Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đình làng Bái Ân: Bí ẩn câu chuyện thờ Tam Thánh

Phóng viên - 26/06/2018 | 9:44 (GTM + 7)

VOVGT - Cứ năm nào mà làng Bái Ân đăng cai làm lễ thì y rằng, mấy làng dệt lĩnh trong vùng đều bị làm ăn thất bát, họ hàng ế ẩm, nhưng không ai dám bỏ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đình làng Bái Ân

Mỗi làng quê đều lưu giữ những nét văn hóa riêng, những câu chuyện lịch sử về việc xây dựng làng và công cuộc chiến thắng giặc ngoại xâm qua mái đình làng. Trong số những ngôi đình ven Hồ Tây không thể bỏ qua Đình Bái Ân, ngôi đình cổ nằm tại Phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đình xây dựng vào thời vua Lý Nhân Tông thờ ba vị Thành hoàng làng là Chiêu ứng Vũ Đại Vương Uy Linh Phúc Thần, Chiêu Điều Đại Vương và Thuận Chính công chúa. Lễ hội đình làng tổ chức hàng năm trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 tháng 2 âm lịch để tôn vinh công đức của ba vị thành hoàng làng có công với làng xã, đất nước.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến giới thiệu sơ lược về lịch sử của ngôi làng này:

“Ở làng Bái Ân trong đình còn thờ ông Vũ Phục . Bái Ân thuộc phường Bưởi. Gần đình Vũ Phục còn có đền Quán Cây, tức là khi người em Vũ Phục khi nghe tin anh mất thì ở xa chạy đến thắp hương cho anh, vấp phải cái cây và chết nên dân làng Bái Ân lập 1  miếu thờ nơi ông vấp ngã , gọi là miếu Quán Cây. Cho đến ngày 6 tháng Giêng hàng năm, dân làng Bái Ân làm lễ và trong lễ này thì phải giết 6 con lọn. Tất cả tiết lợn đổ hết xuống ao, tục này kéo dài đến năm 1954 thì chấm dứt.

Nghĩa là khi thành lập chế độ mới thì không chấp nhận chuyện này, cho rằng là tàn dư lạc hậu của phong kiến nên bỏ. Dần dần tục này cũng bị bỏ nhưng bây giờ, nhiều người già vẫn nhớ câu chuyện khi còn bé được chứng kiến cảnh làng giết lợn tế lễ như thế nào.

Có điều, đối với những làng quanh hồ Tây như Xuân Tảo, Bái Ân, Giang Tân thì không rõ tại sao mà khu vực này lại thờ Tam Thánh tức là Quan Công và 2 bộ hạ của ông ta. Cho đến bây giờ, nhiều nhà nghiên cứu đều không lý giải được. Và cứ đến ngày 20 tháng Chạp hàng năm, người dân cả 3 làng này phải cắt cử nhau đăng cai làm lễ.

Cứ năm nào mà làng Bái Ân đăng cai thì y như rằng, mấy làng dệt lĩnh ở vùng này đều bị làm ăn thất bát, họ hàng ế ẩm, nhưng không ai dám bỏ. Thành ra cứ đến phiên làng Bái Ân thì người làng Trích Sài rất sợ, nhưng họ không thể bỏ cái lệ này. Tuy nhiên, cho đến bây giờ, theo khảo sát thì làng không còn thờ tam thánh nữa.”

Đình làng Bái Ân được ghi nhận là ngôi đình cổ nhất trong số các ngôi đình của phường Nghĩa Đô dựng từ thế kỷ XVII, thờ vợ chồng ông bà Vũ Phục và người em trai ông Vũ Phục. Cứ đến ngày mồng 9, mồng 10 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ kỵ, theo ước muốn của ông bà khi còn sống, dân làng thường dâng những phẩm vật như xôi dẻo, bò béo, gà mái ghẹ, bánh rán, chè kho để cúng lễ.

Trải qua thời gian, đình được trùng tu nhiều lần vào những năm 1634 – 1637 và 1652 thời Lê Thần Tông và sau này còn nhiều lần tu sửa. Hiện vật trong đình còn lại gồm: một cuốn ngọc phả thời Gia Long, hai mươi đạo sắc phong qua các triều vua từ thời Lê đến thời Nguyễn, ba kiệu bát cống được chạm khắc từ thế kỷ thứ XVII, ba ngai thờ, một tấm bia đá hậu thần Cảnh Hưng vạn niên, một tấm bia đá Gia Long vạn niên, một chiêng cổ, một quả chuông đúc thời Gia Long, nhiều hoành phi câu đối và đồ đồng, đồ sứ giá trị. Một người cao tuổi trong làng cho biết:

“Nhà tả hữu làm bằng gỗ lợp ngói ta. Nhà tiền tế được khôi phục lại cũng làm toàn bộ bằng gỗ.. Hàng năm, vào ngày tế là bà con trong làng ra lễ, tổ chức đội dâng hương tế nữ, rồi cả đội tế nam, hai đội ấy tế trong cùng một ngày. Buổi sáng, mỗi đội tế trong một tiếng đồng hồ. Sau đó, tất cả bà con vào làm lễ và đến 10 giờ là thụ lộc.”

Đến ngày hội, suốt từ sáng sớm, tiếng trống, tiếng chiêng đã nổi lên vang dội, quanh đình và đường làng rợp cờ thần ngũ sắc, đường làng ngõ xóm người đi xem hội chen lấn. Khi dân làng cùng khách thập phương tề tựu đông đủ dâng phẩm vật thì cũng là lúc mà lễ tế thần diễn ra trang nghiêm thành kính sau đấy là lễ rước thánh. Hòa trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, đi đầu đám rước là đoàn múa sư tử, múa bồng.

Đoàn cờ ngũ hành có hoả bài lộng lẫy. Đoàn bát âm gồm trống cái, trống khẩu, trống bảng và nhạc cụ dân tộc. Đoàn các cụ bà với cờ phướn nhà Phật. Ba kiệu bát cống được 24 trai làng tuổi đang xuân sắc, khăn nhiễu, áp đỏ, quần xanh, thắt lưng hoa lí, bước đi theo nhịp trống uy nghi tề chỉnh. Trên kiệu có ba long ngai được đoàn hộ tống tiền hô hậu ủng với tàn vàng lọng tía uy nghi lộng lẫy. Kiệu bà có hòm sắc mang theo được đi trước bởi theo dân gian bà đã gieo mình xuống trước.

Tiếp theo là đoàn rước long đình và đồ tế tửu. Đoàn các cụ ông, cụ bà với trang phục dân tộc bước đi chậm rãi, theo sau là đoàn các cô trinh nữ trong các dòng họ đội mâm lễ vật với đôi môi thắm đỏ. Sau cùng là đoàn thanh niên thanh nữ cùng dân làng và khách thập phương nối hàng dài nô nức.

Ảnh minh họa

Vào ngày hội, hai làng Bái Ân và Yên Thái cùng phối hợp rước thánh bởi là hội chung. Đoàn rước ông thánh Chú từ đình Bái Ân theo đường làng vòng đến ngã ba Kiệu Quỳ đón ông anh. Đoàn rước vợ chồng thần Vũ Phục từ đình Yên Thái theo đường Lạc Long Quân đến ngã ba Kiệu Quỳ. Khi hai đoàn rước gặp nhau thì kiệu ông em quỳ xuống chào ông anh, người khiêng kiệu phải quỳ. Kiệu ông anh cũng quỳ xuống đáp lễ.

Rồi hai đoàn rước quay vào vùng Ao Cá tới miếu Quán Cây là nơi ông thánh Chú hoá, dừng kiệu làm lễ. Ở đây đã có hai phiến đá tự nhiên để bày lợn béo đã giết thịt. Cúng xong bát tiết được đổ xuống ao theo tục lệ. Lễ xong, trong tiếng trống tiếng chiêng nổi lên vang dội, người rước khởi kiệu, kiệu ông anh lại rước vào đình Yên Thái, kiệu ông em lại rước về đình Bái Ân. Hòa trong tiếng nhạc hội làng, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống cũng được tổ chức sôi động tại sân đình.

“Lịch sử hay thờ vị thần rất thiêng, có công hộ quốc an dân, nhất là triều Lý, triều Trần. Sau này, 2 thời kỳ đó là 2 thời kì hưng thịnh của xã hội phong kiến. Nhân dân địa phương thấy mình vinh dự khi có 1 ngôi đền có giá trị lịch sử và nhân văn. Họ cảm thấy có trách nhiệm giữ gìn cho các thế hệ và trải qua bao nhiêu năm vẫn giữ đất để bảo vệ đình.”

Trong các bãi rộng ở sân đình, người xem hội đông như kiến, chỗ này xem đánh đu, chỗ kia xem cờ người rồi xem hát ca trù, cuộc vui diễn ra đến tối thì sân đình tổ chức hát chèo… Bên cạnh đó còn có ngày hội kỵ của ông thánh Chú diễn ra vào mồng 6 tháng Chạp, kiệu rước đình cùng choé nước lên vùng cống gần chùa Thiên Niên lấy nước dẫn từ sông Hồng.

Từ xa, đoàn rước hai làng rồng rắn quanh co, cờ phướn, quần áo và hoa đỏ trời đỏ đất, người người chen lấn hân hoan hồ hởi, tiếng nói tiếng cười rộn ràng, huyên náo. Vùng Ao Cá sóng nước lung linh, tàn vàng lọng tía cờ kiệu in hình soi bóng đẹp đến ngỡ ngàng trên mặt hồ giống như một bữa tiệc hoàng cung hoành tráng đầy màu sắc của lễ hội mùa xuân.

Thời kỳ tiền khởi nghĩa, Bái Ân được chọn là trạm liên lạc của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Các đồng chí thường vụ Trung ương như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Văn Thụ thường xuyên qua lại hoạt động bí mật, xây dựng cơ sở cách mạng ở Bái Ân. Thời kỳ mặt trận dân chủ năm 1936-1939, Đảng chủ trương xây dựng khu an toàn trung ương gồm các xã: Nghĩa Đô, Xuân Đỉnh, Phú Thượng, Đông Ngạc…

Riêng ở Bái Ân, lợi dụng địa thế đình làng Bái, nơi có những hoạt động tín ngưỡng, thường tập trung đông người, dễ trà trộn và đặc biệt là địa thế Quán Cây ở trên gò đất cao, cây cối um tùm, rất dễ nguỵ trang, bên cạnh có ao cá rộng, liên lạc không bị lộ, xứ uỷ chọn địa điểm này làm nơi liên lạc nối thông tin giữa các cơ sở an toàn khu.

Điểm liên lạc Quán Cây luôn đảm bảo an toàn trong suốt thời gian từ 1941-1945. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, địa điểm Quán Cây được chọn làm nơi đặt “Hòm thư chết” để chuyển giao tài liệu từ khu căn cứ vào khu nội thành. Những năm chống Mỹ cứu nước, địa điểm Quán Cây lại tiếp tục được sử dụng làm đài quan sát của trạm thông tin nối liên lạc từ khu Bưởi vào nội thành.

Đình Bái Ân – Quán cây – Ao cá là cụm di tích quy hoạch trong một không gian rộng. Ngôi đình xây trên một khu đất cao có các công trình kiến trúc bố cục theo chiều sâu, phía ngoài cổng nghi môn, bên sân là hai dãy tả hữu mạc toà đình, phía trong sân kết cấu kiểu nội công ngoại quốc. Địa điểm quán cây là một gò đất cao so với mặt bằng khu dân cư xung quanh khoảng 3m. Trên gò trước đây có nhiều cây xanh, giữa gò xây một nếp nhà cấp 4, kề bên phải là khu ao cá, một bên là văn chỉ của làng.

Từ nhiều năm nay khu vực gò quán cây và đình Bái Ân luôn được bảo quản giữ gìn nguyên trạng khu gò chính; còn cảnh quan xung quanh của di tích đã có nhiều đổi thay do quá trình đô thị hoá. Toàn bộ cây xanh trên gò được bảo quản gìn giữ đảm bảo cảnh quan vốn có của di tích.

Đình Bái Ân mang dáng dấp của một tác phẩm nghệ thuật văn hóa độc đáo, chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của ông cha, là niềm tự hào của con cháu muôn đời sau có trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo cũng như gìn giữ di sản đặc biệt quý giá này.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hà Nội và những 'dòng sông chết'

Hà Nội và những "dòng sông chết"

Nếu tính trên toàn bộ địa bàn Hà Nội, hiện chúng ta đang "sở hữu" 7 dòng sông lớn nhỏ khác nhau. Trong đó chảy qua địa bàn nội thành có các sông như sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, Kim Ngưu... Thế nhưng điều đáng nói, trong 4 con sông vừa kể tên, 3 trong số chúng đã... chết, đúng theo nghĩa đen

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Nút giao Chùa Bộc - Thái Hà: Gạch đá ngổn ngang, giao thông ùn tắc

Hiện dự án đầu tư hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc – Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội) vẫn đang trong quá trình thi công. Thực tế tình hình giao thông tại đây như thế nào? VOV Giao thông đã có dịp trò chuyện với những người tham gia giao thông thường xuyên di chuyển qua khu vực này.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Đừng để BHYT là bánh... vẽ

Tính đến cuối năm 2023, đã có hơn 90% người dân trên cả nước tham gia Bảo hiểm Y tế (BHYT). Khi nâng mức đóng BHYT của hơn 93 triệu người thì không chỉ cần tăng mức hưởng mà còn cần tăng cả khả năng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

// //