Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giáo dục Bắc Âu 'du nhập' vào Việt Nam

Phóng viên - 05/09/2017 | 6:25 (GTM + 7)

VOVGT - Mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng một số hiệu trưởng các trường phổ thông, đại học đã có chuyến công tác đến Phần Lan, Thụy Điển

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan Sanni Grahn-Laasonen, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chứng kiến ký kết 18 biên bản ghi nhớ giữa các trường đại học và trung học của Việt Nam với các đối tác Phần Lan, mở ra nhiều cơ hội học tập tốt hơn cho học sinh, sinh viên Việt Nam.

Các biên bản ghi nhớ tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực: chuyển giao tài liệu về chương trình và sách giáo khoa, chuyển giao công nghệ đào tạo trực tuyến, khuyến khích mở thêm trường phổ thông Phần Lan ở Hà Nội; hợp tác đại học để cùng liên kết đào tạo một số lĩnh vực; phối hợp đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Cũng trong dịp này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã hội đàm với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan.

Hai bên đã trao đổi về khả năng mua bản quyền xuất bản các sách về Toán, Khoa học, tiếng Anh, STEM – chương trình thông qua việc kết hợp các lĩnh vực Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật và Toán Học mà qua đó, học sinh có khả năng ứng dụng một cách sáng tạo và phát huy cách học mới về những khái niệm được học thông qua việc thực hành lắp ráp robot.; nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác, dự án về khởi nghiệp...

Ông Phùng Xuân Nhạ trò chuyện với sinh viên nước ngoài nhân chuyến thăm Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch - Ảnh: Đào Ngọc Tước - Báo Tuổi trẻ

Có thể thấy, cơ hội được tiếp cận với phương thức giáo dục của các nước tiên tiến đã gần hơn với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở đây là liệu có sự khác biệt về văn hóa, trình độ, tiêu chuẩn… giữa giáo dục quốc tế với giáo dục Việt Nam hay không?

Đánh giá về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường DL Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Khoa học – Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, việc học hỏi, du nhập chương trình giáo dục quốc tế vào Việt Nam là một hướng đi tích cực trong ngành giáo dục. Và khi triển khai việc này thì không thể tránh khỏi sự khác biệt giữa văn hóa, trình độ và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, đây không phải là điều đáng lo ngại. Điều quan trọng là các nhà quản lý giáo dục cần kiểm soát chặt chẽ việc du nhập văn hóa từ các nước. TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ:

Việc các nước vào Việt Nam để du nhập giáo dục vào Việt Nam là một điểm tích cực. Còn vấn đề liệu có ảnh hưởng tới văn hóa Việt Nam hay không là sẽ có. Nhưng khi làm giáo dục, những người làm tốt, làm chân chính thì bao giờ người ta cũng hết sức đến văn hóa, chứ người ta không chỉ làm riêng về giáo dục. Tôi tin rằng, khi thực hiện những việc này thì sẽ có sự khác biệt. Nhưng quan điểm của tôi là không sợ sự mâu thuẫn nhưng tôi sợ bị thả nổi để người ta tự quyền quyết định thì cần phải lưu ý.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, điều khác biệt nhận thấy rõ giữa giáo dục quốc tế với giáo dục Việt Nam đó chính là yếu tố giáo viên. Để vận dụng được những phương pháp giáo dục hiện đại thì nhận thức của bản thân giáo viên, đội ngũ quản lý giáo dục và cả các yếu tố liên quan phải thay đổi.

Ông Nguyễn Xuân Vang, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ GD-ĐT cho biết mong muốn của Bộ GD-ĐT trong chuyến đi châu Âu là ngoài việc cho các trường quan sát, tiếp cận quan điểm giáo dục hiện đại của các nước thì cũng tạo cơ hội để các trường VN đặt vấn đề với đối tác trong việc chuyển nhượng chương trình. Nhất là đối với giáo dục Phần Lan. Tuy nhiên, quan điểm của lãnh đạo các vụ cũng cho rằng sẽ khó trong việc “nhập khẩu nguyên si” các chương trình giáo dục, trừ một số môn khoa học tự nhiên. Đồng tình với quan điểm này, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT), hiện là Trưởng ban Hỗ trợ Chất lượng Giáo dục Đại học (Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập) cho rằng:

Bất cứ một hệ thống giáo dục nào muốn đưa vào Việt Nam mà không phù hợp với người dân Việt Nam, hoàn cảnh Việt Nam, truyền thống và cả văn hóa của người Việt Nam thì sẽ dễ thất bại. Cho nên, học tập kinh nghiệm của các nước là rất cần thiết, không thể không học tập nhưng để vận dụng nó như thế nào cho phù hợp với điều kiện, văn hóa của người Việt Nam thì lúc đó mới tính đến chuyện thành công hay không.

Vì vậy, theo TS Lê Viết Khuyến, việc tiếp cận, tìm hiểu thực tế để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các chương trình học là rất quan trọng để các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn. Nhưng để làm được điều này thì chính các nhà trường phải được trao quyền tự chủ. Chính các nhà trường bao gồm các nhà quản lý, giáo viên và học sinh sẽ nhận ra sự khác biệt này để từ đó điều chỉnh và xóa nhòa sự khác biệt. TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm:

Các nhà trường, đội ngũ giáo viên rồi cán bộ quản lý nhà trường mà ngay cả các em học sinh đi tìm sự khác biệt giữa chúng ta với mô hình giáo dục của các nước tiên tiến. Đó là những gì ta cần phải làm. Nhưng khi tìm được sự khác biệt đó thì chúng ta phải đối chiếu xem những cái như thế thì chúng ta có khắc phục được hay không. Nếu chúng ta không khắc phục được thì chúng ta phải tìm những cách khác chứ không phải là áp dụng một cách máy móc những kinh nghiệm cụ thể của người ta để chúng ta triển khai.

Theo các chuyên gia, việc nhập khẩu chương trình, tài liệu, công nghệ dạy học hiện đại của nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục nào đó trong nước là một nhu cầu trong quá trình hội nhập và phát triển. Các nghiên cứu về khoa học giáo dục của các nước phát triển có những thành tựu, đi trước Việt Nam, có một khoảng cách rất lớn.

Việc nhập khẩu này cũng sẽ giúp Việt Nam và các nước thu hẹp khoảng cách. Tuy nhiên, giáo dục luôn song hành, phát triển trên nền tảng văn hóa. Do đó, một trong những điều kiện để việc nhập khẩu thành công đó là sản phẩm, công nghệ đó phải phù hợp với văn hóa và đối tượng sử dụng. Khi triển khai những chương trình, phương pháp từ bên ngoài cần phải xét tính phù hợp và khả năng thích ứng của yếu tố văn hóa và con người cũng như các điều kiện triển khai.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

// //