Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đường sắt trên cao tiếp tục lỗi hẹn vận hành thử trong tháng 10

Phóng viên - 26/09/2017 | 6:43 (GTM + 7)

VOVGT- một lần nữa đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông lại lỗi hẹn với người dân thủ đô, khi kế hoạch vận hành thử trong tháng 10 này là không thể.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hình ảnh một nhà ga trên tuyến đường Nguyễn Trãi chưa được hoàn thiện

Bộ GTVT vừa chính thức xác nhận, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông không thể vận hành thử nghiệm vào tháng 10-2017 như kế hoạch đề ra do gặp khó khăn về tài chính. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành 95% giá trị xây lắp, tuy nhiên, số ít các hạng mục còn lại đang bị đình trệ do thiếu vốn triển khai như: nhà điều hành chính (khu đề-pô), một số nhà ga, khu nhà xưởng, đường nội bộ.

Theo Bộ GTVT, nguyên nhân là do việc giải ngân hơn 250 triệu USD bổ sung cho dự án này bị chậm trễ, do vướng mắc các thủ tục pháp lý từ các Bộ, Ngành và từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.

Trước đó, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển khai thực hiện từ tháng 11/2008 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD. Tuy nhiên, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 870 triệu USD.

Theo kế hoạch đề ra, đến tháng 10 tới đây, tuyến tàu điện đầu tiên sẽ bắt đầu chạy thử trên hệ thống và kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó sẽ đưa vào khai thác thương mại toàn dự án vào quý II/2018.

Như vậy, liên tiếp các lần lỡ hẹn và đội vốn lên cao, dự án trọng điểm Cát Linh – Hà Đông đang gây ra hàng loạt tổn thất kinh tế xã hội của đất nước. Trả lời Kênh VOV Giao thông quốc gia, một chuyên gia xã hội học đánh giá:

Công trình chậm tiến độ thì thiệt hại không thể đo đếm được và quan trọng nhất về mặt xã hội là gây mất niềm tin đối với người dân, công chúng trong các công trình, đặc biệt là những công trình có chủ đầu tư là các nhà thầu Trung quốc. Thành phố HN có nhiều công trình đều kéo dài tiến độ như vậy, làm cho bộ mặt của thủ đô vừa xấu, lại vừa thiệt hại rất nhiều cho kinh tế xã hội.”

Đồng tình về vấn đề này, TS Phan Lê Bình, chuyên gia của Jica Nhật Bản cũng nhấn mạnh, dự án chậm tiến độ gây ra tổn thất kinh tế xã hội là quá rõ. Tổn thất về kinh tế là việc công trình không thể đi vào vận hành đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng đến các dự án kết nối hoặc liên quan khác, như hệ thống taxi, xe buýt, nhà ga, trung tâm thương mại…

Bên cạnh đó, tổn thất về mặt xã hội là ùn tắc, tai nạn, tác động môi trường vẫn tiếp tục xảy ra, trong khi niềm tin của người dân thì bị suy giảm. TS Phan Lê Bình lưu ý: “Việc chậm tiến độ có thể xuất phát từ rất nhiều lý do đối với những công trình lớn như thế này, có lý do chủ quan, có lý do khách quan. Đơn vị chủ quản đã cố gắng hết mình để triển khai sớm nhất nhưng cái sớm đó là không thể."

Nhiều nhà ga vẫn chưa được hoàn thiện khi ngày vận hành thử nghiệm đã cận kề

Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cũng đã có những trao đổi với phóng viên chương trình về bài học rút kinh nghiệm cho dự án Cát Linh – Hà Đông nói riêng và các dự án khác nói chung ở nước ta trong thời gian tới.

Ngay sau đây là nội dung chi tiết:

PV: Thưa TS Nguyễn Minh Phong, TS có bình luận như thế nào về những tổn thất kinh tế - xã hội do việc chậm tiến độ của dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông hiện nay?

TS Nguyễn Minh Phong: Một dự án lớn như vậy mà bị chậm lại thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới các khía cạnh, kể về kinh tế, kể cả xã hội. Riêng việc chậm lại làm phát sinh tăng giá đã là thiệt hại rất lớn rồi. Cái này đáng lẽ phải tách biệt ra giữa tăng giá do khách quan, tăng giá do chủ quan, do chậm tiến độ, do tính toán không kỹ, không tới để bắt lỗi cho chính xác, tránh việc tất cả lại đổ lên đầu ngân sách và đổ lên đầu người dân.

Thứ hai là chậm như thế thì ảnh hưởng đến giao thông, tắc nghẽn, bụi bẩn rồi công ăn việc làm, sinh kế của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp hai bên đường. Một số tai nạn xảy ra cũng là một phần do sự chậm trễ này. Cuối cùng việc chậm trễ thì nó sẽ làm chậm công trình hoàn thành, do đó việc khai thác của nó cũng bị chậm, nó ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của dự án.

PV: Vậy theo TS, cơ quan quản lý nhà nước phải rút ra những bài học đắt giá như thế nào từ việc chậm tiến độ nhiều lần đối với dự án điển hình nói trên?

TS Nguyễn Minh Phong: Rõ ràng đây là một bài học rất đắt đỏ cho các dự án khác nhau của cả nước. Rất nhiều dự án bị chậm và dự án trong nội đô bị chậm thì sẽ càng phát sinh nhiều hệ lụy như ta đã biết. Đây là khoản thiệt hại mềm rất khó tính, mặc dù có thể cảm nhận được.

Rõ ràng hầu hết các dự án, nhất là các dự án do Trung Quốc làm chủ đầu tư đều bị chậm, bị phát sinh, bị đội giá, làm tăng tiền vay và làm tăng trần nợ công. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư khác, vào năng lực thiết kế, triển khai cũng như năng lực quản lý của các cấp chính quyền liên quan trong dự án này và các dự án chậm khác.

Trong nghị trường, việc chậm như vậy sẽ phát sinh rất nhiều hệ lụy, kể về chế tài phạt, tiền lệ xấu, cuối cùng là làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, hình ảnh, năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước. Đây rõ ràng là bài học không thể bỏ qua, cần truy cứu trách nhiệm tới từng cá nhân, đơn vị có liên quan.

PV: Xin cảm ơn những ý kiến của TS.

Như vậy, dư luận cho rằng, việc chậm tiến độ của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là một bài học đắt giá cho các dự án khác nhau trên cả nước. Việc chậm trễ này khiến chi phí bị phát sinh, các hạng mục bị đội giá, làm tăng mức đầu tư và tăng trần nợ công. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, của các nhà đầu tư vào năng lực triển khai cũng như năng lực điều hành của các cấp chính quyền nước ta.

Do đó, đây là bài học không thể bỏ qua và cơ quan quản lý nhà nước cần truy cứu trách nhiệm tới từng cá nhân, đơn vị có liên quan, đồng thời tìm kiếm các giải pháp có hiệu quả hơn để chấn chỉnh tình hình trong thời gian tới.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //