Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đeo tai nghe khi lái xe: Hại mình, hại người

Phóng viên - 30/04/2017 | 9:23 (GTM + 7)

VOVGT – Việc sử dụng tai nghe khi lái xe đang xuất hiện ngày càng nhiều, khiến hành vi sai phạm này trở thành “hiện tượng” trên đường phố…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều người không biết việc đeo tai nghe khi lái xe là vi phạm luật giao thông - Ảnh minh họa

Đeo tai nghe khi chạy xe máy để nghe nhạc, nói chuyện điện thoại là hành vi nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Bởi nó hạn chế việc cảm nhận và phân loại âm thanh đường phố để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra như tiếng còi xin vượt, tín hiệu cảnh báo của lực lượng chức năng…Hành vi này đã được quy định từ lâu trong luật giao thông đường bộ. Tuy nhiên đến nay, rất nhiều người không biết đây là hành vi phạm luật giao thông. Bên cạnh đó, nhiều người hành nghề xe ôm công nghệ mới xuất hiện dạo gần đây thường sử dụng tai nghe khi tham gia giao thông ngày càng nhiều, khiến hành vi sai phạm này trở thành “hiện tượng” trên đường phố.

Một số người cho biết: “Lúc nào chạy xe mình cũng đeo tai phone. Mình đeo để nghe nhạc cho đỡ buồn ngủ, đỡ chán. Mình không biết trong luật cấm là không được đeo tai phone trong khi lái xe…”. Một người khác cho biết thêm: “Mình chỉ đeo một tai nghe Bluetooth, một tai vẫn nghe ở bên ngoài bình thường, chứ không đeo hai tai”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Các bạn vừa nghe một số chia sẻ của người dân khi được hỏi về thói quen sử dụng tai nghe khi chạy xe máy. Câu trả lời khá đa dạng với nhiều lý do kèm theo và họ không hề biết đeo tai nghe là vi phạm luật giao thông.

Tai nghe vốn là một vật dụng hữu ích cho những ai muốn nghe âm thanh từ điện thoại, máy tính, radio…mà không làm ảnh hưởng tới người khác. Nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu như ta dùng sai chỗ, ví dụ như khi đang điều khiển xe máy lưu thông trên đường. Có rất nhiều lý do để các chủ phương tiện muốn sử dụng tai nghe khi đang lái xe, ví dụ như nghe nhạc cho đỡ buồn chán hoặc cho “phù hợp tâm trạng”, sinh viên tranh thủ học ngoại ngữ, nghe thông tin từ đài, nghe điện thoại khi có cuộc gọi…v..v..

Một số người đôi khi còn không đặt mục đích nghe cụ thể mà chỉ cần có âm thanh nào đó che lấp đi sự ồn ào của đường phố nên sử dụng tai phone. Hầu hết những người sử dụng tai nghe khi đi đường đều cho rằng việc làm của họ là vô hại và cũng không vi phạm luật giao thông. Nhưng họ không biết rằng, việc sử dụng tai nghe có thể gây ra va chạm, thậm chí tai nạn nghiêm trọng. Sử dụng tai nghe vừa làm người tham gia giao thông mất tập trung khi điều khiển phương tiện, vừa làm họ không thể nghe được còi xe của phương tiện khác, cũng không nghe được các tín hiệu điều khiển của CSGT…Và trên thực tế, chiếc tai nghe đã từng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người lái xe.

Điển hình như vụ tai nạn tàu hỏa ở Tp.HCM cách đây 6 năm, ngày 11/5/2011. Nạn nhân là anh Nguyễn Lương Hiệp ( ngụ ở quận Gò Vấp). Vụ việc xảy ra khi anh đi xe máy qua giao điểm đường Thích Quảng Đức ở phường 5, quận Phú Nhuận, Tp.HCM. Do đeo tai nghe nhạc nên anh đã không nghe thấy tiếng còi cảnh báo để dừng lại cho tàu qua. Và hậu quả là xe và người tông thẳng vào tàu, làm nạn nhân tử vong tại chỗ. Năm 2015, một vụ tai nạn giao thông tương tự lại xảy ra tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Một sinh viên cao đẳng đeo tai nghe và băng qua đường sắt mà không để ý đèn tín hiệu báo tàu đang đến, nên đã xảy ra tai nạn và tử vong tại chỗ. Còn nhiều vụ va quẹt, ngã xe khác do sử dụng tai nghe làm mất tập trung, bị lạc tay lái xảy ra trên các đường phố hằng ngày.

Khi được hỏi về việc xử phạt hành vi này, đồng chí Trần Vĩnh Phúc, cán bộ CSGT cho biết: “Sử dụng thiết bị di động, cầm điện thoại, tai nghe hay ô dù khi lái xe là vi phạm luật giao thông. Bởi khi đó ta sẽ không nghe được các âm thanh của xe trên đường…”

Đồng chí Trần Vĩnh Phúc nói:

Đeo tai nghe khi lái xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông

Theo nghị định 46/2016 của Chính phủ, người đang điều khiển xe máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100 ngàn đến 200 ngàn đồng. Đồng chí Trần Vĩnh Phúc cảnh báo thêm trong những năm gần đây, số vụ TNGT do tình trạng sử dụng thiết bị âm thanh, điện thoại đang có chiều hướng gia tăng. Cái nguy hiểm của tình trạng vừa lái xe, vừa sử dụng tai nghe là làm cho người điều khiển dễ bị phân tâm, không nghe được tiếng còi hiệu của các phương tiện giao thông khác, không lưu tâm đến tín hiệu điều khiển của CSGT, mất tập trung tay lái, nên rất dễ gặp tai nạn.

Đề cập đến vấn đề này, Thạc sĩ khoa tâm lý học Nguyễn Văn Tường của trường ĐH Khoa học và Nhân văn thì cho biết: “Việc này trong luật người ta cấm là hiển nhiên, bởi nó ảnh hưởng đến mọi người khi tham gia giao thông. Vì khi tham gia giao thông mà nghe nhạc như vậy, ít nhiều ảnh hưởng đến thính giác, tức là sự tập trung chú ý thì hiển nhiên nó dẫn tới nguy hiểm…”

Thạc sĩ Nguyễn Văn Tường cho biết:

Giao thông luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ. Do đó, khi mỗi người tham gia giao thông tự có trách nhiệm với bản thân mình và mọi người xung quanh thì sự an toàn sẽ nhiều hơn. Và sự an toàn đó có thể sẽ bắt đầu từ việc rất nhỏ của bạn, vậy nên tuyệt đối không sử dụng tai nghe khi lái xe trên đường.

Hành vi sử dụng tai phone khi điều khiển xe đôi khi bắt đầu từ những suy nghĩ chủ quan, động cơ rất vu vơ như thích nghe nhạc cho đỡ buồn chán, tranh thủ học tiếng Anh, buôn chuyện điện thoại suốt đường đi…nhưng lại không ý thức rằng điều đó tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao. Một phần vì thói quen ở giới trẻ - nhiều sinh viên biết luật nhưng vẫn xem nhẹ và vi phạm bởi không nhận thức được mức độ nguy hiểm của hành vi.

Bên cạnh đó, nhiều người không hề biết đó là hành vi bị cấm trong luật giao thông đường bộ, do chưa từng bị xử phạt cũng như hiểu biết rõ về luật giao thông đường bộ. Với các đối tượng hành nghề xe ôm công nghệ, bởi đặc thù từ nghề nghiệp phải sử dụng tai phone không dây để tiếp nhận khách hàng cũng như di chuyển, điều hướng. Tuy nhiên, tính mạng vẫn là điều quan trọng nhất và cần hạn chế hết mức có thể hành vi này, phòng tránh tai nạn giao thông.

Theo phân tích của cơ quan chức năng thì trong số các vụ tai nạn giao thông, có khoảng 30% số vụ có nguyên nhân do thiếu quan sát, chú ý. Do đó, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nên tránh hành vi vừa điều khiển xe, vừa sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh. Vì hành động này sẽ làm cho người lái xe dễ bị phân tán, giảm khả năng quan sát và xử lý tình huống, tạo nguy cơ gây tai nạn giao thông. Hành vi nhỏ tưởng chừng như vô hại lại có thể gây ra những vụ va quẹt trên đường phố hay nặng hơn là các vụ tai nạn giao thông thương tâm chết người.

Mặt khác, việc sử dụng tai nghe nhiều không có lợi cho đôi tai của ta. Bởi sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85-90 db (decibel) liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện, hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh. Hành vi vừa gây nguy hiểm tính mạng vừa ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần phải dẹp bỏ triệt để để trừ hậu họa.

Hơn nữa, theo khoa học chứng minh, mỗi ngày ta dành thời gian để đầu óc trống rỗng, không suy nghĩ gì cũng là cách để thư giãn, cân bằng tâm lý tốt. Vì vậy, khi bạn đi trên đường, bạn chỉ để tâm mình tập trung vào việc lái xe, không nghĩ ngợi, không bị chi phối bởi điều gì khác thì có nghĩa bạn vừa tranh thủ được một khoảng thời gian để tĩnh tâm, vừa chủ động nắm chắc sự an toàn. Bên cạnh việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để người dân hiểu rõ hành vi này, thì cơ quan chức năng cần đẩy mạnh phát hiện các trường hợp vi phạm và xử lý để cảnh cáo, răn đe và làm gương.

Khi đi trên đường, nếu bạn gặp ai đó đeo tai phone thì hãy thực hiện một hành động nhỏ là mỉm cười nhắc nhở và cảnh báo. Đôi khi những hành động nhỏ bé như vậy sẽ có tác động lớn, khiến đối tượng suy nghĩ về hành vi của mình và nhớ lâu để không tái phạm. Đó cũng là cách làm xã hội tốt hơn lên từ mỗi đóng góp của những cá nhân riêng lẻ. Hơn hết, mỗi người dân cũng cần tự ý thức bảo vệ tính mạng của mình hơn. Không vì bất kỳ lý do lớn nhỏ nào mà hạn chế khả năng phòng vệ của bản thân trước những nguy cơ đường phố. Sự cẩn thận, khi tham gia giao thông không bao giờ là điều thừa. Bởi mỗi người khi có mặt trên đường, đều cần có trách nhiệm đóng góp sự an toàn chung cho bản thân và tất cả mọi người. Có như thế, văn minh đường phố mới ngày càng được nâng cao và an toàn.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //