Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đền thờ Đồng Cổ

Phóng viên - 19/03/2018 | 10:49 (GTM + 7)

VOVGT- Đền Đồng cổ là thắng cảnh cuối cùng được nhắc đến và cũng là thắng cảnh duy nhất còn lưu lại dấu tích trên đất Hồ Tây cho đến hôm nay...

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Đền thờ Đồng Cổ ở phố Thuỵ Khuê, Tây Hồ

Thăng Long là thắng địa của phương Bắc, mà Tây Hồ là một thắng cảnh của đất Thăng Long”. Đó là những câu văn nói về Hồ Tây được ghi chép trong Tây Hồ chí. Cũng nói về địa danh này Cao Bá Quát từng phải thốt lên: Tây Hồ quả thật là một nàng Tây Thi của đất kinh kì.

Bên cạnh vô vàn những cảnh đẹp lộng lẫy của Hà Nội, thì nàng Tây Thi mang trong mình nét đẹp bí ẩn, nhuốm màu sử thi bởi những huyền thoại, những truyền thuyết từ thời các vua chúa suốt những năm tháng dựng nước và giữ nước.

Mỗi địa danh, thắng cảnh xung quanh Hồ Tây đều có những câu chuyện, sự tích riêng của nó, từ vườn, tược, đình chùa, bến, bãi… không thể kể hết. Có di tích đã mất, có di tích hiện còn, có di tích mới hình hành…

Trong đó, Thăng Long bát cảnh nói về 8 cảnh đẹp của Hồ Tây đã đi vào tiềm thức người Hà Thành không thể phai mờ đó là: Bến trúc Nghi Tàm, Rừng bàng Yên Thái, đền thờ Đồng Cổ, Rượu sen làng Thụy Khuê, Sâm cầm rợp bóng, Đồng bông Nghi Tàm, Chợ đêm Khán Xuân, Tiếng đàn hành cung. Tuy nhiên những dấu tích về 7 trong 8 cảnh đẹp ấy từ lâu đã không còn nữa.

>>> Tiếng đàn Hành Cung

Trong những hành trình của BXDV vừa qua, chương trình đã cùng quý vị và các bạn khám phá được 7 thắng cảnh của Hồ Tây. Đền Đồng cổ là thắng cảnh cuối cùng được nhắc đến và cũng là thắng cảnh duy nhất còn lưu lại dấu tích trên đất Hồ Tây cho đến hôm nay.

Ngày nay, nếu ai đi qua địa chỉ số 353 đường Thụy Khuê Tây Hồ cách Hồ Tây chừng 6km về phía tây bắc, sẽ thấy một ngôi đền đề tên Đền Đồng Cổ kèm với tấm biển Di tích lịch sử Quốc Gia, thì đó chính là dấu tích còn sót lại của 1 trong 8 cảnh đẹp quanh Hồ Tây được nhắc tới trong Thăng Long bát cảnh. Cô Phương người đã từng đến Đền chia sẻ:

"Đền Đồng Cổ thì chỉ đi qua đền Voi Phục một tí thôi là thấy nó nằm ngay mặt đường Thụy Khuê, nó có 1 cái biển đỏ rất to đề chữ di tích lịch sử quốc gia. Đã là đền thì thường là nơi thờ cúng các vị thánh, mẫu, hoặc các vị tướng, những vị thần, những người có công, thường tên đền là gì thì trong đền thờ vị thần đó. Đền Đồng Cổ là nơi thờ Thần Đồng Cổ trong truyền thuyết. Đền này thì có ở trong Thanh Hóa là đền chính, sau này mới xây ra Hà Nội, theo tích ghi trong đền thì vị thần này có công giúp vua Lý dẹp giặc ngoại xâm và cả nội xâm trong nước."

 

Và để hiểu rõ hơn nữa sự tích về ngôi đên này cũng như để biết thêm truyền thuyết về thần Đồng Cổ, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội Mới chia sẻ:

"Cái thứ 8 trong Thăng Long bát cảnh là Đền thờ Đồng cổ. Vào thời vua Lý, khi Lý Thái Tổ sai con trai, lúc đó gọi là Phật Mã đi đánh quân Chiêm Thành ở phía Nam của thành Thăng Long thì khi mà đưa quân đi đến Thanh Hóa, dừng lại ở đền đồng cổ, thuộc Thanh Hóa ngày nay. Trong đêm, ông ấy mơ thấy có 1 vị thần hiện lên,xin được đi cùng để đánh giặc cùng với thái tử Phật Mã. Lúc tỉnh dậy thì hôm sau, dẫn quân đi, quả nhiên là ông đánh thắng quân Chiêm Thành và trên đường trở về, dừng lại ở đền đồng cổ ở thanh hóa thì thái tử Phật Mã quyết định làm cái lễ để xin đưa cái bài vị ở đền đồng cổ này ra ngoài Thăng Long dựng thành đền thờ.

Sau khi ra ngoài thành Thăng Long, làm tất cả mọi nghi lễ ở chỗ phường Thụy Chương, nay là Thụy Khuê, thì trong một đêm thái tử Phật Mã có 1 giấc mơ có loạn tam vương, tức là 3 ng em của thái tử đều muốn tranh giành ngôi vua khi vua cha là Lý Thái Tổ mất. Và cuối cùng, nhờ có sự báo mộng của thần đền đồng cổ thì thái tử Phật mã đã dẹp được loạn 3 vương, sau đó lên ngôi và chính là vua Lý Thái Tông."

Thần Đồng Cổ không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết thời vua Lý Thái Tông, mà đây là vị thần có công trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm và nội xâm trong tín ngưỡng Việt Nam ngay từ thời Vua Hùng dựng nước.

Theo truyền thuyết, thần Đồng Cổ hay còn gọi là thần trống đồng, là vị thần được thờ ở đền Đồng Cổ thuộc núi Đồng Cổ, tỉnh Thanh Hóa. Thần đã xin theo giúp Vua Hùng đánh giặc ở Hồ Tôn. Khi thắng trận trở về, Vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và phong cho thần là “Đồng Cổ Đại Vương".

Khuôn viên đền thờ Đồng Cổ

Hiện nay, trên đất nước Việt Nam có hai đền Đồng Cổ thờ “Đồng Cổ Đại Vương" đó là đền Đồng Cổ, thuộc làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, Thanh Hóa.

Đền được xây dựng từ thời Hùng Vương, bị thực dân Pháp phá hủy năm 1948. Năm 2000 dân làng dựng lại ba gian đền. Và ngôi đền thứ hai là Đền Đồng Cổ, thuộc làng Đông Xã - Thăng Long xưa, nay là địa chỉ 353 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội, được xây dựng sau khi Thái tử Lý Phật Mã đánh thắng Chiêm Thành năm 1020 và xin rước linh vị của thần về Thăng Long, được thần báo mộng chọn chỗ đặt đền. Nói thêm về Đền Đồng Cổ thuộc Thăng Long xưa, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cho biết:

"Đền Đồng cổ này được xây dựng từ thời Lý và hàng năm, cứ vào ngày 25/2 âm lịch, từ vua đến quân quan trong triều phải ra đây làm lễ thề làm tôi phải trung với vua, làm con phải có hiếu với cha mẹ. nếu ko sẽ bị thần linh giết chết và sau đó thì mọi người rước bài vị , cùng uống rượu và cùng thề. Sang đến đời Trần thì do cái ngày 25/2 và kéo đến tháng 3 có mấy ngày gọi là quốc kỵ nên nhà Trần mới chuyển cái ngày lễ đền đồng cổ sang ngày 4/4 âm lịch. Vì thế, đến đời Lê thì tục này vẫn được duy trì, tuy nhiên, đến thời Nguyễn thì câu chuyện đã khác bởi vì khi mà Nguyễn Phúc Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi và chuyển kinh đô vào Huế năm 1802 thì đền cũng đã ko còn cái tục như ngày xưa nữa và đồng thời bị xuống cấp.

Trong thời kỳ Pháp xâm chiếm Việt Nam thì đền cũng bị phá, không còn lại gì. Sau này, chỉ còn lại một ít các cái dấu tích của đền ngày xưa và đến năm 1990, lúc đó người dân ở phường Bưởi mới gom góp lại, xây dựng lại đền thờ thần đồng cổ và cho đến ngày hôm nay, tuy rằng cái đền ko còn dc như ngày xưa nhưng rõ ràng người dân đã khôi phục lại cái đền thờ thần đồng cổ này."

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì đền là nơi tổ chức hội thề Đồng Cổ từ năm 1028 từ thời nhà Lý sang đến nhà Trần. Sau đó đền bị lính Pháp phá hầu hết trong cuộc chiến năm 1947, chỉ còn sót có hậu cung. Đền được trùng tu lần lượt vào các mốc thời gian: năm 1952, những năm 1990, năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, và giờ trở thành một ngôi đền trang nghiêm.

Ngày nay, dân làng vẫn giữ được hội thề trung hiếu vào ngày 4 tháng 4 hàng năm, kiệu rước bài vị Thần Đồng Cổ từ Làng Yên Thái tới Làng Đồng Xã rồi trở về. Đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Nhà nước, trong đền thờ linh vật "Thần Đồng", là một phiên bản trống đồng Ngọc Lũ do phường đúc tỉnh Nam Định thực hiện.

Có thể nói Đền Đồng Cổ chính là một di tích lưu giữ lại tín ngưỡng của nhân dân ta từ xưa. Với tuổi đời cũng như những câu chuyện, những truyền thuyết gắn liền với nó, đền đồng cổ đã và đang trở thành một trong những địa điểm tâm linh rất thu hút người dân thủ đô cũng như khách du lịch khi đến với Hà Nội:

#Đền thì cũng nhỏ thôi nhưng vị thánh này thì linh thiêng lắm,. Ông Nguyễn Xuân Phúc còn về đây thắp hương, ông Trần Đại Quang còn về đây trồng cây đa, cây đa rất đẹp. Hai năm nay ông Nguyễn Xuân Phúc về đây mới đổi mới cống hóa, chứ trước sông Tô Lịch chạy thẳng đây rất thối. Ngày xưa nó đơn sơ không có gì cả, ngoài cái cung thờ 1 vị thánh thôi, nó chật hẹp lắm. Giờ sau bao năm đổ nát mới trùng tu lại, giờ khang trang đẹp lắm.

#Mình không hay đi chùa chiền mấy, nhưng sau tết hoặc ra giêng thì nhà mình hay đi một loạt các chùa quanh đây. Khu này thì nhà mình hay đi chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Voi Phục và Đền Đồng Cổ. Đền này thì bố mẹ mình và người dân quanh đây nói là rất thiêng.

#Đền thờ này có từ thời Lý, đền thờ ở trong Thanh Hóa rất to, còn đền ở Hà Nội là có sau. Mà ngày xưa thì nó cũng rất là đơn giản, lâu như vậy thì cũng phải trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo rồi. Đến 2010, tôi nhớ đền cũng được nhà nước và nhân dân tôn tạo lại, cho nên bây giờ nó mới được khang trang thế này.

Đô thị hóa và đời sống hiện đại đã xóa đi rất nhiều di tích, thắng cảnh mang đậm giá trị văn hóa tinh thần trên mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến. Đền đồng cổ còn đó như một phần những di sản sót lại của Thăng Long thời giữ nước, như một lời nhắc nhở của các vị vua tới các con dân về lòng trung hiếu.

Tuy rằng đến ngày nay, việc uống máu ăn thề không còn nữa nhưng rõ ràng sự tích ở đền đồng cổ luôn đề cao đức tính trung thành,đoàn kết, hiếu lễ - là những đức tính cần được gây dựng, giữ gìn và phát huy để bản thân mỗi người sẽ trở nên tốt hơn và cho một xã hội tốt đẹp hơn. Đó là bài học nhân văn sâu sắc mà đền thờ thần Đồng Cổ đã để lại cho hậu thế ngày hôm nay.

Tự hào là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước nhưng Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với không ít thách thức khi có rất nhiều di tích cần phải trùng tu, tôn tạo, bảo tồn do sự xuống cấp theo theo thời gian. Cũng chính vì lẽ ấy mà thủ đô đã và đang đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng, nâng cao ý thức bảo vệ di sản. Đó là hướng đi đúng đắn của thành phố.

Hi vọng người dân thủ đô cũng như khách du lịch đến với Hà Nội, đến với những di tích lịch sử lâu đời sẽ đều có ý thức giữ gìn, chung tay bảo vệ di sản để chúng mãi là những nét vẽ điểm tô cho bức tranh Hà Nội hào hoa, sinh động nhưng không bị mất đi màu sắc của truyền thống, của văn hóa và lịch sử ngàn năm.

>>>Sâm Cầm Hồ Tây

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Giá vàng SJC sẽ giảm mạnh?

Sáng nay (25/3), giá vàng SJC quanh mốc 80 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn 69 triệu đồng/lượng sau 1 tuần giảm mạnh.

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Công tác xã hội ngành y, điểm tựa cho những bệnh nhân hiểm nghèo

Năm 2010, Chính phủ lấy ngày 25/03 hằng năm làm Ngày Công tác xã hội làm dấu mốc quan trọng khởi đầu phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam.

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Lựa chọn SGK: Phát huy sự chủ động của các trường

Các cơ sở giáo dục trên cả nước đang gấp rút lựa chọn SGK năm học 2024-2025 cho học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Quyền chọn SGK được giao cho các trường, làm thế nào để thầy cô phát huy vai trò tự chủ, trách nhiệm, đồng thời hệ thống được kiến thức những năm học trước đó cho học sinh?

Nơi âm dương không cách trở

Nơi âm dương không cách trở

Phố Giáp Nhị (Q. Hoàng Mai) có nhiều ngõ ngách chằng chịt đặc trưng đúng chất Hà Nội phố. Nhưng có điều kỳ lạ khi khám phá ngang dọc con phố này sẽ thấy một khu phố mà người dân đang chia sẻ không gian sống với những ngôi mộ.

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói 120.000 tỉ giải ngân chậm: “Miếng bánh” sắp hết hạn mà “tủ kính” lại khó mở

Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng từ khi được công bố đã đem lại kỳ vọng giải bài toán nhà ở xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, việc giải ngân rất chậm, nhiều dự án không thể triển khai, người thu nhập thấp vẫn chưa thể chạm vào cơ hội có được nơi an cư.

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Doanh thu 12,5 triệu đồng/tháng phải đóng thuế: Liệu có phù hợp?

Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi đang được lấy ý kiến, Bộ Tài chính đề xuất ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT với cá nhân, hộ kinh doanh là 150 triệu đồng/ năm, tăng 50 triệu đồng so với quy định hiện hành.

Bình trà đá nghĩa tình

Bình trà đá nghĩa tình

Không riêng tại thành phố Hồ Chí Minh mà thời gian gần đây, trên một số tuyến đường ở ĐBSCL, chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những bình trà đá miễn phí dành cho mọi người, đặc biệt là bà con lao động khó khăn xuất hiện ngày càng nhiều.

// //