Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội sẽ làm gì để không xảy ra ùn tắc trên 30 phút?

Phóng viên - 21/03/2018 | 8:12 (GTM + 7)

VOVGT-Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Ngô Mạnh Tuấn cho biết, TP.Hà Nội sắp tới sẽ thực hiện hàng loạt các giải pháp không để xảy ra ùn tắc giao thông trong 30 phút

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ùn tắc ở Cầu Bươu

Theo thống kê mới nhất, hiện ở Hà Nội còn tới 37 điểm ùn tắc giao thông, như: Phía bắc cầu Chương Dương, đường Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ, đường Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng, nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến; khu vực đường vành đai 3 trên cao xuống nút giao Pháp Vân - Giải Phóng; ngã tư Cầu Giấy (tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội)...

Đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để đảm bảo chống ùn tắc, trong năm 2018 đơn vị này sẽ phối hợp, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm, cấp bách; trong đó sẽ hoàn thành đường vành đai 3 dưới thấp (đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long); đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội; cầu vượt qua nút giao An Dương - Thanh Niên.

Bên cạnh đó, Sở GTVT sẽ tăng cường công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý giao thông, điều hành giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài quá 30 phút. Cùng với đó, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ đỗ xe thông minh trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

Sở GTVT Hà Nội cũng kiến nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành hỗ trợ thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2018 sẽ xóa bỏ 10 điểm ùn tắc giao thông trong danh mục các điểm thống kê từ năm 2017 chuyển sang. Sở cũng sẽ hạn chế và giải quyết kịp thời các điểm phát sinh ùn tắc mới; giảm 5-10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí so với năm 2017.

Nhận xét về quyết tâm của Hà Nội trong việc xóa bỏ các điểm ùn tắc kéo dài quá 30 phút trên địa bàn Thành phố, một người dân ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bày tỏ băn khoăn:

“Tôi biết thông tin Thành phố nói như vậy nhưng theo tôi chưa thể thực hiện được ngay mà phải 5-10 năm nữa. Chứ bây giờ nhiều đường ùn tắc lắm, kể cả những tuyến đường được mở rộng rồi thì vẫn gặp cảnh ùn tắc thường xuyên”.

>>> Hà Nội: Ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng

Các chuyên gia giao thông đô thị cũng bày tỏ nhận định, trong ngắn hạn, các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội khó có thể thực hiện được mục tiêu này, bởi muốn chống ùn tắc trong nội đô, Hà Nội cần phải có những giải pháp cụ thể cho từng tuyến đường, cho từng "điểm đen" về ùn tắc giao thông.

Sở GTVT Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2018 sẽ xóa bỏ 10 điểm ùn tắc giao thông trong danh mục các điểm thống kê từ năm 2017 chuyển sang. (Ảnh: Thanh niên)

Về việc này, ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc đưa ra quyết tâm như vậy là tốt nhưng thời điểm hiện tại, để thực hiện việc này rất khó.

Hiện nay, ở Hà Nội phương tiện cá nhân ngày càng tăng nhưng hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa có bước đột phá thì việc giải quyết chống ùn tắc tối đa 30 phút là rất khó.

Ông Bùi Danh Liên phân tích về vấn đề này:

 “Một trong những nguyên nhân quan trọng gây khó khăn trong công tác giảm ùn tắc là chưa thực hiện được chủ trương của các thành phố là giãn dân trong khu vực nội đô, các nhà máy xí nghiệp ra ngoại thành hoặc xây dựng cơ sở sản xuất ở địa phương khác. Tuy nhiên, khi các công ty, nhà máy sản xuất di chuyển đi nơi khác thì đất cũ lại mọc lên những khu chung cư mới với lượng dân số rất đông, điều đó cho thấy mâu thuẫn về chủ trương trong việc quy hoạch”

Trong khi đó, ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, cho rằng việc này hoàn toàn khả thi. Bởi lẽ, Hà Nội đang tập trung mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng và phân luồng giao thông cho phù hợp. Đặc biệt, Hà Nội đã đầu tư về giao thông thông minh, trong đó tín hiệu giao thông đang làm. Ùn tắc đợt trước Tết Mậu Tuất vừa qua so với Tết năm ngoái đã giảm 30% -40%.

Để hạn chế ùn tắc một cách bền vững trong tương lai, ông Mười cho rằng Hà Nội đã có bước đột phá khi Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua đề án về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Theo đó, đến năm 2030, Thành phố sẽ thí điểm dừng khai thác xe máy trên một số khu vực. Qua đó, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển loại hình vận tải công cộng như: xe buýt; tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông; tuyến đường sắt Nhổn – Hà Nội và nhiều tuyến xe buýt nhanh… Như vậy, trong tương lai, TP Hà Nội sẽ hạn chế ùn tắc giao thông tối thiểu.

Ông Lê Đỗ Mười, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT nêu ý kiến đóng góp:

“Thời gian qua, nhiều giải pháp đã được Hà Nội đưa ra trước mắt để “hạ nhiệt” sự gia tăng phương tiện khi mà hạ tầng liên tục phải chạy theo. Tuy nhiên, muốn đặc trị và “bắt bệnh” ùn tắc phải làm đồng bộ từ quy hoạch và phát triển đô thị, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và quản lý phương tiện giao thông”.

Để thực hiện được mục tiêu không để xảy ra ùn tắc trên 30 phút, các chuyên gia cũng cho rằng, đi đôi với tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông... thì công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị cũng cần được đặc biệt quan tâm, nhằm đưa đến những hiệu quả thiết thực cho công tác phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố.

>>>Xe khách ‘quá cảnh’ gây ùn tắc Hà Nội: Do năng lực hạ tầng hay năng lực chấp pháp?

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //