Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Giải cứu vỉa hè Hà Nội: Để đừng là 'đầu voi đuôi chuột'

Phóng viên - 21/01/2019 | 11:11 (GTM + 7)

VOVGT - Vỉa hè Hà Nội có nơi đã thông thoáng hơn, gọn gàng và trật tự hơn. Song cũng còn một số nơi vẫn lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Vỉa hè trên đường Láng trở thành một "khu mua sắm sầm uất" vào buổi tối. Ảnh: Lao động thủ đô

Sau 2 năm TP. Hà Nội ra quân quyết liệt lập lại trật tự đô thị, đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, bộ mặt thành phố đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, cũng không khó để bắt gặp tình trạng tái phạm ở nhiều tuyến phố. Ví dụ như nơi tôi đang đứng là đường Láng, mặc dù không vào giờ cao điểm, xe máy đã đỗ chật cứng vỉa hè.

Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại các tuyến phố Khâm Thiên, Núi Trúc hay Kim Mã, Ngọc Khánh, nhiều xe đỗ tràn xuống lòng đường, trong khi hàng quán ăn uống lấn hết vỉa hè của người đi bộ.

Thực sự, với những vỉa hè chật cứng xe máy như tôi đang đứng, thì người đi bộ không còn lựa chọn nào khác là đi xuống lòng đường. Để hiểu rõ hơn về những bức xúc của người dân, mời quý vị và các bạn nghe một số ý kiến sau:

“Lòng đường vỉa hè cũng bị lấn chiếm nhiều vì ở đây gần cổng trường nên phụ huynh đưa đón con, gần cổng bệnh viện nên hàng quán cũng nhiều để phục vụ nhu cầu mua bán của người dân”

“Đi dưới vỉa hè nguy hiểm lắm, bới vì đi như thế xe cô va chạm bị thương rất nhiều. Mà không có lối đi thì buộc phải đi xuống dưới đường”.

“Để duy trì được nề nếp trật tự đô thi thì mỗi người dân phải có ý thức. Những người cho thuê của hàng cũng phải có trách nhiệm nhắc nhở người thuê đấy”.

“Đi như thế này rất nguy hiểm, không những cho người lớn tuổi mà cho cả trẻ con hoặc cho những người nước ngoài, người ta đến Việt Nam cũng không biết phải đi trên vỉa hè hay dưới lòng đường đây”.

“Thực ra nhiều xe đậu ở lòng đường vỉa hè thì bọn em không có chỗ đi, nên bọn em phải đi xuống đường, xe cộ đi qua rất nguy hiểm cho bọn em”.

“Kiến nghị là cho hết xe vào bãi gửi đàng hoàng. Trong khi bãi đỗ xe rất vắng vẻ mà ô tô xe máy để đầy ra ngoài đường”.

Qua thực trạng phóng viên VOV Giao thông vừa nêu, có thể nói, vỉa hè Hà Nội có nơi đã thông thoáng hơn, gọn gàng và trật tự hơn. Song cũng còn một số nơi vẫn lộn xộn, nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, lấn chiếm cả không gian cho người đi bộ. Sở dĩ có những nét đối lập trong bức tranh vỉa hè Thủ đô hiện nay, là do tùy thuộc vào mức độ quyết tâm của chính quyền cơ sở, cụ thể là chính quyền các quận, UBND các phường.

Trao đổi với phóng viên, Trung tá Hoàng Ngọc Quyết – Phó Trưởng Công an Quận Ba Đình, TP Hà Nội – cho rằng, việc thường xuyên ra quân xử lý những hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được cho là một giải pháp hữu hiệu. Trong năm 2018, lực lượng chức năng quận Ba Đình đã xử phạt 2.166 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, với số tiền phạt gần 550 triệu đồng, chủ yếu ở những khu vực cổng bệnh viện, cồng trường học, các chợ, địa điểm công cộng.

Mặc dù vậy, công tác xử lý vi phạm luôn cần song hành cùng các biện pháp tuyên truyền phù hợp, từ đó giành được sự ủng hộ của người dân trong các chiến dịch “giải cứu vỉa hè”.

Trung tá Hoàng Ngọc Quyết chia sẻ:

“Trong việc giải quyết xử lý các vi phạm về trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường gặp rất nhiều khó khăn từ ý thức chấp hành của người dân đến sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, đặc biệt là việc cộng tác của nhân dân. Nếu được sự đồng tình của người, nhất là những người kinh doanh, những hộ sử dụng vỉa hè, lòng đường, cửa hàng mặt đường để kinh doanh khi họ cộng tác thì sẽ giải quyết được nhiều thuận lợi hơn”.

Vỉa hè nhiều nơi ở Hà Nội không dành cho người đi bộ. Ảnh: Kinh tế đô thị

Để giải quyết tình trạng buông lỏng quản lý ở những địa bàn giáp ranh, tái lấn chiếm sau kiểm tra, Trung tá Hoàng Ngọc Quyết cho biết, Công an Quận Ba Đình đã có biện pháp, và đang thực hiện khá hiệu quả:

“Tập trung ra quân giải quyết tại các điểm nóng phức tạp về trật tự giao thông đô thị trên địa bàn quận, thì chúng tôi xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Thứ hai là cơ chế duy trì sau khi ra quân xử lý, chúng tôi cũng tập trung chỉ đạo, huy động sức mạnh của các đơn vị đặc biệt là trong giải quyết các địa bàn giáp ranh. Hiện nay, chúng tôi đang có mô hình “tổ giải quyết các địa bàn giáp ranh”, công an các phương giáp ranh giải quyết các địa bàn giáp ranh để đảm bảo hiệu quả nhất”.

Ở góc độ khác, chuyên gia giao thông Phan Lê Bình đánh giá: Việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ thời gian qua trên địa bàn Hà Nội còn khá hạn chế. Công tác này chỉ hiệu quả trong giai đoạn cao điểm xử lý vi phạm, còn sau đó, phần lớn đâu lại hoàn đấy theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”.

Chuyên gia Phan Lê Bình nhấn mạnh, sự quyết liệt, sát sao của cơ quan chức năng cần được thể hiện rõ hơn nữa. Minh chứng cho luận điểm này là vi phạm không đội mũ bảo hiểm, lỗi vượt đèn đỏ, dừng xe không đúng vạch ở Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, tạo ý thức cho người dân.

“Phía cơ quan quản lý nhà nước cũng phải tìm cách thay đổi cách làm, ví dụ những đợt ra quân không phải định kỳ nữa mà làm bất chợt và có những xử phạt mạnh tay như tịch thu bàn ghế, tạm giam các phương tiện lấn chiếm vỉa hè. Hoặc thực hiện kiểm tra đột xuất, ví dụ như phường A kiểm tra phường B và ngược lại, kiểm tra chéo với nhau.”

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc dọn dẹp vỉa hè không dừng lại ở những tác động cơ học, mà phải xem xét đến sinh kế của người dân, đến “nền kinh tế vỉa hè” đã trở thành nét đặc trưng ở các đô thị Việt Nam. Sắp xếp như thế nào để vừa tạo được mỹ quan đô thị, trả lại không gian vỉa hè cho người đi bộ, vừa hài hòa với lợi ích của các hộ kinh doanh là một bài toán cần giải cho chính quyền đô thị.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //