Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Lễ hội Đình Chèm

Phóng viên - 29/01/2019 | 3:04 (GTM + 7)

VOVGT - Trước tác động của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, lễ hội Đình Chèm vẫn có thể bảo lưu và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Trong khi phần lớn các lễ hội ở miền Bắc đều diễn ra vào mùa xuân thì lễ hội Đình Chèm lại diễn ra vào giữa mùa hè, chính hội diễn ra vào ngày 15/5 âm lịch hàng năm.

Hiếm có một lễ hội nào ở khu vực Hà Nội đất chật người đông như hiện nay còn duy trì được đầy đủ các nghi lễ truyền thống mà vẫn thu hút được sự tham gia đông đảo, đoàn kết của người dân 3 làng như tại lễ hội Đình Chèm.

Ngay từ công tác chuẩn bị cho lễ hội cũng được từng người dân náo nức, vui vẻ chuẩn bị từ 2,3 tháng trước khi diễn ra lễ hội.

Lễ hội Đình Chèm vẫn giữ được bản sắc trong thời kỳ đô thị hóa

Để tìm hiểu rõ hơn những nét đặc biệt của lễ hội Đình Chèm cũng như những bài học, giá trị truyền thống tốt đẹp được phát huy từ lễ hội này, ngay sau đây xin mời quý vị và các bạn theo dõi cuộc trò chuyện của PV chương trình cùng ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm:

Thưa ông, Lễ hội Đình Chèm nói chung có điểm gì đặc biệt?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Về lễ hội đình chèm thì có mấy yếu tố đặc biệt: yếu tố 1: liên quan đến 3 cột cờ, đó là trong lễ hội thì có nghi lễ cúng phát tấu, tức cúng PHật. Thứ nhất cúng Phật, thứ nhì cúng Phan để chiêu hồn các tướng sĩ tử trận, tri ân, cuối cùng là cúng thánh.

Như vậy giữa lễ hội đình chèm có sự giao thoa giữa phật giáo và thánh hiền, khác với tất cả các lễ hội khác, nên lễ hội đình chèm ko làm mặn, chỉ có lễ chay như chè kho, bánh cốm, hoa quả..

Vậy cụ thể trong các phần lễ của Lễ Hội Đình Chèm thì có những điểm thú vị nào?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Lễ hội đình Chèm có mấy yếu tố, một là lễ nghinh thủy, tức lễ rước nước. Tức là đoàn thuyền đi từ bến ngự, thuyền đi qua cửa đình lên 3 địa danh của 3 làng đó là anh cả, anh hai, anh ba, làng Chèm dc là anh cả, anh 2 là Hoàng Xá, anh 3 là Hoàng Liên, qua 3 địa phận cách đây khoảng hơn 3 cây.

Cứ đi qua các địa phận đó rồi quay về cửa đình, quay 3 vòng rồi bấy giờ mới múc nước. Ngày xưa các cụ nói có cái sừng tê giác, làm thành cái vòng, thả xuống nc đục như thế nhưng ở trong rất trong, và cụ tế chủ hoặc cụ cao tuổi nhất sẽ múc nước vào chóe, lấy nước về. Múc nước về một là để thờ thánh hàng ngày, 2 là để tắm cho thánh trong ngày hội, 3 là múc nc về để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống đầy đủ, sung túc.

Cho nên khi lấy nước, người ta múc 9 gáo, mỗi 1 lần là 9 gáo múc cho đến khi nào được thì thôi. Sau khi quay 3 vòng nước ở cửa đình rồi, thuyền bắt đầu quay trở về bến xuất phát và rước từ đó rước lên trên đình. Dọc đường đi lấy nước là trống reo, quân hô, ngày xưa các cụ nói là tiếng hô dậy sóng sông Hồng. Nghi lễ rước nước là rất quan trọng mà chỉ có lễ hội đình Chèm mới làm dc, các nơi khác cũng làm nhưng người ta làm đơn giản.

Cái đặc biệt thứ 2 là đình Chèm có tổ chức lễ rước văn. Ngày xưa thì các cụ nào có chức sắc trong làng, có học thức thì mới được tả văn, viết cái văn để làm lễ tế trong ngày hội, sau khi viết văn xong thì có hội đồng khảo văn, sau đó mang văn đó thờ ở nhà cụ tả văn, rồi ngày hội thì đoàn rước vào trong nhà cụ tả văn để rước văn về đình, sau đó mọi người làm lễ tế, đọc cái bài văn đó lên.

Bây giờ chúng tôi kết hợp, vẫn có hình thức tả văn đó, và đưa văn trở về nơi thờ ở chùa, sau đó đoàn vào trong chùa rước văn về đình thì nghi lễ này cũng khác so với các vùng khác.

Cái điều thứ 4 của lễ hội đình Chèm khác là trong ngày 15/5 âm lịch, tức ngày chính hội, vào khoảng 12h trưa, chính ngọ thì có lễ mục dục, tức là tắm tượng. Người ta sẽ rước bài vị của đức thánh ra 2 nhà vuông tọa lầu để mục dục, trong lúc chuẩn bị tắm gội thì pháp sư đứng ở nghi môn nội sẽ tụng kinh quá độ, cùng lúc là vừa tụng kinh, vừa tắm cho đức thánh, vừa làm lễ phóng điểu, thả chim bồ câu là để mời các khách quan về khao quân, mừng thắng trận rồi mới đến là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Nó khác với các nơi như vậy. Bây giờ thì kết hợp vẫn sử dụng nó nhưng thêm 1 cái là thả chim bồ câu, cầu ước vọng hòa bình.

Từ hàng nghìn năm nay lễ hội Đình Chèm vẫn giữ gìn được nét đẹp truyền thống

Trước nhiều điều kiện hiện nay có thể đã thay đổi và tác động vào việc duy trì và tổ chức hoạt động lễ hội thì tại lễ hội Đình Chèm, chúng ta đã lưu giữ những nét truyền thống này như thế nào và có gặp khó khăn gì không?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Cũng có những nét thay đổi nhưng vẫn kết hợp dc giữa cổ xưa và bây giờ. VN ngày xưa lễ hội là chay nên thường tổ chức thi nấu chè kho, nấu xong dâng thánh, sau đó lộc đó mang về biếu các cụ từ 80 tuổi trở lên được hưởng lộc thánh trong ngày lễ hội. Đó là nét thứ nhất chúng tôi vẫn giữ được.

Ngày xưa các cụ làm không cầu kỳ bằng bây giờ lắm, bây giờ nó hiện đại hơn, cái hình ảnh nó là đây, có mấy anh đang đánh chè kho đây, đánh có thể toác cả tay ra chứ ko đơn giản đâu, trông thế thôi nhưng rất là mệt. Đó là cái cũ mà chúng tôi kết hợp được

Cái thứ 2 các bạn đã nghe câu ca nói rồi, hội chèm mở giữa tháng 5, 13 hạ chải hôm rằm bơi thi, 3 dân đánh trống chỉ huy, thuyền nào dc giải cờ thì có mao. 15/5 hội Chèm thì 12.13 đã hạ chải để chuẩn bị bơi.

Bơi chải ngày xưa dòng sông nc nó ko siết lắm như bây giờ, các cụ còn tổ chức bơi trước cửa đình dc, nhưng bây giờ không bơi được, một là cái nhân lực, 2 là cái thuyền ngày xưa nó bị cũ quá rồi, hỏng rồi, không sửa được nên bây giờ chuyển từ bơi chải thành bơi truyền thống tại ao đình, tức là vẫn kết hợp được bơi để mô phỏng thêm và tôn thêm cái lễ hội nó đúng theo ý nghĩa của nó là luyện quân.

Cái thứ 2 kết hợp nữa là thi thả chim, thả theo từng đoàn một, mỗi 1 năm 1 mùa lễ hội thường có 14-15 lồng để tạo thành các đội thi với nhau, vừa kết hợp được giữa cổ xưa là phóng điểu, vừa kết hợp với thời mới là cầu ước hòa bình.

Ngoài việc khơi gợi truyền thống của làng từ những lễ hội thì tại Đình Chèm còn có những hoạt động nào khác để lưu giữ và phát huy những truyền thống, phong tục tốt đẹp của làng cho các thế hệ sau không, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Sau khi khôi phục lại lễ hội đình Chèm năm 1990, các cụ khôi phục lại lễ hội thì từ bấy giờ trở đi có nhiều các hoạt động để giáo dục truyền thống.

Thứ nhất là tuyên truyền cho các cháu. Hàng năm là chúng tôi tổ chức cho các cháu học sinh cấp 1, cấp 2 ra đây học các tiết lịch sử địa phương. Trong 2 năm vừa rồi, các cô giáo dạy sử địa phương cũng được giải cấp thành phố. Ngoài ra thì các cháu từ lớp mầm non đến tiểu học là cứ 1 tháng là các cô cho các cháu tham quan đình, nghe các cụ từ nói chuyện lại. Đình Chèm thờ ai, có tác dụng thế nào…

Hai là chúng tôi có in tập sách, 1 là danh nhân Lý Ông Trọng, 2 là từ điển về Đình Chèm và Lý Ông Trọng là từ điển Hán Nôm, nói tất cả các nghi lễ, các hoành phi câu đối, các sự tích, bia. Đối với các cụ, chúng tôi thường xuyên tổ chức, ngày rằm ngày lễ các cụ vẫn ra đây để tế lễ, để các cụ cao tuổi còn sống còn nhớ lại được nghi lễ cổ thì truyền bá lại và chúng tôi là những người tiếp tục, kế cận thì lại ghi chép lại, để sau này thành các văn bản truyền tụng đến đời sau. 2 tháng ở đây lại có sinh hoạt CLB thơ.

Thứ 3 là phối hợp với bên văn hóa của phường, quận, sở để thứ nhất là tạo các tua du lịch, thứ 2 là kêt hợp trong những ngày mở hội thì tuyên truyền quảng bá các nghi lễ, cách thức tổ chức lễ hội. Lễ hội ở đây không phải ít người mà vào quãng từ 850 đến 880 người tham gia, như 2 năm vừa rồi người cao tuổi nhất là 90 tuổi và ít tuổi nhất là 13 tuổi.

Mặc dù thời tiết nắng chang chang của mùa hạ nhưng mọi người vẫn vui vẻ. Đó là những cái mà chúng tôi thấy rằng nhân dân vẫn hướng về Đức thánh chèm rất lớn. Nên từ khi đình chèm được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt thì cũng được tu bổ cảnh quan khang trang hơn, đón nhiều du khách hơn.

Vậy với sự đô thị hóa rồi kinh tế ở Chèm phát triển như hiện nay thì việc tổ chức lễ hội có sự thay đổi như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Cái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống đến bây giờ cũng chưa lớn lắm, về kinh tế phát triển hơn, các cụ thường nói phú quý sinh lễ nghĩa thì ng ta quan tâm đến đình chùa nhiều hơn.

Cái thứ 2 là ý thức của người dân. Dù cuộc sống xô bồ, đô thị hóa nhanh nhưng vẫn ko làm mai một dc lòng tự trọng ,chúng tôi vẫn giữ được rất nhiều nếp xưa. Nhân dân nơi khác đến đây nhiều nhưng họ cũng bắt nhịp nhanh.

Ngày xưa, ra phục vụ hội làng, với việc chính của đình thì phải 3 đời người làng Chèm, còn những ông là rể thì không được làm mấy, có tham gia thì cũng chỉ làm những việc phụ như vác lọng, vác cờ chứ không được đứng trong hàng tế.

Nhưng bây giờ chúng tôi xác định, đình là đình chung, tất cả mọi người đều dc tham gia, có thể họ mang cái hay ở quê của ng ta mang ra góp phần tham gia vào công việc, nhưng vẫn phải giữ được những nét chính truyền thống của làng.

Và cũng đóng góp ý kiến cho các cụ để các cụ hiểu thêm nên chúng tôi tổ chức nhiều tọa đàm lấy ý kiến các cụ lắm.

Ông có ý kiến hay đề xuất gì để các hoạt động văn hóa truyền thống tại Đình Chèm phát huy hiệu quả hơn nữa không ạ?

Ông Nguyễn Mạnh Thìn – Trưởng BQL di tích Đình Chèm: Chúng tôi cần bổ sung thêm tổ chức lớp hướng dẫn viên, mặc dù chúng tôi có tuyển chọn các cụ rồi, nhân viên có rồi nhưng việc bồi dưỡng hướng dẫn cho chuyên nghiệp, vì các cụ ra trực hàng ngày thì tự nguyện suốt.

Người hướng dẫn thì chúng tôi cần bồi dưỡng cho bài bản hơn, các đoàn đến là có thể mời cụ ra hướng dẫn được, cần thiết thì chúng tôi mới làm.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm  2024

Bắt tín hiệu thị trường cho xuất khẩu gạo năm 2024

Dù tình hình thế giới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng xuất khẩu gạo đã có những tín hiệu lạc quan ngay từ những tháng đầu năm. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm bắt tốt các tín hiệu thị trường để duy trì hiệu quả xuất khẩu.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu từ vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 16/4, trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, có đến 22 trên tổng số 31 mặt hàng đồng loạt giảm giá, kéo chỉ số MXV-Index sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp từ vùng đỉnh 7 tháng, với mức giảm 0,67% xuống 2.308 điểm.

// //