Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đừng để những chuyến xe đêm trở thành chuyến xe tử thần (Bài 5): 'Chống trượt' thi bằng lái cả trong lý thuyết và thực hành

Phóng viên - 15/08/2018 | 3:19 (GTM + 7)

VOVGT - Ngoài “chống trượt” ở phần thi lý thuyết, phần thi thực hành các thầy cũng có thể giúp đỡ học trò bằng cách sử dụng điện thoại để hướng dẫn.

Đó là ý kiến của ông Trần Quốc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ phương tiện và người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong cuộc trao đổi với Kênh VOV Giao thông về thực trạng quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe hiện nay.

Hình ảnh được cho là nhân viên một của trung tâm dạy nghề lái xe ở Hà Nội thu phí "chống trượt". Ảnh: Lao động

PV: Theo ông có sự liên hệ như thế nào giữa tỷ lệ tai nạn giao thông (TNGT) với những bất cập trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe ở nước ta hiện nay?

Ông Trần Quốc Tuấn: Về TNGT thì công tác đào tạo lái xe tất nhiên phải có liên quan với nhau vì người lái xe cũng là sản phẩm ban đầu của công tác đào tạo lái xe. Tuy nhiên, TNGT cũng bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân: ý thức của người lái, của phương tiện, của kết cấu hạ tầng… Tuy nhiên, theo thống kê của chúng tôi, tỷ lệ tai nạn đối với người lái xe thâm niên ít nhất là 3 năm trở lên lại nhiều hơn đối với người mới lái xe.

Cũng có thể có nhiều nguyên nhân ví dụ người lái mới nên hết sức cẩn thận, hai nữa cũng sợ bị xử phạt và các phương tiện có nhiều kinh nghiệm nên sau một thời gian lái thì ý thức có phần chủ quan. Điều đó cho thấy, phần đào tạo, sát hạch chỉ là sản phẩm ban đầu, còn khi tham gia giao thông và những tác động khác gây cho người ta tâm lý và gây ra TNGT cũng rất nhiều.

PV: Một số trung tâm đưa ra mức giá 3,5-5 triệu đồng trọn gói cho việc sát hạch, có bằng lái. Với mức phí này, việc đào tạo cả lý thuyết và thực hành đều bị cắt xén, dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Quốc Tuấn: Vào những năm 1995-2000, mức phí theo quy định của Bộ Tài chính thì chỉ 2,5 triệu đồng. Nhưng từ năm 2011, Bộ GTVT và Bộ Tài chính ra thông tư liên tịch số 72 cho phép các cơ sở đào tạo lái xe tự xây dựng mức thu học phí và yêu cầu các cơ sở niêm yết công khai tại khu vực nhà trường tuyển sinh.

Tuy nhiên, ngoài các cơ sở đào tạo lái xe thì bên ngoài cũng có nhiều các văn phòng mang danh cơ sở đào tạo nhưng thực chất là văn phòng, họ không phải đơn vị giảng dạy vẫn tự đề ra mức thu học phí.

Trong quy định của Bộ GTVT, người học lái xe, trước khi vào đào tạo học thì có ký hợp đồng với cơ sở đào tạo, trong đó đã quy định rõ là chương trình bao lâu, được đào tạo những nội dung gì, kỹ năng gì, mức thu học phí và đào tạo trên phương tiện gì. Nhưng mức thu nào thì cũng phải trên cơ sở chương trình đó, phải xây dựng đủ mức tối thiểu để đảm bảo nội dung đào tạo.

PV: Như ông phân tích thì chúng ta đã có quy định để các cơ sở đào tạo xây dựng mức phí phù hợp, nhưng chúng ta có cơ quan nào giám sát để biết mức phí nào là phù hợp hay không để tránh tình trạng người ta xây dựng mức giá phá giá để thu hút người học?

Ông Trần Quốc Tuấn: Theo quy định, khi xây dựng mức thu, anh cũng phải báo cáo với Sở GTVT, Sở Tài chính tại địa phương và UBND tại địa phương đó. Khi thấy mức giá không phù hợp, có sự chênh lệch quá nhiều giữa cơ sở này và cơ sở khác, các cơ quan liên quan vừa nêu sẽ có ý kiến. Ở đây chúng ta đang thực hiện theo chính sách hậu kiểm và vẫn xử lý được việc đó.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu phải thu hồi giấy phép, nếu như phát hiện cơ sở đào tạo lái xe nào cắt xén nội dung. Ảnh: VTV news

PV: Về quy định cung đường tập lái cũng có những bất cập gây khó cho cả người học và người dạy như không được dạy lái trong phố, trong giờ cao điểm, không được tập ngoài cung đường đã đăng ký… dẫn đến khả năng trải nghiệm của người học lái bị hạn chế. Ông có ý kiến như thế nào?

Ông Trần Quốc Tuấn: Với tình hình giao thông tại các địa phương, nhất là tại các thành phố lớn thì lưu lượng giao thông lớn, đặc biệt là giờ cao điểm. Do vậy, việc quản lý giao thông vận tải tại địa phương thì cũng quy định giờ cao điểm thì taxi, xe khách, xe hợp đồng đã cấm vào giờ cao điểm. Do vậy, tại một số địa phương cũng căn cứ vào giờ cao điểm của địa phương để quy định với xe tập lái.

Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp.HCM, giờ nào cũng là giờ cao điểm và các giờ đó, xe tập lái vẫn được phép vào. Nên nói kỹ năng điều khiển cho người tập lái vào giờ cao điểm thì không nhất thiết 7-8 giờ sáng hoặc 5-6 giờ chiều mà giờ nào cũng đông nên kỹ năng tập lái vào các giờ phức tạp thì người lái xe vẫn có thể có được vào những giờ khác.

Về tuyến đường, Bộ GTVT quy định là có những tuyến đường bắt buộc tập lái như trên đường bằng, đường đèo núi, đường phức tạp, lái ban đêm… Với những nội dung như thế, khi các Sở GTVT các địa phương cấp giấy phép xe tập lái cho các cơ sở đào tạo thì đều căn cứ vào các tuyến đường để làm sao đầy đủ các nội dung theo yêu cầu thực hành nêu trên. Thành ra không phải không có những tuyến đường để đào tạo, mà quan trọng là cơ sở đào tạo có đi đủ các tuyến đường mà Sở GTVT cấp hay không.

Như thế, văn bản quy phạm pháp luật là đầy đủ, vấn đề là chúng ta phải giám sát làm sao để các cơ sở đào tạo thực hiện đúng chương trình.

PV: Thực tế việc đổi mới nội dung câu hỏi lý thuyết đã được đẩy mạnh, nhưng nếu sát hạch không nghiêm, thậm chí không chỉ “chống trượt” phần lý thuyết, mà cả phần thực hành cũng có thể can thiệp được. Ông có nghĩ là như vậy?

Ông Trần Quốc Tuấn: Việc sát hạch thực hành đã gắn camera rồi và có những nơi sát hạch có điểm khó thi, nhưng cũng có những cách các thầy đánh dấu rất tinh vi. Ở đây có những bài sát hạch trong hình như dừng xe ngang dốc, qua vạch bánh xe… khó thì có một số nơi có điểm đánh dấu. Cái này qua công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm thì chúng tôi cũng phát hiện ra và chấn chỉnh. Ngoài ra trong thi thực hành cũng có những hình thức các thầy giúp đỡ học trò bằng cách sử dụng điện thoại để hướng dẫn. Cái này chúng tôi cũng đã phát hiện ra và cũng yêu cầu dừng thi, truất quyền thi. Còn người bên ngoài thì rất khó tìm ra. Những cái này chúng tôi cũng tăng cường kiểm tra giám sát, thứ nhất, khi khia mạc thi đều yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại.

PV: Kinh nghiệm thế giới cho thấy việc đào tạo được nới lỏng cho người học, nhưng thắt chặt khâu sát hạch. Ông đánh giá như thế nào về khả năng áp dụng tại Việt Nam ?

Ông Trần Quốc Tuấn: Đầu tiên vẫn là con người. Ở đây cơ sở đào tạo lái xe là một dịch vụ, anh có cơ sở vật chất tốt, công tác quản lý tốt thì học sinh sẽ đến học. Ở đây, yêu cầu các cơ sở đào tạo phải nâng cao trách nhiệm của mình lên vì sản phẩm của mình ra ảnh hưởng đến rất nhiều người. Biết đâu, sản phẩm đó có thể ảnh hưởng đến chính gia đình của người đang dạy dỗ hoặc người làm công tác đào tạo tại cơ sở đó.

Vì thế, tôi cũng kêu gọi các nhà quản lý, các giáo viên tăng cường quản lý giáo viên và người học. Về phía học viên khi vào học thì yêu cầu ký kết hợp đồng và yêu cầu nhà trường thực hiện đúng hợp đồng.

Ngoài ra, các cơ quan kiểm tra giám sát cũng phải tăng cường công tác hậu kiểm. Sự nghiêm minh của người thực thi công vụ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân người học sau này hành nghề. Có như vậy mới cải thiện được chất lượng công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông

>>> Đừng để những chuyến xe đêm trở thành chuyến xe tử thần (Bài 1) Tử thần trong đêm

>>> Đừng để những chuyến xe đêm thành chuyến xe tử thần (Bài 2): Vì sao tai nạn thảm khốc thường xảy ra ban đêm?

>>> Đừng để những chuyến xe đêm trở thành chuyến xe tử thần (Bài 3): Có hay không quy định về sức khoẻ cho lái xe đường dài?

>>> Đừng để những chuyến xe đêm trở thành chuyến xe tử thần (Bài 4): Siết chặt các quy định về sức khoẻ của lái xe

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //