Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Kẻ Chợ

Phóng viên - 11/01/2019 | 7:40 (GTM + 7)

VOVGT-Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, người dân tứ xứ đến định cư, đầu tiên để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề...

Cái tên Kẻ Chợ có từ rất lâu trước khi người phương Tây vào Hà Nội

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, mà người phương Tây đến đất này quen gọi từ thế kỷ XVI. Nhiều ghi chép cho thấy, Thành Đại La xưa đã là một cái chợ của cả lưu vực sông Hồng. Người dân tứ xứ đến định cư ở đây, đầu tiên cốt để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề.

Đây chính là cơ sở để hình thành các phố “hàng” trên đất Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt hơn cả, ngay từ tên gọi Kẻ Chợ chỉ được dành duy nhất cho đất Thăng Long, còn ở tất cả các Kẻ khác đều gọi là Kẻ Quê. Tại sao lại có sự khác biệt này?

Trước hết, hãy cùng đến với câu chuyện về lịch sử ra đời tên gọi Kẻ Chợ từ nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến.

“Cái tên Kẻ Chợ đầu tiên chỉ dùng cho những kv buôn bán ở Thăng Long,nhưng sau này từ Kẻ Chợ cũng coi như từ dân dã gọi thay từ Thăng Long. Cái tên Kẻ Chợ ra đời từ bao giờ? Chắc chắn Kẻ Chợ ra đời sau những Kẻ và vùng Kẻ. Bởi vì các vùng Kẻ và kẻ là những khu vực cổ của Thăng Long – Hà Nội xưa và có các Kẻ thì mới có Kẻ Chợ. Chỉ biết cái tên Kẻ Chợ dc đưa vào trong sách là của tác giả Trịnh Kính Hòa khi ông này nói rằng tên Kẻ Chợ đầu tiên được đưa vào cuốn sách có tên là Về Châu Á, xuất bản năm 1521.

Tuy nhiên tên Kẻ Chợ xuất hiện từ trước đó vì phải xuất hiện từ trước đó thì người ta mới có để đưa vào sách. Kẻ Chợ ngày xưa phiên âm theo tiếng nước ngoài, có rất nhiều phiên âm khác nhau, nhưng người Việt Nam phiên ra thì gọi là Kẻ Chợ vì từ Kẻ vốn đã có từ trước đó, Kẻ có nghĩa là vùng, nơi chốn, 1 địa danh cụ thể và kèm theo sau đó là tên riêng của vùng hoặc làng đó

Có 1 người nghiên cứu khá sâu về Kẻ Chợ đó là giáo sư Trần Quốc Vượng, ông có nói là trước thế kỷ 16 chỉ có Thăng Long mới gọi là Kẻ Chợ, còn các Kẻ khác gọi là Kẻ Quê vì chỉ có Thăng Long mới là nơi mua bán trao đổi hàng hóa lớn nhất và gần như duy nhất còn các chợ khác rất nhỏ, họp hàng ngày phục vụ nhu cầu cư dân vùng đó, còn chợ mua bán trao đổi hàng hóa với cả nước ngoài thì chỉ có ở Thăng Long. Cái tên Kẻ Chợ này chưa bao giờ được đưa vào các văn bản chính thống của các Nhà nước phong kiến mà cái tên Kẻ Chợ chỉ dc gọi trong dân gian.

Cái tên Kẻ Chợ dc lưu hành trong dân gian và kéo dài cho đến tận ngày nay khi 1 số nhà nghiên cứu vẫn quen gọi Thăng Long là Kẻ Chợ, chỉ có điều không biết chính xác Kẻ chợ có từ bao giờ. Nhưng có thể khẳng định Kẻ Chợ muộn nhất cũng xuất hiện vào đời Lý, nghĩa là cách đây hơn 1000 năm".

Trong sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi đã nói đến một khu vực chợ lớn ở Thăng Long, vì thế có thể tên Kẻ Chợ xuất hiện trong dân từ thời Lê vào thế kỷ XV.

Tên Kẻ Chợ ban đầu chỉ để gọi riêng khu buôn bán để phân biệt với khu Hoàng thành của Vua Lê. Dần dần tên Kẻ Chợ được dùng chung cho cả kinh thành Thăng Long.

Chợ trong ngày hội đình (Tư liệu ảnh Bắc Bộ cổ)

Chợ là nơi bán mua, nhưng dần dần theo cách mà người ta đến với nơi này cũng như những nét riêng tích tụ cùng thời gian, chợ trở thành một không gian văn hóa. Đây là cũng một trong những đặc điểm nổi bật của Thăng Long – Kẻ chợ, được Tiến sĩ Trần Hữu Sơn – Viện trưởng viện văn hóa ứng dụng, Phó chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam nhấn mạnh:

"Gọi là Thăng Long – kẻ Chợ chúng ta thấy là do Thăng Long có những đặc trưng văn hóa, địa hình khác, tạo ra đặc điểm văn hóa. Trước hết, Thăng Long- Thủ đô của nước Đại Việt cho đến sau này đều có đường sông bao bọc nên chợ hình thành trên các tuyến đường sông, nên có từ chợ búa là như vậy.

Thứ 2 là thành của TL chủ yếu là vua và các quan ở, phía ngoài thành là dân ở , nên dân bao giờ cũng mang tiếp tế đến bán ở các chợ, nên tất cả các cửa thành đều là các chợ, hầu hết các cửa bắc đông tây đều là chợ cả, nên chúng ta có các chợ như cửa bắc, cửa nam, cửa đông…, tạo ra sự giao lưu giữa nội thành – ngoại thành, đô thị -nông thôn và tạo ra nếp sống đô thị sôi động của kẻ chợ.

Đặc điểm văn hóa của Kẻ chợ xưa đặc trưng bên cạnh sự mua bán là ng dân đến chợ còn có nhu cầu giao lưu, trao đổi tình cảm. Thì sự trao đổi tình cảm thể hiện ở những sinh hoạt văn hóa như hát xẩm, các bài hát.. đều tổ chức ở những góc của chợ, rồi bán nhạc cụ, rồi kể cả các quán ăn.

Không chỉ giải quyết vấn đề ăn mà còn là gặp gỡ, trao đổi thông tin với nhau, nên đều tập trung đông người, người ta hỏi nhau về cuộc sống của họ hàng, diễn biến của triều đình, những biến cố, ngay cả tin giặc dữ ra sao, vấn đề đánh bạc ntn thì cũng đều được bàn bạc ở các trung tâm chợ này".

Phát triển theo thời gian, chợ ở Thăng Long - Hà Nội qua các thời đã có đến hàng trăm chợ to nhỏ. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục điểm qua quá trình phát triển của Thăng Long - Kẻ Chợ.

“Kẻ chợ xuất phát từ ban đầu là ở Thăng Long có rất nhiều chợ. Chợ họp theo kiểu đông người mua bán và trao đổi hàng hóa xuất hiện vào khoảng năm 1035. Chợ đầu tiên của Thăng Long gọi là chợ Tây Nhai, nay nó tương ứng với chợ Ngọc Hà. Chợ Tây Nhai ngày xưa được mô tả là nó rất dài, do vua Lý Thái Tông lập ra.

Trong suốt quãng thời Lý chuyển sang triều Trần , Thăng Long rộng ra, người dân đông hơn thì phát sinh ra rất nhiều chợ, đến đời Trần Thăng Long có khoảng 8 cái chợ lớn nằm rải rác khu vực quanh kinh thành, chợ không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gom hàng ở các vùng miền mang về và chợ Thăng Long thời Lý Trần cũng đã là nhộn nhịp và họp làm nhiều phiên trong tháng.

Trong những cuốn sách của Phan Huy Chú hay Phạm Đình Hổ thì cũng nói là tùy theo các chợ mà có các phiên họp khác nhau và chợ ở Thăng Long có đặc điểm là ngày nào không có phiên thì không hợp, phải đúng ngày có phiên mới họp, và chợ như 1 ngày hội, ngoài bán hàng, quà bánh và 1 số sản phẩm khác thì còn có các trò chơi giải trí.

Như xem bói, hát xẩm, sau này có cả những người ở phía nam Trung Quốc sang bán thuốc người ta vừa biểu diễn, ảo thuật vừa bán thuốc. Chợ Thăng Long theo thời gian cũng được phân hóa, mỗi chợ bán riêng 1 thứ, ví dụ có những câu ca dao là bán mít chợ đông, bán hồng chợ tây, bán mây chợ huyện, bán quyến chợ đào- tức là bán lụa ở phố hàng đào.

Mỗi chợ ở Thăng Long Kẻ Chợ lại có những nét riêng, làm nên sự phong phú, thú vị mà sau này, rất nhiều nhà nghiên cứu hay cả những nhà văn, nhà thơ đều không thể bỏ qua khi nói về văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Ví dụ góc nhìn độc đáo của Nhà văn Thạch Lam khi gọi chợ Đồng Xuân là cái “bụng” của thành phố và ví von "Tất cả của ngon vật lạ các nơi đều đem đến đây để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội".

Một phiên chợ Bưởi xưa

Ngoài ra Hà Nội còn có những chợ xưa như Cửa Nam, Hàng Da, Dừa, Mơ, Hôm, Bưởi…Đặc biệt phải kể đến là chợ Bưởi – một chợ lớn ven đô từ thế kỷ XV, của thợ làm giấy và dệt lụa các làng Yên Thái, Hồ Khẩu, Đông Xã, Nghĩa Đô, Bái Ân, Trích Sài. Bên cạnh giấy moi, giấy bản, giấy thị, giấy lệch, giấy sắc của các làng giấy còn có lĩnh Trích Sài, vải Nghĩa Đô, kẹo nha An Phú, cây cảnh Tây Hồ.

Theo nhà văn Tô Hoài, giáp tết chợ Bưởi còn có phiên chợ bán trâu, bò từ các nơi đưa đến phục vụ cho bà con mổ thịt cúng ông bà hàng dầu Vũ Phục - Thần Hoàng của vùng. Chợ Bưởi vẫn tồn tại cho đến ngày nay nên với người HN, nhắc đến chợ ở Hà Nội là nhắc đến chợ Bưởi. Một số thính giả chia sẻ:

“Người Hà Nội thích đi vòng Hồ Tây, cái đường ven hồ mới mở đẹp sạch lên đến đầu kia ngày xưa gọi là Kẻ Bưởi, nhưng bây giờ tên mới là Lạc Long Quân, để ngắm cảnh và mua những thứ mà mình thích ví dụ trên đó có cá vàng rất nhiều, có chim cảnh, đến phiên chợ thì họ họp chợvà bán những thứ đặc sản của họ.

Họ cũng bán hoa quả trái cây mà họ dùng được ví dụ như cam, bưởi hoặc là có những trường hợp như những thứ bánh như bánh nếp, bánh tẻ, những cái đấy là món ăn dân dã. Phiên Chợ Bưởi ngày xưa gọi là kẻ Chợ là ngày rằm, mùng một, một tháng hai phiên. Có những đặc sản gì đó thì ng ta mang đến bán.

Chợ dạo trước và chợ bây giờ, nếu như là các chợ truyền thống thì hầu như tất cả hình thức có thể thay đổi nhưng nội dung thì không thay đổi. Vì những chợ buôn bán lớn đều phải có giấy phép kinh doanh, kể từ thời thuộc pháp đến bây giờ cũng đều phải có. Chỉ có những cái chợ ở địa phương hoặc các vùng thì thôi thì bán cái gì thì ng dân ng ta mua cái ấy, có nhu cầu thì người ta mua. Người nào thiếu rau thì mua rau, thiếu mắm thì mua mắm, thiếu thịt thì mua thịt”.

Qua nhiều biến thiên, nhiều chợ của Hà Nội này không còn, chỉ có dấu vết hoặc trong ca dao, dân ca và lời kể của người già. Đó là chợ Võng Thị. "Rượu nồng hương mới chín, lũ túy ông tất tưởi dáng sang đò". Chợ Yên Quang, xưa ở khoảng giữa phố Quán Thánh thì "Phiên rằm chợ chính Yên Quang .Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua".

Còn giữ được nhiều nếp xưa nhất là chợ Bưởi và chợ Mơ, nhưng để phù hợp với cuộc sống hiện đại, những chợ này ngày nào cũng họp. Nhiều chợ cổ đều đã bị thay đổi hoặc phá bỏ, nhường chỗ cho con đường mới mở chạy qua hoặc đều đã được xây dựng lại thành những trung tâm thương mại, siêu thị sầm uất và khang trang, hiện đại hơn. Khung cảnh chợ họp trên bến dưới thuyền giờ chỉ còn là hoài niệm.

Và hoàn toàn không phải vô lý và ngẫu nhiên khi hầu hết các chợ lớn ở Hà Nội xưa đều gắn liền với một tập tục, với một làng nghề thủ công truyền thống nào đó bởi “buôn có bạn bán có phường”. Những nét văn hóa, những phong tục xưa giờ đã phôi phai ít nhiều. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta có quyền quên lãng.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //