Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Khách Tây bị ép mua túi bánh rán giá 700.000 đồng, xử phạt như thế nào?

Phóng viên - 06/06/2017 | 7:00 (GTM + 7)

VOVGT - Câu chuyện về nữ du khách nước ngoài bị lừa mua túi bánh rán giá 700 nghìn đồng trên phố cổ Hà Nội đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Việc du khách nước ngoài đến Việt Nam và gặp phải những sự cố như hét giá tiền, móc trộm ví... không còn là vấn đề mới. Gần đây, câu chuyện về nữ du khách nước ngoài bị lừa mua túi bánh rán mật 700 nghìn trên phố cổ Hà Nội được chia sẻ trên mạng xã hội tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Theo đó, nữ du khách này bị một người bán hàng rong ép mua túi bánh rán trong khi bà không có nhu cầu, rồi tự động rút từ ví của họ 700 nghìn đồng khiến nữ du khách vô cùng hoảng hốt. Ngay lập tức, câu chuyện này cùng hình ảnh nữ du khách tội nghiệp kia khiến dân mạng phản ứng dữ dội.

Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy bị 'xấu hổ' trước hành động kém ý thức của một bộ phận những người bán hàng rong tại phố cổ Hà Nội, nơi được cho là gìn giữ những nét văn hóa của dân tộc. Bài viết nhanh chóng đạt đến hàng trăm nghìn lượt yêu thích và chia sẻ rộng rãi với trạng thái bất mãn.

Câu chuyện nữ du khách nước ngoài bị ép mua túi bánh rán với giá 700.000 đang thu hút sự chú ý của dư luận

Trao đổi với chương trình về vấn đề này, LS-ThS Luật học Phạm Thành Tài – GĐ Cty Luật Phạm Danh (Đoàn LSHN) phân tích: tình trạng các khu du lịch của Việt Nam có hiện tượng chủ cửa hàng bán hàng kiểu chặt chém đối với du khách xuất hiện khá nhiều và gây bức xúc trong dư luận. Theo quy định điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, Hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ, hành vi không niêm yết giá hàng hóa hoặc bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết có thể bị xử lý từ phạt cảnh cáo, đến phạt tiền lên tới hàng chục triệu đồng. Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

LS Phạm Thành Tài cho biết, căn cứ theo quy định, sẽ phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật; Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tại Khoản 1 Điều này vi phạm từ lần thứ hai trở lên. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền lên tới 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết đối với hành vi vi phạm, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, LS Phạm Thành Tài còn cho biết thêm, đối với những hành vi cố tình chặt chém khách du lịch với mức giá quá cao chính là hành vi chiếm đoạt tiền, tài sản của khách du lịch. Với hành vi này, ngoài việc xử phạt hành chính, người vi phạm sẽ còn phải chịu những hình thức xử lý như sau:

Luật Du lịch năm 2015 cũng đã quy định về cấm thu lợi bất chính từ khách du lịch. Theo tôi, đối với những hành vi cố tình chặt chém khách du lịch với mức giá quá cao chính là hành vi chiếm đoạt tiền, tài sản của khách du lịch. Hành vi này có thể bị xử lý theo quy định tại điều 162 Bộ luật hình sự 1999, với mức phạt từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Cũng liên quan đến sự việc này, trao đổi trên báo Lao Động, ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, ngay từ chiều 1/6, Sở đã nắm được sự việc và đề nghị thanh tra phối hợp với Công an quận Hoàn Kiếm, công an phường để kiểm tra, xử lý nghiêm. Ông Vũ Công Huy - Phó Chánh Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội cho biết, do thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, không chụp được ảnh đối tượng có hành vi “chặt chém” nên khó khăn trong việc xử lý. Đại diện Sở Du lịch Hà Nội cũng khẳng định, thời gian tới, Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, tuyên truyền để người dân, các hộ kinh doanh nâng cao ý thức, giữ gìn hình ảnh đẹp của du lịch Hà Nội trong mắt người dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Trước đó, chiều tại hội nghị giao ban thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Trần Đức Hải - Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, hiện tượng chèo kéo, chặt chém khách ở khu vực phố đi bộ Hoàn Kiếm làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Hà Nội. Đặc biệt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nơi có khu phố đi bộ có đông khách du lịch nước ngoài, Sở Du lịch đã có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên tích cực xử lý tình trạng chèo kéo, bán hàng “chặt chém” khách. Đường dây hotline du lịch hoạt động 24/24h, được bố trí cán bộ có đủ năng lực ngoại ngữ nói được tiếng Việt, Anh, Pháp để nhận phản ánh của du khách. Đối với từng lĩnh vực liên quan như an ninh trật tự hay taxi… nhân viên trực sẽ liên hệ ngay với công an hay thanh tra giao thông, hiệp hội taxi để thực hiện xử lý.

Trong thời gian trở lại đây, đã nhiều lần, lãnh đạo UBND TP HÀ Nội đưa ra quan điểm “tuyên chiến” với nạn "chặt chém" du khách. Đặc biệt, Bí Thư Hoàng Trung Hải từng khẳng định: Nếu chúng ta không tuyên chiến với tình trạng “chặt chém” thì ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của thủ đô, vì thế bản thân mỗi địa phương cần phải giám sát và xử lý nghiêm hành vi này. Nhiều trường hợp, khách Du lịch không bức xúc vì mất thêm tiền mà bức xúc nhiều hơn vì bị “chặt chém”, nếu không chấn chỉnh được tình trạng chặt chém thì ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói:

Chúng ta mà không đương đầu, chúng ta mà không tuyên chiến với những đội chặt chém này là chúng ta mất hết thương hiệu. Địa phương cần giao cho sở văn hóa, các phường sở tại, nếu nơi nào có tình trạng chặt chém, bán giá không đúng niêm yết, không đúng quy định là xử lý, phải giao trách nhiệm cho công an phường.

Nhiều ý kiến cho rằng, để xử lý dứt điểm tình trạng “chặt chém” du khách”, ngoài các biện pháp xử phạt mạnh, Hà Nội cần tính tới biện pháp dài hơi. Chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ dân cư, tạo ra nền nếp ở địa phương, không để cơ hội cho hành vi xấu nảy sinh. Ngoài các giải pháp tổng thể để phát triển du lịch, mạng xã hội cũng là một kênh để chống "chặt chém" hiệu quả. Hy vọng với những giải pháp đồng bộ, nạn "chặt chém" ở Hà Nội nói riêng và nhiều điểm du lịch trên cả nước nói chung sẽ giảm sẽ giảm và du khách có thể yên tâm khi trải nghiệm du lịch tại Việt Nam.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Sóng về khuya: Đồng hành với những chuyến đi an toàn

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, mỗi năm có hơn 6.000 người chết từ những vụ tai nạn giao thông liên quan tới tài xế ngủ gật. Nguyên nhân do thiếu ngủ chiếm tới 30% trên tổng số các vụ tai nạn giao thông trong một năm.

Truy đuổi trên đường

Truy đuổi trên đường

Việc quy định cụ thể hoạt động truy đuổi để ngăn chặn một số hành vi vi phạm TTATGT không chỉ gây áp lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ, mà còn trở thành lực cản trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giao thông, an toàn xã hội.

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Hà Nội sống và yêu: Ăn sáng từ nhà ra phố

Không khó để bắt gặp đủ các hàng quán bán đồ ăn sáng ở Hà Nội ngày nay. Lật giở về quá khứ, thói quen ăn sáng của người Hà Nội phải chăng là lê la quán xá hay đã biến thiên theo thời gian?

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Chuyển đổi số, cần “mở” cơ chế chia sẻ thông tin

Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia khiến nhiều ý kiến đang băn khoăn về tính hiệu quả của việc xây dựng chính phủ số.

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Khi các doanh nghiệp “bắt tay” để đẩy lùi “bà hỏa”

Tại các khu – cụm công nghiệp, việc triển khai các mô hình “Cụm liên kết an toàn PCCC” như những cái “bắt tay” của các doanh nghiệp, để cùng chung sức đẩy lùi “bà hỏa”.

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Taxi truyền thống Singapore đang ngày một “hụt hơi”

Trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các ứng dụng gọi xe như Grab, số lượng taxi truyền thống ở Singapore đang ngày một ít đi. Điều này gây ra không ít khó khăn với những người không có thói quen sử dụng ứng dụng, nhất là người cao tuổi.

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Nâng cao chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Ngày 20/4, tại TP.HCM, Bệnh viện FV đã tổ chức buổi hội nghị Tim Mạch thường niên lần 2 với chủ đề “Điều trị Bệnh Tim Mạch: Hiện tại và tương lai” với nhiều chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham dự nhằm chia sẻ những tiến bộ mới nhất trong chẩn đoán, điều trị.

// //