Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đối với hạ tầng GTĐB (Bài 4): Đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ

Phóng viên - 27/07/2018 | 7:56 (GTM + 7)

VOVGT- Việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào việc giảm nhẹ hậu quả của thiên tai đã được các bộ, ngành áp dụng...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều năm qua, việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới đã được thực hiện vào việc duy tu, duy trì hệ thống đường bộ trên cả nước.

Nói về công tác ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai, ông Bùi Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Vận hành và bảo trì đường cao tốc Việt Nam cho biết, điều này luôn được Tổng công ty chú trọng. Chẳng hạn với mái taluy đều được ứng dụng các biện pháp gia cường bằng các vật liệu mới có tính bền vững hơn, chẳng hạn hệ thống mỏ neo gia cường hoặc trồng các loại cây có khả năng bám rễ để giữ được mái taluy ổn định trong các điều kiện khí hậu khác nhau, chống trôi, trượt. Với hệ thống mặt đườngđược phủ vật liệu có khả năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ một cách bất thường. Đối với hệ thống thu phí thì trước mỗi mùa mưa bão Tổng công ty dầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đều có kiểm tra, gia cố lại mái nhà trạm, hệ thống kết cấu để đảm bảo chắc chắn để có thể chống trọi trong mùa mưa bão:

"Đối với mặt đường thì chúng tôi cũng đặt hàng các viện nghiên cứu của trường giao thông, các trường nghiên cứu các vật liệu để phủ lên mặt đường để chống trọi lại biến đổi khí hậu. Hiện trên tuyến Hà Nội – Lào Cai thời gian tới chúng tôi cũng nghiên cứu vật liệu phủ để nâng cao chất lượng mặt đường."

Ông Trần Bá Đạt, Phó Ban thường trực Ban Phòng chống thiên tai, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, việc áp dụng các tiến bộ khoa học mới đã được thực hiện vào việc duy tu, duy trì hệ thống đường bộ trên cả nước. Chẳng hạn như việc dùng neo giữ mái ổn định hoặc trồng cỏ vét-ti-vơ (vetiver) để giữ mái dốc ta-luy. Tuy vậy, ông Đạt cũng thừa nhận, điều này chủ yếu được thực hiện trong quá trình khai thác, sử dụng và tại các tuyến đường huyết mạch chứ chưa được quan tâm chú trọng ngay từ khi xây dựng các tuyến đường. Về điều này, ông Nguyễn Bá Đạt nêu ý kiến:

"Công tác quy hoạch thoát nước, kể cả các đô thi mang tính tổng thể thì chưa có mà hiện nay tình trạng san lấp mặt bằng, lấn chiếm, chất thải rắn đổ xuống hạ lưu gây tắc nghẽn dòng chảy nên bị ngập do dềnh ứ do tắc dòng chảy. Do vậy tại các địa phương cần có quy hoạch thoát nước đồng bộ để giảm ngập úng."

Một số ý kiến cũng cho rằng, bên cạnh việc nghiên cứu, ứng dụng vật liệu mới, cần hướng đến việc sử dụng những công nghệ, năng lượng tái tạo, góp phần giảm thiểu sự tác động đến biến đổi khí hậu, qua đó hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra.

Đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay trục dọc Bắc-Nam đã có Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để đảm bảo thông xe, 2 tuyến ứng cứu được nhau khi có úng ngập, sạt trượt, cần nâng cấp các tuyến đường kết nối để khi một đường ngập thì có thể chia sẻ cho nhau. Thực tế hiện nay, mỗi khi 1 trong 2 tuyến đường này bị ngập thì hệ thống đường kết nối cũng ngập úng, hoàn toàn không có khả năng kết nối để hỗ trợ nhau giữa 2 tuyến đường huyết mạch.

Ông Nguyễn Văn Đại, trưởng phòng nghiên cứu thích ứng với biến đổi khí hậu, Viện Khoa học công nghệ VN cũng cho rằng, ở những nước phát triển họ tính đến việc xây dựng các công trình có khả năng ứng phso với biến đổi khí hậu từ rât lâu. Chẳng hạn, tại Hà Lan, hệ thống đê biển có thể ngăn nước biển vào trong đất liền đã được xây dựng. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nước tiên tiến họ tập trung nhiều vào những giải pháp mềm, còn gọi là giải pháp phi công trình, tức là họ không chống chịu tức thời với thời tiết cực đoan, nhưng lại góp phần rất lớn vào giảm phát thải khí nhà kính. Đây là yếu tố tác động rất lớn đến biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Văn Đại cho biết thêm:

"Theo tôi Việt Nam nên tập trung nhiều hơn vào các giải pháp phi công trình vì hạn hẹp kinh tế, chẳng hạn khôi phục rừng đầu nguồn, khôi phục rừng ngập mặn để giảm tác động của nước biển dâng, xanh hóa khu vực đô thị để giảm khả năng tăng nhiệt ở đô thị."

Như vậy, việc nghiên cứu, ứng phó và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu không chỉ dừng ở việc giảm nhẹ, khắc phục hậu quả tức thì, mà sâu xa hơn, các nước phát triển đều nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ làm giảm sự tác động đến biến đổi khí hậu thông qua các giải pháp ít sử dụng năng lượng hóa thạch, thân thiện với môi trường. Các chuyên gia cho rằng, đây là hướng đi phù hợp để Việt Nam tham khảo và áp dụng.

>>> Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đối với hạ tầng GTĐB (Bài 1): Tổn thất nặng nề

>>> Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đối với hạ tầng GTĐB (Bài 2): Công tác dự báo, phòng ngừa ra sao?

>>>Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đối với hạ tầng GTĐB (Bài 3): Kịch bản ứng phó với thiên tai cho giao thông, đã có hay chưa?

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới khuyến nghị Việt Nam cần xử lý ngân hàng yếu kém

Trong báo cáo vừa công bố, Ngân hàng thế giới (WB) cho biết kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4). Sắc xanh phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng, trong khi đó, sắc đỏ áp đảo trên nhóm nguyên liệu công nghiệp và kim loại.

// //