Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hạn chế ô nhiễm khí thải: Bắt đầu từ thói quen tham gia giao thông

Phóng viên - 09/12/2017 | 4:53 (GTM + 7)

VOVGT - Thói quen của người tham gia giao thông cũng đóng vai trò quan trọng đối với tình trạng ô nhiễm khí thải.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh minh họa

Hiện nay, tại Hà Nội có tới hơn 5,5 triệu xe máy và hơn 500 nghìn phương tiện ô tô. Số lượng phương tiện xe máy, và ô tô vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi đó nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng phương tiện giao thông chưa cao. Đa phần, khi quyết định mua ô tô, xe máy, đa phàn người dân thường chỉ quan tâm đến nhãn hiệu, kiểu dáng của xe, mà không quan tâm đến tiêu chuẩn khí thải của phương tiện.

Bên cạnh đó, các đại lý, nhà sản xuất xe, cũng rất hiếm khi tổ chức những buổi hướng dẫn người tham gia giao thông cách sử dụng phương tiện sao cho hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu. Trong quá trình sử dụng phương tiện, hầu hết người dân thường sử dụng các phương tiện một thời gian lâu nhất có thể, người dân cũng rất ít tuân thủ các chế độ bảo dưỡng định kỳ, thay dầu xe … theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thạc sỹ Đỗ Khắc Sơn- Giảng viên bộ môn Cơ khí ô tô –Trường ĐH GTVT Hà Nội cho rằng, việc kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện định kỳ thường xuyên, thay thế những thiết bị đã cũ, hỏng được coi là 1 giảm pháp hạn chế khí thải phương tiện:

"Đối với xe máy, phần lớn những xe cũ hay những xe dùng lâu rồi, thì tôi nghĩ, vẫn phải vấn đề bảo dưỡng để làm sao nó hoạt động tốt, chạy trơn tru. Khi bảo dưỡng tốt thì tiêu hao nhiên liệu cũng ít đi, thì cái khí thải, thải ra môi trường cũng giảm đi. Ngoài ra, xe bảo dưỡng tốt về kết cấu, các thứ tốt thì cũng cảm thấy an toàn khi lưu hành. Để mà giảm khí độc hại đối với môi trường, thường ở các xe hiện đại người ta hay dùng bộ trung hòa khí thải và bộ đấy làm giảm nồng độ các chất độc hại ra môi trường. Những xe nào bộ trung hòa khi thải không tốt thì chúng ta khuyến khích người dân thay hệ thống đó, để làm sao khí thải ra môi trường đảm bảo."

Bên cạnh đó, do thiếu những kiến thức, kỹ năng về phương tiện nên nhiều người tham gia giao thông vẫn hay có thói quen khởi động lại máy, tăng ga đột ngột, hoặc phanh gấp khi lái xe, điều này làm gia tăng lượng khí phát thải độc hại ra môi trường. Việt Nam cũng chưa quan tâm đến việc giáo dục lái xe thân thiện với môi trường, khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện chạy bằng điện, động cơ hybrid, thay thế các phương tiện chạy bằng xăng.

Tại Thụy Điển, để người tham gia giao thông có bằng lái xe, trong quá trình thi sát hạch lái xe, thí sinh phải vượt qua hạng mục lái xe bảo vệ môi trường, gọi là Eco Driving. Trong đó, người tham gia giao thông được hướng dẫn, những cách sử dụng phương tiện sao cho ít phát thải khí ô nhiễm ra môi trường nhất.

Chị Kim Ngân- một người dân sống tại Thụy Điển cho biết: “Eco Driving”- có nghĩa là không bao giờ được phóng nhanh, phanh gấp. Bởi vì việc phanh gấp và lên xe gấp là có thể sẽ làm tăng lượng khí thải. Một trong những việc làm được yêu cầu đó chính là phải lập trình trước đường đi sao cho đường đi ít gặp đèn đỏ nhất, và làm sao khi gặp đèn đỏ, việc chuẩn bị dừng là lâu nhất để cho xe có dịp tự chậm dần bằng việc thả ga chứ hạn chế dùng phanh, đặc biệt là phanh gấp.

Luật lái xe của Thụy Điển cũng quy định, người dân không được rửa xe tại những khu vực gần nguồn nước, hay những địa điểm trồng lương thực thực phẩm hay nuôi động vật để hạn chế chất độc ở xăng xe hay dầu xe có thể đi vào nguồn nước ăn của động vật, hay cây trồng. Chính phủ Thụy Điển cũng khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì xe cá nhân.

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, khuyến khích người dân thay đổi phương thức tham gia giao thông, sử dụng các phương tiện giao thông phi cơ giới như đi bộ, đi xe đạp cũng góp phần hạn chế lượng thải ra môi trường. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen đi lại bằng xe máy.

Ảnh minh họa

Ông Lê Tiến Đạt- Giám đốc Trung tâm an toàn giao thông- Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải cho biết: "Còn một thói quen liên quan đến tập quán của người dân trong việc đi bộ. Đối với hệ thống GTCC trên thế giới, người ta đi bộ khoảng 500-700 mét trong khu vực trong và ngoài đô thị là bình thường. Nhưng đối với người Việt Nam, dù đi một đoạn 50 mét hay 100 mét vẫn sử dụng xe gắn máy"

Chuyên gia giao thông, TS Trần Hữu Minh phân tích, ngoài những bất cập về cơ sở hạ tầng đối với việc tiếp cận giao thông thông công cộng và sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới, thì vấn đề nhận thức của người dân đối với phương tiện giao thông phi cơ giới cũng là một trong những trở ngại lớn. Chỉ khi nào, chính quyền đô thị, các nhà quản lý và người dân có sự thay đổi nhận thức về vai trò của giao thông phi cơ giới, giao thông công cộng đối với việc hạn chế ô nhiễm khí thải đô thị thì vấn đề mới giải quyết.

TS Trần Hữu Minh nói: "Vấn đề cốt lõi chính là vấn đề quan điểm, vấn đề do nhận thức của người dân. Chúng ta đang có suy nghĩ những người thành đạt là những người đi ô tô, còn những người nghèo là những người đi xe máy, đi xe đạp, đi bộ. Vấn đề nhận thức chính là nguyên nhân của kém phát triển và chúng ta chưa có những giải pháp ưu tiên cụ thể cho phương tiện GTCC và giao thông phi cơ giới. Khi chúng ta thay đổi nhận thức của người dân, cộng đồng và kể cả các nhà quản lý thì tất cả những bất cập những khó khăn hiện nay sẽ được giải quyết."

Đồng tình với quan điểm này, TS Von Meding Jason- Giảng viên Trường Đại học Newcastle, Úc cho rằng, đối với Việt Nam để có sự thay đổi thói quen sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường đòi hỏi có sự thay đổi về tư tưởng của các nhà quản lý trong việc đưa ra những chính sách ưu tiên dành cho xe đạp và giao thông công cộng. Đồng thời, trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông, không được coi xe đạp là phụ mà phải coi là sự phát triển ưu tiên, mới có thể khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới.

Bên cạnh đó, đối với việc phát triển vận tải công cộng, việc thay thế các phương tiện xe buýt mới, có tiêu chuẩn khí thải cao, thân thiện với môi trường và sử dụng các nhiên liệu sạch cũng là cách thức mà nhiều đô thị trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, Tp.HCM cũng đã có khoảng 200 xe buýt chạy bằng năng lượng khí nén thiên nhiên CNG, tuy nhiên số lượng xe buýt này vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số xe buýt của thành phố.

Chia sẻ về điều này, ông Nguyễn Hoàng Hải- Giám đốc Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết:

"Hiện nay, quốc gia cũng có định hướng tăng cường chất lượng động cơ theo xu thế chất lượng ngày càng cao và xe buýt Hà Nội cũng không tránh khỏi cũng phải thay đổi lộ trình đó. Chúng ta cũng phải từng bước thay đổi phương tiện có chất lượng khí thải cao hơn, mức độ ô nhiễm khói bụi ngày càng giảm đi. Chúng ta cần phải tiếp cận với xe buýt thân thiện với môi trường, từng bước bỏ nhiên liệu hóa thạch và dùng các nhiên liệu thay thế như dùng động cơ CNG, dùng nhiên liệu khí hóa lỏng, dùng động cơ hybrid, điện lai với động cơ diesel, hoặc động cơ chạy điện hoàn toàn."

Các chuyên gia an toàn giao thông cho rằng, để giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm khí thải phương tiện tại các đô thị, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ từ quy hoạch đô thị giao thông, đến kiểm soát các phương tiện cũ nát hay thay thế nhiên liệu sạch. Một số ý kiến đề xuất:

"Những xe công suất lớn thì chúng ta có thể dùng thuế, phí gì đó để thông qua đó đánh vào ý thức người dân. Người dân sử dụng những xe tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện đối với môi trường."

"Đối với các cơ quan chức năng ở các đô thị, tôi nghĩ chúng ta cần có tầm nhin trong việc quy hoạch, quản lý đi lại của người dân. Quy hoạch các khu dân cư trong đô thị hợp lý, quy hoạch và phát triển hạ tầng GTCC cho hợp lý, làm sao khuyến khích người dân từ bỏ các phương tiện GT cá nhân để chuyển sang sử dụng các phương tiện GTCC"

Trong khi các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thắt chặt các quy định và công tác kiểm soát khí thải phương tiện, thì bản thân mỗi người tham gia giao thông cần có sự thay đổi ở thói quen và nhận thức trong việc lựa chọn phương tiện đảm bảo các tiêu chuẩn về khí phát thải, thường xuyên bảo dưỡng, bảo hành phương tiện định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và không nên lưu hành các phương tiện cũ nát. Có như vậy, mới có thể đảm bảo môi trường đô thị xanh sạch,và thân thiện đối với môi trường.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Đẩy nhanh tiến độ thi công hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ

Sau khi được Thành ủy và UBND TP.HCM tập trung tháo gỡ, đến nay dự án xây dựng hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức bước sang giai đoạn mới, đó là thi công đồng bộ cả hai nhánh hầm HC2 và HC1, với mục tiêu phấn đấu đến trước ngày 31/7 .

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Đề xuất hạn chế nuôi chó dữ, nuôi chó mèo phải đăng ký kê khai

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa xin ý kiến xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo trên địa bàn thành phố.

Hết cửa “chặt chém” khi thu phí gửi xe qua QR code

Hết cửa “chặt chém” khi thu phí gửi xe qua QR code

Những tấm vé gửi xe máy mệnh giá 5 nghìn nhưng bị thu 10 nghìn đồng, gửi ô tô dưới 1 tiếng, nhưng bị “tính tròn” thành 50 nghìn đồng mỗi block 2 giờ. Đây là cách “chặt chém” giá vé phổ biến. Hầu hết các giao dịch này đều là thanh toán tiền mặt, không thể truy vết dòng tiền.

Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Tận dụng đất đá dôi dư, cần đáp ứng các điều kiện gì?

Mới đây Bộ GTVT đã chấp thuận chủ trương tận dụng đất, đá dư thừa để đắp nền đường mở rộng một số đoạn tuyến theo giai đoạn hoàn chỉnh của cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh. Điều này mang lại ý nghĩa thế nào trong bối cảnh vật liệu đang thiếu hụt hiện nay?

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Trước trận Việt Nam-Indonesia: “Chợ đen” trầm lắng, cơ hội cho người hâm mộ “săn vé” giá tốt

Hôm nay (26/3) sẽ diễn ra trận đấu tâm điểm giữa đội tuyển bóng đá quốc gia nam Việt Nam với đội tuyển Indonesia trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 (Wolrd Cup 2026) khu vực châu Á. Đây là trận đấu mang tính chất quyết định. Dù vậy, không khí “săn vé” không quá sôi nổi trước thềm trận đấu.

Nơi thời gian ngưng đọng

Nơi thời gian ngưng đọng

Làng Cự Đà, ở ngoại thành Hà Nội, chỉ cách trung tâm chừng hơn 10km. Nơi đây, người dân vẫn giữ được nghề làm miến truyền thống cũng như nếp sinh hoạt xưa cũ, cùng lối kiến trúc độc đáo... Ở Cự Đà, người ta sẽ có cảm giác như thời gian ngưng đọng, với những dấu vết xưa cũ đầy hấp dẫn

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

// //