa, đống củi gỗ đã lên lửa, bập bùng cháy, nổ tí tách trước cái se lạnh của miền đất này, càng thôi thúc du khách hòa mình vào bữa tiệc cồng chiêng đêm nay.

Lễ khai mạc đêm hội được thực hiện theo nghi thức truyền thống, bắt đầu từ việc cầu gọi thần linh (Yàng) phù hộ cho bà con người thượng, anh em miền xuôi, có một cuộc sống an lành, bình yên bằng tiếng mẹ đẻ của người Lạch. Những vũ điệu hoang dã trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, tập quán tín ngưỡng của cộng đồng người Lạch được 20 chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống lần lượt tái hiện sinh động quanh đống lửa đang bập bùng bốc cháy.

Cùng lúc đó, tiếng cồng chiêng dồn dập vang lên. Thanh âm ấy lúc nghe trầm hùng trong tiếng reo hò của cộng đồng khi những chàng trai tái hiện lễ đâm trâu để hiến tế thần linh ngày bỏ mả. Rồi khi lại nghe như là thổn thức trong lễ cầu sức khỏe.

Lúc như da diết ước mong trong ngày lễ phát rẫy trỉa bắp, phấn khởi, mừng vui trong ngày lễ mừng lúa mới ở các buôn làng Tây Nguyên. Tiếng cồng, tiếng chiêng cứ thế vang lên theo từng giai điệu, cung bậc cảm xúc của những nghi thức hoặc trò chơi khiến du khách không thể nào ngồi yên.

Chàng trai, cô gái người Lạch biểu diễn phục vụ du khách.

Bình minh đã vươn qua dãy núi Mây (mẹ), thị tứ Lạc Dương vẫn bồng bềnh trong khối sương sớm. Đứng trên đỉnh dãy Langbiang hùng vĩ, phóng tầm mắt về phía trung tâm thị trấn nhỏ của người Lạch, nổi bật trong làn sương mờ là những căn biệt thự xinh xắn. Mới sáng sớm, đâu đó trong thị trấn, tiếng cồng chiêng đã bập bùng vang lên. K’Thi bảo, đó chính là tiếng chiêng mà Kră Jăn Lao đang truyền lại cho những người trẻ tuổi biết cách chơi và cảm thụ.

“Bọn mình rồi cũng sẽ già và chết. Cần phải có người kế tiếp để lưu giữ những bản cồng chiêng này. Người Lạch mình còn thì tiếng cồng chiêng cũng phải còn!..”-K’Thi nói với tôi như thế.

Theo nghệ nhân Kră Jăn Plin, một người đã nhiều năm nay dành không ít công sức nghiên cứu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và cũng là “cha đẻ” đã khởi xướng ra dịch vụ biểu diễn cồng chiêng dưới chân núi Langbiang, với đại đa số bà con ở thị trấn nhỏ này, tiếng cồng, tiếng chiêng vẫn mang giá trị linh hồn của đời sống văn hóa, tâm linh trong cộng đồng của họ.

Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối cá nhân với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng một cách linh thiêng và thế tục, cộng niệm và cộng cảm. Cồng chiêng đã trở thành một biểu tượng trong cuộc sống và lao động sản xuất của các dân tộc trên vùng đất Tây Nguyên.

Nếu như trước đây, tiếng cồng, tiếng chiêng chỉ xuất hiện trong những sự kiện trong đại của buôn làng, như lễ bỏ mả, lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới, hay thôi nôi… thì nay, ở thị trấn nhỏ của người Lạch này, tiếng cồng chiêng xuất hiện hằng ngày, hằng đêm, những người biết chơi cồng chiêng cũng được mở rộng.

Điều đáng nói, Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại đã được UNESCO công nhận ngày nay người hưởng thụ không chỉ gói gọn trong cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên. Chính những CBL biểu diễn cồng chiêng ở thị tứ Lạc Dương đang đưa không gian văn hóa này đến với du khách trong và ngoài nước, làm giàu cho văn hóa cồng chiêng, làm giàu cho quê hương huyền thoại của nàng Lang và chàng Biang.

Hiện thị trấn Lạc Dương có hơn 10 CLB biểu diễn cồng chiêng. Trung bình mỗi CLB giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 30 người. Đây là nguồn thu nhập khá mỗi đêm trong khi ban ngày những người ở CLB cồng chiêng vẫn đi làm bình thường.

Chủ một CLB cồng chiêng dưới chân núi Langbiang cho biết, vào mùa du lịch, mỗi đêm anh thu về từ 1-3 triệu đồng sau khi đã trả công cho người biểu diễn và các chi phí khác là điều không quá khó. Những năm gần đây, trước sức cuốn hút mạnh mẽ từ hoạt động văn hóa cồng chiêng, ngày càng nhiều doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng liên kết với các CLB biểu diễn cồng chiêng dưới chân núi Langbiang để mở tour, đa dạng hóa các hoạt động liên quan đến cồng chiêng.

Còn đối với người Lạch, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại - ngày nay không đơn thuần chỉ mang giá trị văn hóa, tâm linh như thời khởi thủy, mà còn góp phần đắc lực vào phát triển kinh tế, xã hội, làm thay đổi cuộc sống của phần lớn cộng đồng người Lạch dướ i chân núi Langbiang hùng vĩ này.

Sau một ngày rong ruổi nghe K’Thi say sưa nói về chuyện cồng chiêng, tôi tìm đường trở về phố thị Đà Lạt, còn bạn lại sắm sửa trang phục truyền thống chuẩn bị bước vào đêm biểu diễn…Từ phía xa xa, tiếng chiêng trầm hùng gọi bạn miền xuôi lên giao lưu đã ngân vang. K’Thi, bạn tôi, nói phải: Người Lạch còn thì tiếng cồng chiêng cũng phải còn!..

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //