Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giúp đỡ người bị tai nạn giao thông, làm thế nào để trở thành phản xạ?

Phóng viên - 18/10/2017 | 3:00 (GTM + 7)

VOVGT-Để xây dựng nét văn hóa giao thông ở một đô thị lớn, quan trọng đầu tiên vẫn là ý thức cao trong việc tuân thủ pháp luật về giao thông của mỗi người dân.

Người dân sơ cứu một nạn nhân bị gẫy chân trong một vụ tai nạn giao thông - Ảnh: Báo Thanh Niên

Trong 9 tháng qua trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh xảy ra 564 vụ tai nạn giao thông, làm chết 517 người, bị thương nặng 152 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 12% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Theo đánh giá, mặc dù số vụ tai nạn giao thông vẫn còn cao, song ý thức tuân thủ luật giao thông của người tham gia giao thông đã có những bước cải thiện. Trong đó phải kể đến ý thức về trách nhiệm của người tham gia giao thông khi gặp tai nạn giao thông. Nhờ sự hỗ trợ của người dân đã giúp cho nhiều người bị tai nạn giao thông được cứu chữa kịp thời, tránh được tử vong.

Dưới đây là những câu trả lời của một số người dân ở TP. Hồ Chí Minh khi được đặt câu hỏi: Bạn sẽ xử lý như thế nào khi gặp tai nạn giao thông trên đường?

“Thường thì tôi tấp xe vào lề và xem thử người bị nạn như thế nào. Nếu cần gọi xe cứu thương thì sẽ gọi để giúp người bị nạn đi bệnh viện”.

“Gặp trường hợp tai nạn giao thông, nếu mà ở mức độ nhẹ thì tôi có thể dừng lại, có thể xem xét và giúp đỡ họ như là dựng xe họ lên hoặc là dìu người bị tai nạn giao thông lên”.

“Tôi giờ rất sợ những vụ tai nạn giao thông mà mình nhảy vào giúp đỡ”.

Anh Nguyễn Quang, tài xế taxi ở quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh kể lại, một lần, trên đường về nhà, anh gặp một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Người thanh niên bị thương rất nặng, nhưng do hôm đó anh đi xe gắn máy không thể chở người này đi cấp cứu, anh liền vẫy xe ô tô xin được giúp đỡ. Gặp một người bạn là chủ doanh nghiệp trên chiếc hơi mới tinh đi ngang qua, anh mừng rỡ gọi nhờ, nhưng chiếc xe này vẫn không dừng lại. Do bị thương quá nặng, người thanh niên tử vong ngay sau đó.

Về sau, anh Quang có hỏi người bạn kia vì sao không dừng xe lại để chở người bị thương đi cấp cứu, anh ta trả lời vì lúc đó rất vội và không muốn gặp xui xẻo khi chở người bị tai nạn dọc đường. Và ngộ nhỡ bị hiểu nhầm là người gây tai nạn thì lại càng mệt. Với nghề lái taxi, hàng ngày anh Quang gặp không ít tai nạn giao thông, nhưng thay vì bỏ đi như người khác, anh dừng xe cứu giúp người bị nạn và cũng không hề lo lắng sẽ bị vạ lây, bởi trên xe anh có đầy đủ camera hành trình ghi lại tất cả.

Anh Quang quan niệm: “Tôi chỉ muốn mọi người hãy đặt người nhà mình đang bị tai nạn giao thông đó, nếu không có ai cứu giúp sẽ như thế nào? Vì vậy, nếu có thể cứu giúp thì có thể cứu được một mạng người hoặc nhiều mạng người trong vụ tai nạn giao thông đó”.

Cũng quan niệm như anh Quang, anh Ngô Văn Đức, ở Quận 2 mỗi khi đi đường gặp tai nạn giao thông anh đều dừng xe và hỗ trợ cho người bị nạn. Tùy theo trường hợp và mức độ người bị tai nạn nhẹ hay nặng mà giúp đỡ. Tuy nhiên, có lần anh giúp đỡ người bị tai nạn giao thông và đã bị tưởng lầm là người gây tai nạn nên bị gia đình người bị nạn đe dọa đến tính mạng. Lo lắng vì sợ phải gặp những tình huống tương tự, sau này khi gặp tai nạn giao thông anh giúp đỡ theo cách khác:

“Công an mời tôi lên lập biên bản khiến cho tôi mất rất nhiều thời gian, công việc của tôi. Tôi rất sợ trong trường hợp này. Vì vậy không phải sống vô cảm, nhưng bây giờ khi gặp tai nạn giao thông tôi gọi cho 115 hoặc là gọi cho cơ quan công an gần nhất để họ cử lý kịp để tránh ách tắc giao thông trong trường hợp này”.

Nhờ những người như anh Quang, anh Đức giúp đỡ mà nhiều người bị tai nạn giao thông tại TP Hồ Chí Minh đã được cấp cứu kịp thời, thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Theo thống kê, 9 tháng năm 2017, TP Hồ Chí Minh xảy ra 564 vụ tai nạn, làm chết 517 người, bị thương nặng 152 người (so với cùng kỳ năm trước giảm 12% cả về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Theo ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP. Hồ Chí Minh, nếu mỗi người dân ý thức được trong việc giúp đỡ những người bị nạn sẽ góp phần giảm được số người bị tử vong do tai nạn giao thông hằng năm:

“Khi xảy ra tai nạn thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải cứu người. Còn những biện pháp còn lại thì thực hiện sau”.

Để nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân đối với trường hợp bị tai nạn giao thông, ngoài việc tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, giúp đỡ người bị nạn, Thành phố Hồ Chí Minh đang hướng đến việc thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đầu tư vào các phương tiện công cộng; đào tạo kỹ năng cho người dân trong cách giúp đỡ khi có sự cố tai nạn giao thông. Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết:

“Chúng tôi sẽ khuyến khích đầu tư vào những phương tiện công cộng để làm thế nào không chỉ riêng nhà nước, mà các doanh nghiệp và tổ chức xã hội đều có những quan tâm, hành động cụ thể để bảo vệ, giúp đỡ người dân và phải xây dựng thành một thói quen, một phản xạ khi tham gia vào phương tiện công cộng”.

Để xây dựng văn hóa giao thông ở một đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, quan trọng đầu tiên vẫn là ý thức cao trong việc tuân thủ pháp luật về giao thông của mỗi người dân. Sự tuân thủ ấy bao gồm cả trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo đức của mỗi con người khi tham gia giao thông. Có như thế mới góp phần xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình và có chất lượng sống tốt.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //