Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làng Nghi Tàm (Phần 1): Bí ẩn vùng đất nuôi tằm?

Phóng viên - 20/04/2018 | 12:00 (GTM + 7)

VOVGT - Mảnh đất Nghi Tàm như một bán đảo lớn của Hồ Tây, với nhiều truyền thuyết và được sử sách ghi lại là vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Làng Nghi Tàm xưa nổi tiếng với nghề nuôi tằm

Từ chùa Trấn Quốc, nhìn theo ven Hồ Tây, qua phố yên Phụ, ở chỗ cuối con đường có vài cây cơm nguội còn sót lại là đến đất “Tằm tang” – Làng hoa Nghi Tàm xưa, nay thuộc phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội. Nhìn tổng thể, mảnh đất Nghi Tàm như một bán đảo lớn của Hồ Tây, với nhiều truyền thuyết và được sử sách ghi lại là vùng đất nổi tiếng của kinh thành Thăng Long với nghề trồng dâu, nuôi tằm, trồng cây, hoa cảnh.

Theo cuốn “Hà Nội nghìn xưa” của tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán thì làng Nghi Tàm xưa kia “ngàn dâu xanh ngắt một màu” chạy suốt bờ đê. Có lẽ vì vậy mà vùng đất này có tên gọi là Nghi Tàm. Chữ Nghi nghĩa là sự thích hợp và chữ Tàm nghĩa là “Tằm”. Ý muốn nói đến vùng đất có sự thích nghi với sinh trưởng của con tằm, luôn sinh sôi và cần mẫn nhả tơ. Cái tên Làng Nghi Tàm hình thành cũng là từ nghĩa ấy. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ về sự hình thành làng cổ Nghi Tàm:

"Làng Nghi Tàm cũng là 1 roi đất ăn ra, đất rất đẹp mặc dù roi đất không lớn, nhưng Nghi Tàm cũng là 1 cái tên làng cổ, có từ thời Lý mà cái tên này thì cũng là do các vua Lý đặt ra, gọi là trại Tầm Tang, có xuất xứ từ công chúa Từ Hoa, là con gái của vua Lý Thần Tông mới xin vua cha ra lập 1 trại tằm tang để trồng dâu nuôi tằm ở đó. Vì thế vùng đất này đầu tiên ở thời Lý có tên là trại tầm tang, đến đời Trần đổi thành làng Tích Ma, đến đời Lê đổi lại là làng Nghi Tầm. Nhưng vì chữ Tầm lại giống chuyện của công chúa Từ Hoa nên đổi thành Nghi Tàm.

Dù là đổi tên như thế nào thì phải nói đó là vùng rất đẹp, bởi vì trong Đại Việt Sử ký toàn thư có chép là khoảng giữa làng Nghi Tàm nối với yên Phụ ngày xưa có 1 cánh đồng ở đó trồng hoa gọi là cánh đồng bông. Người ta có nói là ở đó trồng các loại hoa để cúng như hoa sói, hoa ngâu, hoa huệ, các loại hoa trong nước. Cánh đồng rất đẹp. Tuy nhiên, sau này cánh đồng bông không còn, nhưng rõ ràng Nghi Tàm cũng là nơi bắt đầu 1 cái thú chơi hoa của kinh thành Thăng Long xưa.

Ở Nghi tàm thì còn có rất nhiều sự tích, ví dụ như trong Thăng Long bát cảnh thì Nghi Tàm có tới những 3 cái như cánh đồng bông, bến trúc…Ở Nghi Tàm còn có bến tắm khá đặc biệt. Bởi vì ngày xưa, cứ nghĩ là vua chúa là chỉ có tắm giếng chứ không bao giờ bơi hồ, nhưng đến đời chúa Trịnh Giang thì cho xây 1 bến tắm ở đó. Ngoài là để tầng lớp quý tộc nhà chúa bơi ở đó thì còn có những nhà tắm trên bờ để cho họ hàng thân thích của nhà chúa tắm ở đó. Có những truyền thuyết nói là chúa Trịnh Giang bắt các cung nữ ra đó tắm cùng.

Sau năm 1954,Nghi Tàm là 1 cái làng rất đẹp và ở đó người ta có xây 1 trại an dưỡng để nghỉ ngơi cho cán bộ cao cấp, phần lớn là những người miền Nam ra tập kết nên có rất nhiều người miền Nam ra Bắc là con rể của làng Nghi Tàm. Đó cũng là chuyện giao duyên giữa 2 miền rất thú vị"

Xưa trong “Bát cảnh Hồ Tây”, Nghi Tàm hội tụ tới ba cảnh đẹp: “Bến trúc Nghi Tàm” , “Đồng bông Nghi Tàm” Và “Tiếng đàn hành Cung". Ngày nay, Nghi Tàm là một trong ba làng cổ của phường Quảng An, quận Tây Hồ, gắn liền với các dấu tích văn hoá, từ các di tích lịch sử đến nghề truyền thống.

Vốn là vùng đất cổ, Nghi Tàm nổi danh với hai di tích chùa Kim Liên và đình Nghi Tàm được xây dựng từ thời Lý, gắn với sự hình thành và phát triển của đất Thăng Long. Hai di tích này được người làng Nghi Tàm bảo tồn tôn nghiêm, bởi nó là hồn khí nhiều đời nay của dân làng.

Không chỉ có kiến trúc được xem là “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội, chùa Kim Liên còn được đánh giá là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở vùng đất kinh kỳ. Chùa Kim Liên được xây dựng cuối thời Trần, trên nền cũ của cung Từ Hoa-công chúa thời Lý. Đến thời vua Lê Nhân Tông, chùa được xây dựng lại và đổi tên là Đại Bi. Năm 1736, chúa Trịnh Sâm sai các quan đem gỗ từ chùa Bảo Lâm sang trùng tu và đổi tên là Kim Liên Tự có nghĩa là Bông sen vàng.

Chùa Kim Liên hướng nhìn ra mặt hồ Tây trong xanh. Ba chữ Kim Liên Tự nổi bật duyên dáng trên tam quan mang dáng dấp cung đình - Ảnh Huyền Phương.

Trước kia, làng Nghi Tàm chia thành ba xóm: Xóm Chùa, xóm Trên, xóm Cái, nổi tiếng khắp vùng về thắng cảnh đẹp. Nghi Tàm cũng là quê hương của Bà Huyện Thanh Quan, tác giả của những bài thơ hoài cổ nổi tiếng. Ngày nay, ở Nghi Tàm còn một bia đá được cho là bia ghi danh Bà Huyện Thanh Quan, hiện đang được lưu giữ tại một gia đình thuộc dòng họ.

Không chỉ độc đáo với các tích truyện lich sử mà làng Nghi Tàm còn có tiếng với nghề trồng cây cảnh và nuôi cá cảnh. Nghề trồng cây cảnh được du nhập vào Nghi Tàm từ năm 1928, khi một người làng đi bán cây cho người Trung Quốc tại phố Cát Linh rồi đưa giống về trồng. Cây cảnh Nghi Tàm được biết tới với những gốc cổ thụ hoặc các loài quý hiếm. Hiện chỉ còn một số gia đình giữ lại các gốc cây do cha ông để lại.

Nghi Tàm cũng nổi tiếng là làng nuôi cá cảnh với những tay nuôi cá tài nghệ, biết lai tạo giống mới, vỗ cá đẹp, mau lớn, khiến ai cũng nể trọng. Cá cảnh Nghi Tàm cung cấp cho hầu hết các chợ lớn trên địa bàn Hà Nội với chủng loại phong phú, giá cả lại rẻ, phổ biến là các giống cá nội như cá vàng, cá thần tiên, cá kiếm, cá chọi….

Nhưng hiện nay chỉ còn rất ít gia đình sinh sống bằng nghề này vì sự thay đổi đa chiều của cuộc sống đô thị. Trong một cộng đồng dân cư làng xã với nghề truyền thống như ở làng Nghi Tàm thì sự gắn bó, đoàn kết, gần gũi của chính những con người nơi đay đã trở thành bản sắc, làm nên phần hồn cốt, và góp phần tạo nên tâm thức cho Thăng Long-Hà Nội. Dẫu cố gắng gìn giữ nhưng tác động của thời gian, của cuộc sống hiện đại vẫn khiến bản sắc của ngôi làng cổ cũng phải mai một phần nào. Đó là những điều mà không ít người dân đã gắn bó với làng Nghi Tàm qua nhiều thế hệ cảm thấy mất mát và nhiều tiếc nuối nhất:

"Khác nhau chứ, một đằng xưa nó thuộc làng nước, ấm cúng theo kiểu chòm xóm. Giờ có một con đường mở ra như thế này thì ít nhiều nó cũng có không khí tỉnh thành, phố xá hơn. Ngày xưa nhà làm nghề cá cảnh, bây giờ còn đang nghỉ một thời gian, chắc sẽ tiếp tục quay về. Nếu so sánh với phố xá thì ở đây tương đối yên tĩnh, thanh thảnh lắm, cuộc sống thích, tất cả mọi thứ đều ổn. Tình cảm khăng khít có gì cũng khoe nhau mời nhau chứ bây giờ thì không có như thế nữa rồi."

Thay vào đồng bông, cánh đồng hoa xưa thì nay Nghi Tàm chỉ còn sót lại một vài mảnh vườn nhỏ, hiếm hoi do sự nuối tiếc của người yêu cây, mê hoa mà để lại. Nghi Tàm thời nay đất đã chật lại, nhiều công trình lớn cùng nhà cửa mọc lên san sát. Dù vẫn là một vùng đất đẹp và được xem là khu đất “vàng” ở Hồ Tây, nhưng những giá trị xưa của Làng cũng đang dần mai một. Chất chứa trong những câu chuyện kể của người dân là điệp từ: ngày xưa- bây giờ…

Cơ chế thị trường và cuộc sống hiện đại với những ngôi nhà cao tầng, bức tường bê tông và cánh cổng sắt lừng lững, chia cắt những ánh mắt, nụ cười, chia cắt những câu chuyện trò, chào hỏi khi xưa qua hàng rào ngăn cách chỉ bằng cây chuối. Với những người sống nội tâm và hoài niệm, tình người mới là điều đáng nhớ,đáng quý và đẹp nhất trên mảnh đất nghìn năm lịch sử này:

"Làng cổ ngày xưa nó hoang vu mà đẹp, tình người cũng đẹp. Coi như khôngcó bờ tường ranh giới giữa nhà nọ và nhà kia. Chỉ có hàng rào bằng cây chuối ý. Trẻ con, người lớn cứ đi qua đi lại với nhau thôi. Tết nhất đến nơi thì hàng xóm láng giềng chung đụng nhau con lợn, con gà ngày xưa,chứ bây giờ thì ko có thế. Nói thật ngày xưa gói nồi bánh chưng nó sum vầy lắm chứ bây giờ toàn đi mua."

 

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //