Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Hà Nội: Điểm sáng vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phóng viên - 28/09/2018 | 4:25 (GTM + 7)

vovgt - Tỷ lệ sử dụng hàng Việt trên địa bàn thành phố tăng rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Từ đầu năm đến nay, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội đã cùng các đơn vị thành viên triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền với các nội dung phong phú, góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng cũng như ý thức khi mua sắm của người dân Thủ đô.

Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng hàng Việt trên địa bàn thành phố tăng rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển.

Khách mua hàng tại hội chợ hàng Việt TP Hà Nội 2018 - Ảnh Kinh tế Đô thị

Theo kết quả khảo sát mới đây của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, 85% người dân Thủ đô được hỏi đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cũng như thói quen sử dụng hàng Việt. Trong đó, 30% người dân được hỏi cho biết, thường xuyên tin dùng và sử dụng hàng Việt Nam.

Chị Minh Anh, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Trước đây mình cũng không hay để ý, nhưng kể từ khi tham dự một số chương trình như hàng Việt Nam chất lượng cao, hay Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thì mình thấy hàng Việt chất lượng rất tốt, không hề thua kém sản phẩm nước ngoài, bên cạnh đó giá cả lại rất phù hợp với túi tiền”.

Theo kế hoạch trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động của thành phố và các đơn vị thành viên sẽ tập trung đổi mới phương thức tuyên truyền, hướng tới mục tiêu 100% người dân và doanh nghiệp biết đến cuộc vận động. Trong đó sẽ chú trọng tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, đồng thời lên án, đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, đẩy mạnh liên kết giữa người tiêu dùng, người sản xuất và các kênh phân phối. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động sẽ tổ chức hội chợ hàng Việt, Tháng khuyến mại Hà Nội, Chương trình bình chọn hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích năm 2018… theo đúng kế hoạch của thành phố.

Đây cũng là năm thứ 9 Hà Nội triển khai Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Chương trình được tổ chức nhằm lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu của doanh nghiệp trong nước để người tiêu dùng bình chọn, từ đó, tôn vinh các sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm tốt, uy tín, chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và là động lực để doanh nghiệp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Các sản phẩm được bình chọn sẽ được trao giấy chứng nhận, được sử dụng danh hiệu “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” trong việc truyền thông, quảng bá cho sản phẩm và được tham gia trưng bày, giới thiệu trên các ấn phẩm, các hội chợ, triển lãm thương mại của thành phố.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết, từ đầu năm tới nay, các đơn vị đã chủ động phối hợp với chính quyền các cấp hỗ trợ doanh nghiệp tìm địa điểm bán hàng thuận lợi để nhân dân, người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm nhằm quảng bá, giới thiệu các chương trình bán hàng Việt trên địa bàn dân cư; đôn đốc việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương...

Tiêu biểu phải kể đến quận Hoàng Mai tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn quận; huyện Đông Anh triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cho hai sản phẩm: Bún Mạch Tràng (xã Cổ Loa) và Quất cảnh Tàm Xá (xã Tàm Xá), tham mưu kế hoạch triển khai hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm; triển khai xây dựng một mô hình bảo tồn và một mô hình trình diễn (1.100 cây trám, cây mít) để bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa loài cây này tại Khu di tích Cổ Loa…

Đóng vai trò chủ đạo trong việc đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng, từ đầu năm nay, Sở Công Thương Hà Nội đã triển khai chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu; tổ chức “Ngày hội sản phẩm, hàng hóa vì người tiêu dùng” ; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, siêu thị tổ chức hưởng ứng bán hàng hóa trong Tháng công nhân với giá ưu đãi cho người lao động và đoàn viên Công đoàn.

Đáng chú ý, nhằm hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thành phố Hà Nội còn hỗ trợ nhiều địa phương khác trong việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản như phối hợp tổ chức Tuần lễ vải thiều Thanh Hà, hay giới thiệu đặc sản Sơn La với người tiêu dùng thủ đô.

Nói về ý nghĩa của những hoạt động này, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Những chương trình này là hoạt thiết thực hưởng ứng cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Hàng nông sản Việt Nam rất ngon, chất lượng nhưng vẫn phải cạnh tranh gay gắt với trái cây nhập ngoại. Do đó chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, để có thể cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại và lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng”.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam càng trở nên cần thiết và quan trọng. Với vai trò là một trong những thị trường lớn nhất nước, thành phố Hà Nội đang nêu cao vai trò, trách nhiệm đi đầu trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và trở thành điểm sáng thực hiện cuộc vận động.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Miệt mài làm việc tử tế ở tuổi xế chiều

Ở cái tuổi 70 nhưng bà Huỳnh Thu Tặng ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang vẫn miệt mài làm việc tử tế. Hơn 5 năm gắn bó với công việc quét rác, cắt dọn cỏ làm đẹp đường quê, phần thưởng lớn nhất bà nhận lại là lời cảm ơn từ bà con lối xóm và người đi đường.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?

Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.

// //