Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giáo dục nhận thức để thay đổi thói quen đi bộ cho học sinh

Phóng viên - 20/10/2017 | 6:17 (GTM + 7)

VOVGT - Hiện tại Việt Nam, không có nhiều học sinh đi bộ tới trường học vì nhiều lí do.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Những bất cập về cơ sở hạ tầng, thiếu vỉa hè, làn đường dành cho người đi bộ, tình hình an ninh phức tạp nên nhiều gia đình lựa chọn phương án hàng ngày đưa con em mình tới trường để bảo vệ an toàn. Ảnh: Thanh Niên

Theo số liệu thống kê của Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP), tỷ lệ học sinh đi bộ trung bình ở khu vực ngoại thành Tp.HCM đạt khoảng từ 30-50% trong khi ở khu vực ngoại thành, tỷ lệ này là từ 20-30%. Tương tự tại Hà Nội, chỉ có chưa đến 20% các em học sinh đi bộ đến trường.

Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ học sinh đi bộ tới trường chưa cao là do khu vực xung quanh cổng trường chưa có những làn đường dành riêng cho đi bộ và các em còn thiếu những kiến thức, kĩ năng đi bộ an toàn. Sau đây là một số ý kiến của các em học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- "Khi đi dưới lòng đường cháu cảm thấy không an toàn. Vì lòng đường là chỗ để cho ô tô và xe máy, nhỡ người ta đâm vào mình thì sao."

- "Từ khi đi bộ cháu chưa thấy có làn đường nào dành cho người đi bộ ở đây ạ. Cháu cảm thấy mất an toàn vì nhiều người đi nhanh và họ như suýt đâm vào cháu"

- "Con thưa cô là chưa vì các bạn đi dưới lòng đường. Nguyên nhân là vỉa hè chật kín không có chỗ để cho các bạn đi"

Hiện không có nhiều học sinh đi bộ tới trường. Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ

Những ý kiến vừa rồi phản ánh được phần nào những khó khăn, bất cập của các em học sinh phải đối mặt trong quá trình đi bộ hàng ngày. Đó cũng là những khó khăn chung đối với những người đi bộ tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM.

TS Nguyễn Quang- Giám đốc chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc cho biết, sự bùng nổ của phương tiện cá nhân trong những năm qua, đặc biệt là xe máy đã làm thu hẹp không gian dành cho người đi bộ cũng như làm thay đổi thói quen đi bộ của người dân Việt Nam. TS Nguyễn Quang phân tích:

Chính vì tỷ lệ sử dụng xe máy quá nhiều 80-90% trong khi GTCC quá ít chỉ từ 10-15% cho nên dẫn đến việc chúng ta quá thiếu không gian dành cho người đi bộ và người đi xe đạp. Chúng ta chuyển đổi từ xe đạp với tốc độ nhanh nên mọi người lười trong việc đi bộ. Thứ hai nữa là đi bộ phải có hành lang, phải an toàn. Mỗi khi qua đường, chúng ta thấy nhiều người nước ngoài không dám đi bộ qua đường và ở Việt Nam không dám đi bộ nhất là người già và trẻ em, có 1 lưu lượng giao thông quá lớn.

Các chuyên gia an toàn giao thông cho biết, người dân Việt Nam thuộc nhóm ít vận động so với mức trung bình của thế giới là do thói quen thường xuyên sử dụng phương tiện xe máy của người Việt Nam. Dù quãng đường ngắn chỉ từ vài chục mét đến vài trăm mét, người dân đều sử dụng xe máy để di chuyển. Đa phần, người dân không nhận thức được lợi ích của việc đi bộ đối với sức khỏe, nên chưa thực sự chú trọng đến việc đi bộ, cũng như hướng dẫn con em mình đi bộ.

Mặt khác, những bất cập về cơ sở hạ tầng, thiếu vỉa hè, làn đường dành cho người đi bộ, tình hình an ninh phức tạp nên nhiều gia đình lựa chọn phương án hàng ngày đưa con em mình tới trường để bảo vệ an toàn. Trong khi đó, những người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới cũng chưa có ý thức tôn trọng và nhường nhịn phần đường dành cho người đi bộ.

Trong điều kiện các đô thị lớn đang tập trung vào phát triển hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn, chính quyền các đô thị cần có những kế hoạch thay đổi nhận thức, hành vi của người dân đối với việc đi bộ, từ đó hình thành thói quen đi bộ của người dân. Có như vậy, hệ thống giao thông công cộng mới có thể phát huy được hiệu quả khi đưa vào khai thác sử dụng.

Ngay từ cuối năm 2009, Quỹ phòng chống thương vong châu Á (AIP) đã phối hợp triển khai Chương trình đi bộ an toàn trên địa bàn 3 quận của Tp.HCM gồm quận 6, quận Tân Bình và quân Bình Chánh. Chương trình đi bộ an toàn là 1 hợp phần đa phương diện bao gồm các hợp phần: nghiên cứu cải thiện không gian đi bộ, xây dựng thói quen đi bộ cho học sinh, cũng như cưỡng chế và vận động chính sách nhằm đẩy mạnh an toàn cho trẻ em đến trường. Đến nay, chương trình đi bộ an toàn đã được triển khai tại 268 trường học trên cả nước, cung cấp kiến thức cho 224 nghìn học sinh.

Hiện nay, Tp.HCM đang triển khai xây dựng và phát triển hệ thống GTCC khối lượng lớn bao gồm tàu điện ngầm, xe buýt nhanh, xe buýt chất lượng cao… Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành hệ thống GTCC khối lượng lớn trong tương lai, Sở GTVT Tp.HCM, Ban ATGT thành phố và Quỹ phòng chống thương vong châu á đang triển khai chương trình đi bộ an toàn tại 37 trường học- nơi có tuyến xe buýt nhanh hoặc xe buýt chất lượng cao đi qua để tạo nên một môi trường đi bộ an toàn cho trẻ em và cộng đồng Việt Nam bắt đầu từ những khu vực này.

Để hiểu rõ hơn nội dung của chương trình này, phóng viên  đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Diễm Hồng- Quản lý chương trình Dự án đi bộ an toàn- Quỹ Phòng chống thương vong châu Á. 

Bà Bùi Thị Diễm Hồng- Quản lý chương trình Dự án đi bộ an toàn- Quỹ Phòng chống thương vong châu Á. 

"PV: Trước hết xin cám ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn với kênh VOVGT. Thưa bà, trong quá trình triển khai chương trình đi bộ an toàn thời gian vừa qua, bà đánh giá như thế nào về vấn đề nhận thức và ý thức của các em học sinh đối với thói quen đi bộ?

Bùi Thị Diễm Hồng: Đối với Việt Nam mình, trong trường học các em đã được giảng dạy về an toàn giao thông, trong đó có chương trình về đi bộ, do đó, học sinh cũng nắm rõ thế nào là đi bộ an toàn, nhưng điều đặc biệt là học sinh Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng và ở những nơi khác, các em không biết áp dụng những kiến thức đó vào hành vi, vào thực tế luôn nên các em hay mắc phải những cái lỗi khi mà đi bộ sang đường, cũng như là đi trên vỉa hè.

Ví dụ như các em hay đi bộ dưới lòng đường, đùa giỡn dưới lòng đường hoặc các em băng qua dải phân cách cho tiện. Khi mà muốn băng qua đường các em băng qua đường không cẩn thận .

Thông thường ở chương trình thường hướng dẫn các em 5 bước sang đường; dừng lại, lắng nghe, suy nghĩ sau đó mới quyết định sang đường trong thời điểm thích hợp. Phần lớn các em không có thực hiện đúng những nguyên tắc đó. Nếu mà như vậy khi mà sang đường rất là nguy hiểm. Có thể các em không hiểu được điều đó nhưng nguy hiểm có thể rình rập các em khắp mọi nơi

Dự án của mình làm từng khu vực, từng địa điểm. Nói chung khu vực ngoại thành tỷ lệ đi bộ cao hơn ở trong nội thành. Tỷ lệ trẻ em đi bộ trung bình ở ngoại thành từ 30-50%, còn ở nội thành từ 20-30%. Tỷ lệ đi bộ không tăng lên là mấy nhưng hành vi của các em được thay đổi, lúc trước các em đi bộ dưới lòng đường, không đi vào vạch kẻ đường khi sang đường và sang đường không đúng cách.

Sau khi thực hiện dự án, khoảng 32,3% học sinh sử dụng vạch đi bộ sang đường, tăng từ 48,9% lên 81,2 % và tỷ lệ học sinh sử dụng vỉa hè khi đi bộ tăng lên 31% so với thực trạng ban đầu từ 65% đến 91,1%. Cho thấy hành vi của các em đã có sự chuyển biến, giúp các em đi bộ và sang đường an toàn hơn.

PV: Trong quá trình triển khai, chương trình gặp phải những khó khăn như thế nào thưa bà?

Bùi Thị Diễm Hồng: Bên cạnh thuận lợi, dự án cũng gặp khó khăn. Cơ sở hạ tầng bất cập, vỉa hè bị lấn chiếm, vạch sang đường bị bố trí nhiều nơi không phù hợp. Ngoài ra nhận thức của người dân về đi bộ rất hạn chế.

Chương trình đi bộ an toàn nhắm tới đối tượng là học sinh, khi mà học sinh đi bộ cũng gặp những khó khăn, nguy hiểm từ những người điều khiển phương tiện khác. Ví dụ, khi học sinh sang đường mọi người không có ý thức tôn trọng và nhường đường dành cho người đi bộ. Nhận thức của người dân về an toàn dành cho người đi bộ rất hạn chế. 

Luât pháp của mình vẫn chưa có những quy định đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Ví dụ bên nước ngoài khi mà thấy người đi bộ muốn sang đường các tài xế phải dừng lại và có khoảng cách an toàn dành cho người đi bộ. Tại Việt nam mặc dù có luật nhường đường ưu tiên dành cho người đi bộ, nhưng không quy định rõ nhường như thế nào và ưu tiên như thế nào nên mọi người không biết cách hành xử như thế nào đối với người đi bộ như thế nào cho an toàn hơn.

Chính vì thế, Luật của mình cần những quy định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo và đủ tính chất răn đe đối với những người vi phạm, để đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Khi một tai nan xảy ra gồm 3 yếu tố: cơ sở hạ tầng, ý thức và nhận thức của người đi bộ và ý thức của người tham gia giao thông khác.

PV: Với những kết quả đã đạt được của chương trình đi bộ an toàn, bà có chia sẻ kinh nghiệm nào đối với các đô thị khác đang trong quá trình triển khai phát triển GTCC nhằm xây dựng thói quen đi bộ cho người dân?

Bùi Thị Diễm Hồng: Dự án được triển khai hơn 9 năm và chúng tôi đã thí điểm nhiều hợp phần nhằm tạo nên thói quen và nhận thức về an toàn cho học sinh và nâng cao nhận thức cộng đồng, địa phương nơi xung quanh trường học để mọi người có ý thức hơn và đảm bảo an toàn cho học sinh

Tùy vào lứa tuổi của học sinh chúng tôi phân ra nhiều dự án nhỏ tương ứng với các hợp phần đó. Đối với học sinh THCS chúng tôi đưa ra những bức ảnh biết nói. Thông qua đó, học sinh đưa ra những ý kiến về cơ sở hạ tầng xung quanh các trường học và các em nói ra những hiện trạng và đưa ra những đề xuất.

Thông qua những dự án như vậy, nhận thức của các em được nâng lên rất là nhiều . Đối với học sinh tiểu học, chúng tôi có dự án Hành trình đi bộ an toàn. Trong đó giáo dục lý thuyết và sau đó thực hành tại sân trường."

Giáo dục kiến thức và kĩ năng đi bộ cho các em học sinh ngay từ khi ngồi ghế nhà trường sẽ giúp hình thành thói quen đi bộ cho các em sau này. Điều này không chỉ góp phần cải thiện sức khỏe mà còn góp phần xây dựng một đô thị phát triển bền vững.

Tuy nhiên, để làm được điều này, ngoài việc thay đổi nhận thức của các em học sinh, cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, ngành giao thông và của cộng đồng xã hội trong việc tạo lập một môi trường đi bộ an toàn cho trẻ đến trường nói riêng và trong tham giao thông nói chung.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //