Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Làm sao ngăn chặn nạn đổ trộm phế thải ra đường?

Phóng viên - 18/05/2017 | 3:35 (GTM + 7)

VOVGT – Nạn đổ trộm phế thải ra đường đang có chiều hướng tái diễn, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Việc đổ trộm rác, phế thải đã bị báo chí lên tiếng phản ánh nhiều lần trong thời gian qua. Tuy vậy, theo ghi nhận của đường dây nóng 04.37919191 của Kênh VOV giao thông quốc gia, vấn nạn kể trên đang có chiều hướng tái diễn tại nhiều khu dân cư, gây ảnh hưởng tới sự sạch đẹp của đô thị, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Điều này đòi hỏi cần có sự tăng cường kiểm tra, giám sát của các đơn vị chức năng; cũng như sự tuyên truyền để thay đổi nhận thức người dân.

Nhiều đô thị nước ta, đặc biệt là thủ đô Hà Nội đang trở thành những đại công trường, với hoạt động xây dựng diễn ra sôi động. Việc thi công các dự án lớn nhỏ như vậy kéo theo nhu cầu thu gom phế thải ngày càng gia tăng. Có cầu ắt có cung, hoạt động kinh doanh, vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng cũng rất phổ biến. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy, trong nhiều trường hợp, quá trình vận chuyển rác phế thải từ công trình xây dựng tới nơi tập kết, chôn lấp được diễn ra trái quy định. Nhiều chủ phương tiện khi thực hiện công việc này đã cố tình đổ trộm hàng tấn vật liệu, phế thải dọc đường với lý do được họ đưa ra là vì cho tiện, vì nơi tập kết ở xa, vì chi phí tốn kém… Tất cả những ngụy biện này khiến cho bộ mặt đô thị trở nên mất mỹ quan, xấu xí và nhếch nhác.

Phóng viên Kênh VOV giao thông quốc gia phỏng vấn nhiều người dân, những nạn nhân đã và đang chịu hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi đổ trộm phế thải xây dựng thiếu ý thức này. Tất cả họ đều bày tỏ sự thất vọng, bức xúc về hành vi thiếu văn hóa, gây ảnh hưởng lớn tới cộng đồng này của một bộ phận chủ doanh nghiệp, chủ xe, lái xe vận chuyển phế thải xây dựng.

Các ý kiến cho biết: “Khi nhìn thấy đống phế thải đổ ngay đầu ngõ thì không chỉ chúng tôi mà người dân đều rất bức xúc. Đâu đó trên đường phố vắng, rất nhiều tuyến phố đều bị như thế này và thực sự chúng tôi không thể chấp nhận được”. Một người khác chia sẻ: “Rất bẩn thỉu, không chấp nhận được hiện tượng như thế này vì đổ như vậy là mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng khu dân cư, tắc hết đường hết ngõ, lại trước nhà trẻ như vậy rất ảnh hưởng đến các cháu. Theo tôi phải phạt thât nặng để răn đe lần sau không đổ trộm như thế này nữa.

Nghe các ý kiến tại đây:

Đáng chú ý, hoạt động đổ trộm rác, phế thải không chỉ diễn ra tại các khu vực ngoại thành, ngoại đô, mà còn tái diễn tại các khu vực dân cư sầm uất trong đô thị lớn. Ngay tại Hà Nội, mới đây, Kênh VOV Giao thông quốc gia liên tục nhận được phản ánh, bức xúc của người dân về tình hình này. Điển hình như từ đầu năm 2017 đến nay, những đống phế thải xây dựng khổng lồ đã liên tiếp được phát hiện trên đê Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tình hình tương tự cũng được người dân thông báo xảy ra nhiều lần tại khu vực phường Phú Lương, Kiến Hưng (quận Hà Đông); khu vực đại lộ Thăng Long; khu vực quận Nam Từ Liêm, quận Hoàng Mai. Mới đây nhất ngay những ngày đầu tháng 5, người dân tại khu đô thị Dịch Vọng, quận Cầu Giấy đồng loạt phản ánh về sự xuất hiện của đống phế thải khổng lồ án ngữ khu dân cư, chắn gần hết đường đi của người tham gia giao thông tại đầu ngõ 20, Trần Quý Kiên (khu vực đối diện nhà thi đấu Cầu Giấy).

Trao đổi với phóng viên chương trình, bà Nguyễn Thị Xíu, trưởng ban Công tác mặt trận địa bàn, Khu dân cư số 8, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy nêu thực tế tại địa bàn: “Người ta đổ đêm, bà con ngủ rồi không biết được cho nên sáng ra bà con trong khu dân phố phản ánh đến tổ trưởng dân phố và ban công tác địa bàn. Chúng tôi đã ra gặp trực tiếp nhân dân và có ý kiến lên công an phường. Nhưng chưa có ý kiến gì để có phạt hay quy trách nhiệm cho người vô ý thức, cũng chỉ đại khái thôi chứ không đi sâu. Cho nên từ trước đến nay lần này đổ là lần thứ 3 rồi chứ không phải lần đầu tiên”.

Bà Nguyễn Thị Xíu nói:

Phản ánh của người dân là như vậy, trong khi đó, về phía cơ quan chức năng, Cục Cảnh sát môi trường (C49), Bộ Công an cũng liên tục thông tin về các vụ đổ trộm phế thải xây dựng vừa bị lực lượng này xử lý. Cụ thể như chiều tối ngày 16/2, Cục Cảnh sát Môi trường đã phát hiện 4 xe tải chở chất thải đổ trái phép lên ruộng lúa của người dân thôn Đồng Bụt, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Theo ước tính, số chất thải bị đổ tại đây lên tới 3.000 mét khối, trên diện tích khoảng 1 hécta. Khai nhận với cơ quan điều tra, các lái xe thực hiện hành vi đổ trộm cho biết, số chất thải này được vận chuyển từ khu vực bãi rác thải Mễ Trì đến thôn Đồng Bụt. Ngay sau đó, lực lượng này tiếp tục phát hiện, xử lý các vụ việc tương tự tại khu vực phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm); khu vực Xuân La, Xuân Đỉnh...; cũng như tại một số tuyến đường vanh đai, quận, huyện có mật độ xây dựng lớn như Hoàng Mai, Hà Đông…

Ảnh minh họa

Như vậy có thể thấy, hoạt động đổ trộm rác, phế thải xây dựng thực sự là một bài toán khó giải quyết tại thủ đô, đặc biệt là xung các các khu vực có tốc độ đô thị hóa lớn, với nhiều hoạt động thi công xây dựng. Tuy đã bị người dân, báo chí lên tiếng phản ánh, song việc phát hiện, xử lý các hành vi này còn khá hạn chế. Trao đổi với báo chí về thực tiễn tình hình diễn ra trên địa bàn, ông Nguyễn Duy Uyển - Chủ tịch UBND Phường Kiến Hưng, quận Hà Đông cho biết, các đối tượng thường đổ trộm vào ban đêm nên lực lượng chức năng rất khó xử lý. Nhiều lần mai phục, công an phường Kiến Hưng đã bắt giữ, xử phạt và xử phạt một số đối tượng vi phạm nhưng vẫn không ngăn chặn triệt để được tình trạng này.

Lãnh đạo quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm – những địa bàn nóng xảy ra tình trạng này thời gian qua cũng nhận định, chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền phường, xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, đồng thời nâng mức xử phạt vi phạm lên tới 15 triệu đồng/lần, tạm giữ phương tiện vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tái diễn do thủ đoạn đối phó ngày càng tinh vi của các đối tượng vi phạm; trong khi lực lượng chức năng tại các khu dân cư, địa bàn rộng vẫn còn mỏng nên rất khó bắt quả tang để xử lý kịp thời.

Việc chưa thể ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng trên đường dân sinh, trong khu dân cư đã khiến bộ mặt đô thị trở nên mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Lý do bởi không người dân nào có thể tham gia giao thông an toàn và thuận tiện khi những vỉa hè, lòng đường rộng rãi, thông thoáng tại các khu đô thị bị gạch vữa, phế thải xây dựng chất đống chiếm toàn bộ không gian. Do đó, việc tìm kiếm các biện pháp để giải quyết có hiệu quả tình hình là điều mà đông đảo người dân đều mong muốn.

Bà Nguyễn Thị Xíu, trưởng ban Công tác mặt trận địa bàn, Khu dân cư số 8, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy đề xuất: “Nếu công an phường làm có trách nhiệm thì nên đưa về bên môi trường đô thị để kỷ luật những người này, để nâng cao ý thức và có ý thức và có trách nhiệm. Đổ như thế này thấy thiếu văn minh và không có ý thức. Phải xử lý đến nơi đến chốn để những việc này không tồn tại nữa”.

Bà Nguyễn Thị Xíu đề xuất:

Thực tế, nước ta đã có đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật về xử lý các hành vi đổ trộm phế thải, rác thải không đúng quy định. Theo đó, với các trường hợp bị phát hiện, bên cạnh phải nộp phạt hành chính với mức phạt cao, các lái xe vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe; các đơn vị thi công, vận chuyển vi phạm phải thực hiện các nghĩa vụ bắt buộc để xử lý, khắc phục hậu quả. Tuy vậy, giới chuyên gia cho rằng, để đạt được hiệu quả lâu dài, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải tập trung nhiều hơn vào công tác này.

TS Ngô Thị Ngọc Anh, chuyên gia văn hóa cộng đồng nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng có thể đóng góp một ít tiền để thuê cơ quan chức năng, những người thu gom rác chuyển đi. Tuy nhiên nếu chúng tôi làm thế thì sẵn sàng ngày mai sẽ có một xe khác đến đổ ngay. Tôi nghĩ nếu có sự vào cuộc ráo rốt của cơ quan quản lý môi trường, của chính quyền địa phương, của công an khu vực, xử phạt liêm chính, phạt thật nặng, đồng thời đưa lên công luận, lên các phương tiện thông tin đại chúng thì sẽ ngăn chặn rất nhiều tình trạng này xảy ra”.

TS Ngô Thị Ngọc Anh nói:

Tuy nhiên, TS Ngọc Anh cũng cho rằng, thực tế đã cho thấy, một bộ phận chính quyền địa phương vẫn còn phó mặc cho lực lượng cảnh sát môi trường, thanh tra giao thông mà chưa đi vào phối hợp một cách cụ thể, thống nhất nên chưa hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó, vấn đề quan trọng hơn là phải phối hợp các lực lượng, các biện pháp để đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm các quy định về xử lý, tập kết rác thải công trình đúng nơi quy định. Việc này chỉ có thể làm được khi chúng ta có sự kiểm soát ngay từ đầu nguồn, nói cách khác là từ tất cả các công trình thi công thi công, xây dựng lớn nhỏ trên từng địa bàn.

TS Ngọc Anh đề xuất thêm: “Nếu như chúng ta thật sự có trách nhiệm với người dân, với cộng đồng thì cơ quan chức năng (công an, quản lý môi trường) vào cuộc tìm ra chủ thầu đấy, công trình đấy thì mới xử lý được. Còn nếu chúng ta chỉ tuyên truyền, giáo dục mà không xử lý nghiêm minh thì nay chỗ này, mai chỗ khác, chúng ta vẫn dung túng cho những hành vi vô ý thức, vô trách nhiệm, gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng cuộc sống người dân ở khu vực bị đổ rác thải thì tôi nghĩ không tốt”.

TS Ngô Thị Ngọc Anh nói:

Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, để các chủ thầu, chủ đơn vị vận chuyển cũng như lái xe tuân thủ đúng quy định về tập kết rác thải xây dựng đúng quy định, vấn đề quan trọng là thành phố phải quy hoạch hệ thống điểm thu gom, xử lý đầy đủ và hợp lý. Do đó, việc bố trí kinh phí cho đầu tư, xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải, phế thải xây dựng cần được quan tâm hơn trong thời gian tới. Mặt khác, các ngành chức năng, chính quyền địa phương phải có sự vào cuộc một cách tích cực, đặc biệt trong hoạt động cấp phép xây dựng, cũng như ràng buộc trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, tập kết phế thải đúng nơi quy định của chủ thầu, chủ đơn vị thi công. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng vấn nạn đổ trộm phế thải trong khu dân cư mới dần được cải thiện trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //