Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kỹ năng an toàn giao thông cho trẻ em vùng sông nước

Phóng viên - 25/08/2017 | 6:21 (GTM + 7)

VOVGT – Việc chống đuối nước cho trẻ là một trong những vấn đề cần phải được xem xét kịp thời…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Việc chống đuối nước cho trẻ là một trong những vấn đề cần phải được xem xét kịp thời - Ảnh minh họa

Bên cạnh việc chấp hành tốt những quy định để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ thì an toàn giao thông đường thủy cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Trong những băn khoăn, trăn trở về giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường thủy, thì việc chống đuối nước cho trẻ em, đặc biệt là những em sống tại địa bàn các tỉnh tập trung nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch là một trong những vấn đề cần phải được xem xét kịp thời, nhất là trong mùa mưa bão đang kề cận.

Dưới đây là một số ý kiến: “Con thấy rất có ích vì được các chú chỉ dẫn cho cách mặc áo phao để đi trên đường thủy đúng cách và không bị tai nạn trên sông”. Một người khác cho biết thêm: “Khi qua phà mà có áo phao thì tôi cảm thấy rất an toàn”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Vừa rồi là những chia sẻ của phụ huynh cũng như các em nhỏ về vấn đề an toàn giao thông đường thủy, chống đuối nước dành cho thiếu nhi. Quả thực trong những chia sẻ trên, chúng ta không khỏi chạnh lòng trước những tai nạn bất ngờ, dẫn đến những mất mát thương tâm.

Những hồi ức kinh hoàng ấy như tiếng chuông nhắc nhớ xã hội cần thay đổi ngay những quan điểm hời hợt hiện có của mình về vấn đề đuối nước và an toàn giao thông đường thủy cho trẻ nhỏ.

Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, ở Việt Nam, trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 -14 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của các em nhỏ vùng sông nước, trong đó, thiếu các kỹ năng cơ bản khi tham gia giao thông đường thủy là một trong những nguyên nhân căn bản. Con đường đến lớp của các em vùng sông nước là những chuyến đò, chuyến phà chạy qua lại hai bên bờ sông.

Thế nhưng, có một thực trạng là nhiều em nhỏ không được trang bị những quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường thủy, cũng như các kỹ năng cần thiết để tự cứu lấy mình khi chẳng may tai nạn xảy ra.

Những hình ảnh các em nhỏ chen chúc trên một chiếc đò con để qua sông đến lớp không phải là hiếm gặp trên địa bàn cả nước. Không mặc áo phao, không dụng cụ nổi cứu sinh, các em vẫn rất tự tin qua sông, thậm chí vô tư đùa giỡn giữa chòng chành sông nước.

Nhìn nhận về những bất cập trong việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho các em, Bà Phạm Ngọc Lành, Hiệu trường trường Tiểu Học Bùi Thanh Khiết, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Giao thông đường thủy thì các em nhỏ chưa biết nhiều. Các kỹ năng sử dụng thành thạo những dụng cụ, để tham gia trên đường thủy các em cũng không được luyện tập thường xuyên để làm sao ứng phó một cách kịp thời…”

Bà Phạm Ngọc Lành nói:

Khi khảo sát thực tế về hiện trạng “Trẻ em thiếu kỹ năng ứng phó khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy”, phóng viên VOVGT có dịp tham gia một lớp học hướng dẫn về cách sử dụng áo phao, tuyên truyền về luật an toàn giao thông đường thủy nội địa tại trường Tiểu Học Tân Lộc I, TP Cần Thơ do cảnh sát đường thủy TP Cần Thơ phối hợp cùng nhà trường tổ chức.

Buổi học được nhà trường, cùng các em học sinh đánh giá là rất bổ ích, thế nhưng, theo Ban Giám Hiệu nhà trường do thời lượng học có hạn, nên những buổi học này không phải lúc nào cũng được tổ chức thường xuyên. Các em đa phần chỉ học lý thuyết, chưa được cơ hội thực hành trên điều kiện thực tế, dẫn đến tình trạng dễ quên.

Không chỉ vậy, lượng kiến thức mà các em được truyền tải chỉ mới dừng lại ở những quy định của pháp luật còn những kỹ năng xử lý trong tình trạng không may có tai nạn đuối nước xảy ra thì nhà trường cũng như chính quyền địa phương chưa có điều kiện trang bị.

Ảnh minh họa

Chị Nguyễn Thị Ri Đô, chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre chia sẻ: “Với phong trào vì an toàn trẻ em chống đuối nước, hội liên hiệp thị trấn cũng đã phát động phong trào này đến với toàn thể chị em phụ nữ, qua việc sinh hoạt chi, tổ hội, qua hằng tháng, hằng quý…”

Chị Nguyễn Thị Ri Đô nói:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn nghiêm trọng trong lĩnh vực giao thông đường thủy là nhiều chủ phương tiện giao thông chưa có ý thức cao để đảm bảo an toàn giao thông cho hành khách. Nhiều phương tiện thủy dù có trang bị áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh, nhưng chủ phương tiện cũng không yêu cầu hành khách sử dụng và các hành khách nhỏ tuổi đương nhiên cũng không ngoại lệ. Nhiều bậc phụ huynh do công việc bận rộn vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với con em mình. Rất nhiều phụ huynh phó mặc cho các con tự đi đến trường, tự chơi đùa trên sông nước.

Việc quản lý của cha mẹ chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở mà thiếu đi sự giám sát chặt chẽ. Chính những suy nghĩ như “thay kệ”, “chắc không sao” của rất nhiều người lớn đã dẫn đến những chuyến đò của các em “có ra đi nhưng không có ngày cập bến”. Những thanh âm đau đến xé lòng sau mỗi lần tai nạn chìm xuồng, đắm đò xảy ra vẫn đau đáu con người ta về hai tiếng “an-toàn” cho trẻ em vùng sông nước.

Trong những năm qua, việc đảm bảo an toàn cho trẻ em nói chung và sự an toàn của trẻ em vùng sông nước nói riêng luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành trên cả nước.

Trong đó phải kể đến là chương trình hành động “Vì an toàn trẻ em trên sông nước” theo chỉ thị số 23 của Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia ngày 10/5/2016, được triển khai với 4 nội dung chính, bao gồm: Điều tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể về phòng chống đuối nước trẻ em; Tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đường thủy; xây dựng môi trường sông nước an toàn…Trẻ em, vốn là những đối tượng tham giao giao thông ở độ tuổi chưa thành niên, nên chưa thể trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh để tham gia giao thông đường thủy an toàn.

Do đó, sự an toàn của các em phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của chủ các phương tiện chở các em qua sông cũng như sự quan tâm sao sát cho cha mẹ. Đừng vì một chút ỷ y, hời hợt, mà lại nuối tiếc cả một đời người. Có lẽ không sai khi nói rằng: Ý thức giao thông cần phải được hình thành từ rất sớm và cần có thời gian để hoàn thiện. Vậy nên, ngay từ lúc này, khi đưa con em qua sông, đến trường, cha mẹ cần tập cho các em thói quen yêu cầu chủ phương tiện cung cấp cho mình áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh cần thiết. Tuyệt đối không xuống các tàu, ghe, đò không có trang bị phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh. Cài đầy đủ các đai an toàn trên áo phao trước khi ghe, đò rồi bến. Có như vậy mới mong giảm được phần nào những nguy cơ rình rập trên dòng sông hằng ngày các em vẫn đến trường, nhất là trong mùa mưa bão đang đến gần.

Sẽ chẳng cha mẹ nào muốn con mình gặp nguy hiểm trên con đường đến lớp, cũng như chẳng ai muốn một thành viên của gia đình mình mất đi chỉ vì chút vô tâm hay hời hợt của bản thân hoặc người thân mình. Hình ảnh tại hiện trường các vụ tai nạn đã để lại những cú sốc tinh thần không chỉ cho người thân các em, mà bất kể ai đó khi nhìn thấy. Những cái chết thương tâm trên đường đi học về, khi trên người vẫn còn vận bộ đồng phục và chiếc khăn quàng đỏ thắm…, quả thật rất chua xót.

Do vậy, cùng với việc xử lý thật mạnh tay để răn đe những kẻ vi phạm pháp luật thì chuyện chủ động giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy tắc về đảm bảo ATGT cho trẻ em cần được phụ huynh quan tâm, áp dụng từ sớm. Đồng thời, đừng chỉ giáo dục suông cho trẻ về chuyện chấp hành pháp luật ATGT bằng lý thuyết mà hãy cho trẻ thấy thái độ tôn trọng pháp luật, cẩn trọng với tay lái cũng như quý trọng sự an toàn của những người đi cùng mà người lớn thể hiện.

Đó là cách dạy và bảo vệ trẻ chủ động nhất! Hy vọng với những chia sẻ này, chúng tôi có thể góp một phần nhỏ vào việc nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông đường thủy.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

// //