Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hiệu ảnh quanh Hồ Gươm

Phóng viên - 26/09/2017 | 10:08 (GTM + 7)

VOVGT-Những hiệu ảnh phủ màu thời gian của nhiều thập kỷ trước là nơi lưu giữ ký ức của bao người, bao thế hệ qua từng bức hình về Hà Nội…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiệu ảnh quanh Hồ Gươm là nơi lưu giữ ký ức của bao người Hà Nội

Hồ Gươm là một viên ngọc xanh giữa lòng thủ đô Hà Nội, với một không gian nhỏ nhưng mở ra rất nhiều đề tài thú vị. Từ những góc cà phê nhỏ, quán kem thân thuộc cho đến những hàng cây ghế đá nơi đây đều mang trong mình những ký ức lịch sử thân thương của Hà Nội.

Và điểm đến của hành trình lần này chính là câu chuyện về những hiệu ảnh một thời đã gắn liền tên tuổi với Hồ Gươm, đã lưu giữ ký ức của bao người, bao thế hệ qua từng bức hình về hà nội. Chắc chắn, câu chuyện mà hành trình Bánh xe đồng vọng hôm nay chia sẻ, sẽ gợi lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ khác với mỗi người.

Đó là câu chuyện xoay quanh những hiệu ảnh phủ màu thời gian bên bờ Hồ Gươm của nhiều thập kỷ trước. Sau đây sẽ là những chia sẻ của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội mới:

Câu chuyện của nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến giúp chúng ta biết thêm nhiều điều thú vị về những hiệu ảnh bên Hồ Gươm, những công trình lịch sử góp phần lưu giữ ký ức và điểm tô thêm vẻ đẹp cổ kính rêu phong của Hà Nội. Bây giờ những hiệu ảnh nơi còn, nơi thì đã đóng cửa nhưng dấu ấn về nơi đây vẫn còn nguyên trong tiềm thức của nhiều người.

Anh Thành Đạt mội nghệ sĩ vẽ chân dung đường phố bên Hồ Gươm chia sẻ: “Ở ngay chỗ 69 Đinh Tiên Hoàng cũng có một hiệu ảnh lâu lắm rồi.Chụp ảnh ngày xưa là mọi người dùng máy cơ và chụp bằng phim. Khoảng đến năm 2008 máy móc thay thế bằng công nghệ điện tử hết bằng thẻ nhớ và máy kỹ thuật số ra, có rất là nhiều D. Thứ nhất là người chụp phải biết lắp phim, nó rất là phức tạp nhưng mà chất lượng phim hồi xưa nó bền, chất ảnh đẹp hơn, có cái gì hoài niệm theo năm tháng và phải nói là cái máy cơ nó nặng hơn bây giờ.”

Anh Thành Đạt chia sẻ:

Không sinh ra ở Hà Nội như anh Thành Đạt, nhưng anh Hoàng Minh Đức – du khách tham quan Hồ Gươm lại có một phần tuổi trẻ của mình ở đây; đó là quãng thời gian sinh viên lang thang tìm hiểu quanh những hiệu ảnh bờ hồ. Ký ức về hiệu ảnh xưa hiện về trong anh thật đặc biệt:

Cách đây gần 20 năm khi tôi mới đặt chân đến Hà Nội học tập, cảm giác đó rất bỡ ngỡ. Sau khi đã làm quen với bạn bè thì chúng tôi cũng rủ nhau đi chơi và điểm đến quen thuộc là bờ hồ, ăn kem Tràng Tiền và chụp ảnh vì hồi ấy điện thoại là một thứ gì đó rất xa xỉ. Thông thường để có một kiểu ảnh thì mọi người phải tạo dáng rất lâu và nước ảnh ngày xưa không chỉnh sửa hiệu ứng nhiều như bây giờ nhìn rất cổ và chân thực.

Sinh viên mà được lên bờ hồ chụp ảnh là thích lắm, thỉnh thoảng nhịn vài bữa sáng là có với nhau tấm hình kỷ niệm xong để mãi trong lưu bút, trong ví, trong cặp. Dọc phố Tràng Tiền, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng cũng có vài hiệu ảnh bán rất nhiều máy ảnh của nước ngoài, và phim nữa nhưng giờ thì mấy cửa hàng đó không còn, hồi đó chúng tôi mê mẩn ngắm mấy món đồ ấy và chỉ ước được sờ và dùng thử nhưng điều đó quả là xa xỉ.”

Anh Minh Đức nói: 

Chụp ảnh là một trong những cách nhanh nhất và lâu nhất để lưu giữ ký ức. Trong sự thay đổi muôn màu của cuộc sống, khi nhìn lại những thước phim đen trắng chụp ngày trước, anh Thành Đạt không giấu nổi sự xúc động: "Ảnh hồi xưa mình nhớ cách đây mười mấy năm vẫn còn có ảnh đen trắng, mọi ng chụp thì phải lấy rất lâu, bây giờ rửa rất nhanh, cũng rất tiện lợi, máy móc bây giờ hiện đại hơn rất nhiều.

Hồi bé tôi cũng hay ra đây, cái kỷ niệm thích nhất là chụp cạnh cái tháp và chụp cạnh cầu thê húc đứng từ xa xa rất là đẹp. Nó khiến mình nhớ tới năm khoảng 2000 gì đó vẫn là học sinh cấp 3 cùng một người bạn đứng chụp ở đây thì cái kỷ niệm đấy vẫn rất là nhớ."

Ký ức về hiệu ảnh xưa vẫn còn rất đặc biệt trong lòng những người Hà Nội

Những tấm hình đã đẫm màu thời gian không hẳn là nước mắt của ký ức nó cao hơn, rộng hơn bởi nó là một di vật quý báu của một thời tuổi trẻ, là thời gian cho ta thấy sự trưởng thành của mình.

Hơn nửa thế kỷ, hiệu ảnh quốc tế tại số 11 phố Hàng Khay đã được di dời, không còn ở trước mặt hồ Gươm nữa. Nhưng ký ức về hiệu ảnh xưa vẫn in đậm trong trí nhớ của những người dân phố cổ ngày ấy. Nối tiếp chương trình Bánh xe đồng vọng chủ đề ký ức về những hiệu ảnh Hồ Gươm hôm nay xin gửi tới các bạn chia sẻ của một thính giả gửi thư về cho chương trình. Những câu chuyện bình dị về hiệu ảnh quốc tế cách đây mấy chục năm:

"Mấy hôm trước lang thang bờ hồ trong một ngày đầu thu rất đẹp tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh một bà lão tuổi ngoài 70 bước chậm rãi rồi dừng lại thật lâu bên di tích hiệu ảnh xưa. Bà cụ kể khi mới 16 tuổi bà đã được bố mẹ cho đến đây chụp ảnh, thời ấy chủ hiệu ảnh là cụ Thúy.

Lần ấy bà đi nghe ca trù ở phố Khâm Thiên về, vận cái yếm màu. Con gái thời ấy ăn vận ra đường phải ăn mặc kín đáo, nghiêm ngắn, chỉnh tề. Những bức ảnh xưa bà vẫn còn giữ, nước ảnh thì đã phủ những lớp màu của thời gian, nhưng cái hồn của bức ảnh thì khó mà có thể thay đổi được. Thời thế thay đổi đã có biết bao thợ ảnh Hà Nội vì cuộc mưu sinh mà đã chuyển tới những nơi khác.

Để lại nơi đây những nỗi buồn hoài niệm vui buồn vương vấn. Địa chỉ thì vẫn là địa chỉ, hiệu ảnh di dời ở trên một con phố nhưng sao người chụp ảnh vẫn ngậm ngùi nhớ mặt hồ Gươm. Tiết lập thu Hà Nội năm nay có phần nhẩn nha hơn thì phải. Buổi sớm vẫn có một cụ bà đi bộ chậm rãi, lưng còng lắm, xin bánh mì ở mỗi quán ăn nhanh từ chiều hôm trước, sáng sớm hôm sau mới thả xuống hồ cho cá và rùa ăn, ngày nào cũng như ngày nào.

Cá và rùa quen với cái lưng còng của bà cụ, cứ thấy bóng bà lão là cá lại nhoi lên. Hiệu ảnh còn ghi bao ký ức của những đôi bạn trẻ chụp ảnh ở cây lộc vừng ra hoa bên Bách hóa tổng hợp cũ, và xa hơn là cái tháp rùa xiêu vẹo ngày xưa, cũ kỹ và không sửa sang mới như bây giờ.

Vị khách hàng đứng tuổi nhớ nhung một thế hệ vàng cầm máy chụp ảnh cho bao nhiêu đám cưới, bao nhiêu đám hiếu, bao nhiêu vui buồn mưa bão bên hồ; khi cây lộc vừng trổ hoa; khi cụ rùa thi thoảng ngoi lên trên mặt nước, đám đông túm lại đứng xem. Và máy ảnh lại chớp loang loáng bên hồ. Những tay máy có hạng với đầy màu sắc, nhưng lạ sao bức ảnh đen trắng một thời lại mang trong mình ký ức riêng của hiệu ảnh trông sang mặt hồ Gươm.

Người khắc bút máy ở gần chân cầu Thê Húc cũng đi đâu, mất hút trong mặt hồ Gươm, phố Nhà Thờ không còn im ắng nữa, nhiều cửa hàng lưu niệm mọc lên... Xung quanh hồ Gươm còn bao nhiêu người giải được ván cờ thế của ông lão đặt bên cây phượng già, những bức ảnh lụa đen trắng đóng khung treo trong những gia đình Hà Nội xưa cũng đi vào dĩ vãng. Những bức ảnh đen trắng đẹp riêng biệt mà ảnh màu thời nay không thể thay thế."

Giữa cuộc sống hiện đại, giữa không gian Hồ Gươm xanh mát đang thay màu từng ngày, những ký ức hiệu ảnh Bờ Hồ xưa cũng giống như những cành cây xanh mọc lên giữa một đô thị bận bịu, dịu êm như một cái xoa lưng khi ngủ trưa, níu giữ chúng ta sống chậm lại trong guồng quay quá nhanh của cuộc sống hiện đại và khiến chúng ta ước ao được một lần trở lại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //