Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hành trình dẫn đầu thị trường nội địa của ngành công nghiệp ô tô Malaysia, Việt Nam học hỏi được gì?

Phóng viên - 06/12/2018 | 7:46 (GTM + 7)

VOVGT - Ngành công nghiệp ô tô Malaysia đứng thứ 3 khu vực ĐNA và đứng thứ 23 thế giới, các nhà sản xuất nội địa đang dẫn đầu thị trường...

Hãng xe Proton, niềm tự hào của ngừoi dân Malaysia

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Malaysia là thị trường ô tô lớn thứ 3 Đông Nam Á, các nhà sản xuất nội địa đang dẫn đầu thị trường. Nhắc đến ô tô Malaysia không thể không nói về sự thăng trầm của thương hiệu Proton - từng là con át chủ bài giữ vai trò tiên phong, đến nay Proton đã phải nhường lại vị trí thống lĩnh thị trường nội địa cho thương hiệu Perodua - một thương hiệu nội địa khác, ra đời muộn hơn 10 năm.

Hiện, ngành công nghiệp ô tô Malaysia đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 23 thế giới; tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 122.000 lao động, đóng góp 10% GDP. Số lượng xe sản xuất hơn 600.000 chiếc, trong đó các thương hiệu nội địa chiếm trên 60%.

Trước đó, năm 1983, được coi là năm bắt đầu cho thời kỳ 10 năm phát triển rực rỡ của thương hiệu ô tô Proton, khi Tập đoàn công nghiệp nặng Malaysia (Tập đoàn HICOM) ký hợp tác với hãng Mitsubishi (Nhật Bản), trong dự án ô tô quốc gia lần thứ nhất.

Mẫu xe Proton đầu tiên ra mắt tháng 7/1985. Trong năm đầu tiên, công suất nhà máy chỉ 25 nghìn chiếc và đứng trước nguy cơ thua lỗ. Thủ tướng lập tức thay Giám đốc điều hành người Malaysia để thuê chuyên gia của Nhật và trong bốn năm tiếp theo, chất lượng xe cải thiện đáng kể, công ty được vực dậy. Có thời điểm, công suất lên tới 200 nghìn xe mỗi năm, chiếm 80% thị phần.

Trong những năm 1990 của thế kỷ trước, mạng lưới bán hàng của Proton có mặt tại hơn 70 nước. Đến năm 2000, sau khi nội địa hoá 100%, Malaysia lọt vào nhóm 11 nước tự thiết kế và sản xuất đạt chuẩn quốc tế.

Nhắc đến sự thành công của Proton không thể không nhắc đến những hỗ trợ của chính phủ như: miễn trừ gần 40% thuế nhập khẩu các linh kiện và một số thuế nội địa như thuế hàng hoá, thuế gián thu... giúp giá bán rẻ hơn 20% so với các hãng khác. Ngoài ra, người mua được vay ưu đãi tới 9 năm và xe nhập phải chịu thuế lên tới 300%. Thủ tướng Mahathir ước tính, khoản đầu tư cho Proton đem lại lợi nhuận hơn 3.000%; và người dân đã thay đổi lối sống.

Ngoài ra, với những người hành nghề taxi, thì bắt buộc phải sử dụng xe của Proton mới được cấp phép hoạt động; tài xế được trợ cấp mua xe 5.000 ringgit (hơn 28 triệu đồng) và hưởng lãi suất mua xe trả góp 2% mỗi năm. Phải đến năm 2017, sau khi những ứng dụng đặt xe trở nên phổ biến, chính phủ cho phép sử dụng mọi loại xe phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng taxi. Ông Lim Yew Chin, tài xế taxi bằng chiếc Proton Saga chia sẻ:

“Tôi vẫn thích chiếc Proton này, tôi mua 28.000 ringgit, đến nay vẫn tốt không cần sửa quá nhiều. Lúc mua tôi có nhiều lựa chọn lắm, nhưng tôi vẫn tin và mua Proton, 3 chiếc xe của tôi đều là Proton. Xe đầu tiên là Wira, tiếp đến Saga đời đầu và bây giờ là Saga đời sau. Tôi vay ngân hàng Trung ương để mua thời hạn 7 năm và mỗi tháng trả tầm 500 ringgit thôi, rẻ lắm".

Chiếc Perodua trên đường phố Malaysia

Tuy nhiên, từ những năm 2000, chất lượng xe Proton giảm sút, khó cạnh tranh với các dòng xe nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến thị phần từ 80% giảm xuống chỉ còn trên 40%. Số xe bán ra còn thấp hơn cả Perodua - cũng là một hãng nội địa. Năm 2006, thị phần của Proton xuống còn 32%, đến giai đoạn 2007-2012, chỉ còn khoảng 21,2%. Tháng 3/2014, khi Proton ngừng hợp tác với công ty Mitsubishi, thì Perodua lại tập trung vào tư nhân hóa và duy trì hợp tác với đối tác kỹ thuật Daihatsu.

Trước đó, năm 1991, Malaysia công bố dự án ô tô nội địa thứ 2, mang tên Perodua - liên doanh với công ty Daihatsu (thuộc tập đoàn Toyota). Công ty Perodua bắt đầu sản xuất chiếc xe đầu tiên Kanchil vào năm 1994, cũng được hưởng mức ưu đãi thuế quan, giảm thuế và các chính sách hỗ trợ từ chính phủ như Proton. Thủ tướng Mahthir Mohamad chia sẻ:

"Perodua mà nhiều có thể sở hữu một chiếc xe. Và nó khá tiện lợi vì là dòng xe nhỏ”.

Khi mới thành lập, Perodua có 68% vốn nhà nước; còn 32% vốn đến từ các công ty Nhật Bản. Cho đến năm 2001, Daihatsu và Mitsui sở hữu 51% Perodua.

Chuyên gia Yamin Vong có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành ô tô, cho rằng, Perodua thành công khi hợp tác Daihatsu (Nhật Bản), đối tác có thể đem đến cho họ công nghệ, mẫu mã mới nhất, tạo sự tin tưởng

“Perodua dẫn đầu thị trường vì họ đáng tin cậy. Tôi đã mua cho con trai mình chiếc Perodua Kelisa cũ đã dùng 20 năm với giá 10.000 ringgit. Cũ nhưng tốt”.

Đến năm 2007, Perodua dành vị trí dẫn đầu thị trường Malaysia từ Proton. Giám đốc điều hành của Perodua - Rashid Salleh từng phát biểu, chúng tôi chưa bao giờ có ý định trở thành số 1, nhưng vì nhu cầu quá lớn đã khiến điều này xảy ra

Cuối năm 2016, Perodua đã bán ra 3 triệu xe khiến cây bút của trang xe nổi tiếng Malaysia – Paultan phải thốt lên rằng, hãng xe dẫn đầu thị trường có thể sản xuất những chiếc xe nhỏ nhưng lại tạo ảnh hưởng lớn đến toàn cảnh ô tô quốc gia. Perodua cũng xuất khẩu hướng đến các thị trường xe như Anh, Singapore, Brunei, Nepal và Sri Lanka. Đến nay, Perodua thống lĩnh thị trường 11 năm liên tục từ 2007 – 2018.

Tuy nhiên, các hãng xe hơi nội địa đang bỏ trống phân khúc xe sang cho các công ty nước ngoài, trong khi tầng lớp người giàu đang gia tăng chóng mặt. Có lẽ vậy mà hồi tháng 8/2018, Thủ tướng Mahathir Mohamad xác nhận rằng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, để phát triển dự án ô tô quốc gia thứ 3 sẽ khởi động vào năm 2020.

VinFast cũng đang trên đường khẳng định tên tuổi ô tô Việt 

Những năm trước đây, người tiêu dùng Việt chỉ nhớ tới một số cái tên như Trưởng Hải, Thành Công – đó là những doanh nghiệp nhập dây truyền sản xuất ô tô về Việt Nam.

Mới đây, tại buổi ra mắt mẫu xe ô tô, xe máy điện VinFast, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn, VinFast sẽ thực hiện các cam kết của mình đối với người tiêu dùng, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, khí thải và phế thải công nghiệp để vừa có được một thương hiệu ô tô cạnh tranh, vừa có ngành sản xuất ô tô đúng nghĩa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách và nhiều việc làm cho người dân.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //