Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hạn chế bất bình đẳng giới khi tham gia giao thông

Phóng viên - 28/06/2017 | 6:17 (GTM + 7)

VOVGT – Một bộ phận tài xế coi thường trình độ lái xe của phụ nữ khi cho rằng họ là nguyên nhân gây ra nhiều vụ va chạm và tai nạn giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Một bộ phận tài xế coi thường trình độ lái xe của phụ nữ - Ảnh minh họa

Việt Nam cũng giống như nhiều nước châu Á, vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động kinh tế xã hội và trong gia đình chưa được đề cao đúng mức.

Ngay cả trong khi tham gia giao thông, một bộ phận tài xế coi thường trình độ lái xe của phụ nữ và cho rằng họ là nguyên nhân gây ra nhiều vụ va chạm và tai nạn giao thông.

Qua khảo sát ý kiến của một số người tham gia giao thông, phóng viên chương trình ghi nhận một số phản ánh về một số khó khăn của phụ nữ khi tham gia giao thông.

Khi tham gia trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu hỏa hay tại các khu vực nhà ga, sân bay, tỷ lệ phụ nữ nhận được sự giúp đỡ của nam giới như nhường ghế, nhường đường khi lên xuống xe, lên cầu thang còn hạn chế, một số trường hợp nam giới còn cậy sức khỏe để chen lấn, giành quyền đi trước, thậm chí cá biệt còn có những hành vi quấy rối đối với phụ nữ.

Khi tham gia giao thông trên đường, tại những điểm chờ đèn xanh đèn đỏ, hay những nút giao thông ùn tắc, một bộ phận lái xe là nam giới không có ý thức nhường nhịn, luôn cố gắng chen lấn để được đi trước, ngay cả khi phía trước họ là những phụ nữ phải chở 1-2 cháu nhỏ trên xe.

Đặc biệt, khi điều khiển phương tiện ô tô, nhiều phụ nữ mới lái xe, thường bị những bác tài xế kinh nghiệm “tạt đầu”, chèn ép, lấn làn đường và bấm còi thúc giục gây giật mình đánh lái, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chia sẻ về vấn đề này, một số ý kiến cho biết: “Khi đi đường thì gần như mạnh ai người ấy đi,họ chẳng bao giờ nhường đường cho ai cả. Đó là do thói quen của mọi người, từ trước đến nay vẫn đi như thế nên rất khó”. Một người khác cho biết thêm: “Thực tế hiện nay thì hầu như ra ngoài đường mạnh ai nấy đi. Họ không bao giờ để ý xem xung quanh mình có phụ nữ hay không, thậm chí họ không cần quan tâm đó là người giả, trẻ em, hay phụ nữ đang chở con nhỏ. Đấy là điều rất bức xúc…”

Nghe các ý kiến tại đây:

TS Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, gia đình và phát triển cộng đồng (Hà Nội) đánh gia hiện nay vấn đề bình đẳng giới tại nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc kêu gọi bình đẳng giới nhưng những hoạt động vẫn chỉ tồn tại ở mặt hình thức, những chính sách, cơ hội đảm bảo cho bình đẳng của phụ nữ còn rất nhiều khoảng trống

Trên thực tế, trong gia đình, trong công việc và trong các hoạt động ngoài xã hội, và ngay cả khi tham gia giao thông phụ nữ còn chịu rất nhiều thiệt thòi. Phân tích về nguyên nhân của tình trạng này.

TS Ngô Thị Ngọc Anh nói: “Điều đó đã hằn sâu vào trong tiềm thức và trong định kiến của mọi người là chỉ có những người đàn ông, những người có sức khỏe, có thế mạnh có trụ cột trong gia đình mới phải bươn chải, kiếm tiền và phải đi ra ngoài đường nên phải giành lợi thế đó cho họ. Còn phụ nữ phải ở lại phía sau. Điều đó cực kỳ sai lầm cực kì không đúng đắn”.

TS Ngô Thị Ngọc Anh nói:

Đồng tình với quan điểm này, anh Nguyễn Hữu Thăng- Người đạt giải Nhất trong cuộc thi ảnh Những Gia đình bình đẳng do Đại sứ quán Thụy Điển phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cho biết, vấn đề bất bình đẳng giới từ lâu đã là một vấn đề lớn tồn tại trong xã hội Việt Nam.

Tham gia cuộc thi này, anh Thăng mong muốn thúc đẩy quá trình bình đẳng giới và bình quyền trong mỗi gia đình và xã hội.

Anh Nguyễn Hữu Thăng nói: “Nói về bất bình đẳng giới. Thực ra từ lâu, hệ tư tưởng đã hằn sâu đối với mọi người rồi. Vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam coi là vấn đề lớn. Mình làm ở tổ chức phi chính phủ quốc tế, mình đã can thiệp vào nhiều chương trình quốc tế để giúp cho vấn đề bình đẳng giới được thúc đẩy tốt hơn, qua đó, giúp mọi người có cái nhìn quan tâm hơn và đúng đắn hơn về bình đẳng giới, qua đó để thúc đẩy bình đẳng giới và bình quyền trong mỗi gia đình và xã hội”.

Anh Nguyễn Hữu Thăng nói:

Ảnh minh họa

Theo những số liệu nghiên cứu của Cục an toàn đường cao tốc quốc gia của Mỹ cho thấy, trung bình mỗi năm, đàn ông gây ra 6,1 triệu vụ tai nạn trong khi tỷ lệ này đối với phụ nữ là 4,4 triệu vụ.

Quãng đường lái xe mỗi năm của đàn ông cũng cao hơn phụ nữ rất nhiều, khoảng trên 11 nghìn km. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh, tỷ lệ đàn ông lái xe nhiều hơn phụ nữ khoảng 30% một năm nhưng họ chỉ liên quan đến dưới 30% các vụ tai nạn.

Các chuyên gia an toàn giao thông phân tích, so với nam giới, phụ nữ phải chịu nhiều áp lực lớn từ việc hoàn thành công việc bếp núc gia đình, chăm sóc con cái, trong khi vẫn phải hoàn thành các công việc nhiệm vụ ở cơ quan, công sở.

Trong khi đó, về mặt thể lực, sự tỉnh táo của phụ nữ cũng thấp hơn nam giới nên khi tham gia giao thông, khả năng xử lý tình huống chậm hơn. Bởi vậy, để hạn chế những rủi ro, những va chạm đáng tiếc, nam giới trong quá trình lái xe nên có ý thường nhường nhịn, tránh đối đầu và gây áp lực căng thẳng cho phụ nữ.

Với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực giới và gia đình, TS Ngô Thị Ngọc Anh khẳng định, phụ nữ đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Không chỉ đóng góp rất nhiều công sức, trí tuệ, thời gian cho các hoạt động kinh tế- xã hội mà trong gia đình, phụ nữ ngoài việc chăm sóc gia đình, còn giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.

Tuy nhiên, để giáo dục những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, phát triển khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần, rất cần sự quan tâm, chia sẻ của những người cha, người bố trong gia đình.

Đạo diễn- diễn viên Trần Lực cho rằng, các bậc làm cha, làm mẹ phải là những người có trách nhiệm đối với con cái của mình. Trong đó, việc giáo dục và đảm bảo an toàn cho con em mình là trách nhiệm, là thiên chức của người làm cha, làm mẹ. Bởi vậy, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho con em mình khi tham gia giao thông là cách để thể hiện tình yêu thương và mong muốn đảm bảo sự an toàn cho bọn trẻ.

Đạo diễn Trần Lực chia sẻ: “Đối với vấn đề giao thông, tôi nghĩ là không riêng gì các ông bố, các bà mẹ cũng thế thôi. Chúng ta phải luôn luôn có ý thức trong vấn đề giao thông. Tôi nghĩ ở Việt Nam mình quan trọng nhất là ý thức tham gia giao thông. nghĩ là, làm một người cha, một người đàn ông, trong gia đình, tôi luôn luôn phải hướng dẫn con tôi kể cả vợ tôi, khi tham gia giao thông chúng mình phải như thế nào, phải biết nhường nhìn. Ở Việt Nam không biết nhường nhịn là xảy ra chuyện ngay. Biết nhường nhịn và quan trọng là ý thức của mình khi tham gia giao thông”.

Đạo diễn Trần Lực chia sẻ:

Anh Nguyễn Hữu Thăng cũng khẳng định, trong mỗi gia đình cần có sự bình đẳng và bình quyền giữa phụ nữ và đàn ông. Một gia đình hạnh phúc và bền vững nếu có sự công bằng và sẻ chia khi cùng nhau giáo dục con cái.

Anh Thăng nói: “Vai trò của phụ nữ và nam giới trong mỗi gia đình là như nhau. Cả nam giới và phụ nữ đều có trách nhiệm trong việc giáo dục con cái. Trước tiên là phải có sự công bằng và sự hài lòng. Nếu chia sẻ mà không dựa trên sự hài lòng thì đó là không bình đẳng. Quan điểm của mình là nếu không muốn tai nạn xảy ra thì cần phải giảm rủi ro. Khi người đàn ông đã biết rủi ro thì nên chia sẻ với việc đưa con đi học hay hướng dẫn vợ những kỹ năng tham gia gao thông an toàn”.

Anh Thăng nói:

Việc tham gia giao thông an toàn vừa đem lại làm giảm bớt đi thiệt hại về kinh tế cho xã hội, vừa đem lại hạnh phúc và phúc lợi cho mỗi gia đình, và giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ.

Mỗi thành viên nam trong gia đình cần nhận thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia giao thông để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Cùng với đó, những người phụ nữ trong gia đình, những người mẹ, người vợ cần quan tâm sát sao, động viên, nhắc nhở các thành viên nam trong gia đình tự giác chấp hành các quy định về ATGT và xây dựng thói quen tốt khi tham gia giao thông, nhằm tránh các vụ TNGT đáng tiếc.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //