Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Đặt biển và chấp hành biển báo giao thông sao cho đúng?

Phóng viên - 21/06/2017 | 6:12 (GTM + 7)

VOVGT – Nhiều biển báo hiệu giao thông bị che khuất tầm nhìn, hoặc có nội dung chưa hợp lý, gây khó hiểu và lúng túng cho người tham gia giao thông…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mái hiên căng bạt che khuất biển cấm đỗ xe - Ảnh minh họa (Báo Thanh Niên)

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại hàng nghìn biển báo hiệu giao thông bị che khuất tầm nhìn, hoặc có nội dung chưa hợp lý, gây khó hiểu và lúng túng cho người tham gia giao thông trong việc tuân thủ và chấp hành. Bên cạnh đó, về phía người dân, việc tuân thủ pháp luật an toàn giao thông chưa nghiêm, phớt lờ biển báo vẫn diễn ra một cách thường xuyên, gây khó khăn cho lực lượng xử phạt và nguy hiểm cho những người xung quanh.

Sự tồn tại những biển báo giao thông được lắp đặt theo kiểu bẫy người đi đường không phải là chuyện hiếm gặp ở nước ta. Cách đây một thời gian, đường dây nóng của Kênh VOV giao thông quốc gia liên tục nhận được phản ánh của thính giả về việc đặt biển báo bất hợp lý trên khu vực cầu Yên Lệnh (thuộc Quốc lộ 38) và các tuyến đường xung quanh trên địa phận tỉnh Hưng Yên, gây lúng túng và khó khăn cho người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy.

Cụ thể, theo ý kiến chung của nhiều người tham gia giao thông, trên đoạn đường qua trạm thu phí trên địa phận tỉnh Hưng Yên, lực lượng chức năng có đặt một biển chỉ dẫn, hướng dẫn các phương tiện di chuyển các hướng. Các tuyến đường xung quanh ngã tư đều có dải phân cách và mỗi bên đường được phân chia thành hai làn, có vạch kẻ liền. Theo tâm lý chung, người điều khiển mô tô, xe gắn máy khi di chuyển đến đoạn đường này thường đi vào làn đường ngoài cùng bên phải, nhường làn đường bên trong cho các phương tiện ô tô.

Tuy nhiên, đi như vậy họ sẽ bị lực lượng CSGT tiến hành xử phạt vì đi vào làn đường dành cho xe thô sơ. Người dân bức xúc cho biết, ngay từ đầu đường, lực lượng chức năng không cắm biển báo hay có chỉ dẫn cho các phương tiện về sự phân làn này khiến người dân phải chịu xử phạt oan.

Bà Tống Thị Hằng ở Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam, một người dân bị xử phạt về lỗi vi phạm đi sai làn đường ở khu vực này cho biết: “Chỉ dẫn thì phải ở ngay đầu đường mình biết được để mình đi, đằng này công an lại bắt trước biển, mấy trăm mét sau mới có biển. Người ta đi nhiều rồi người ta mới biết, chứ những người ở quê ít đi thì người ta không hiểu được, không biết được, thường thườngsang đó hầu như đều bị phạt”.

Bà Tống Thị Hằng cho biết:

}Trên đây một ví dụ nhỏ trong hàng trăm trường hợp lắp đặt biển báo chưa hợp lý của các cơ quan chức năng, gây khó hiểu và thiệt thòi cho người tham gia giao thông. Thêm vào đó, nhiều biển báo dù không sai về luật nhưng lại được đặt ở vị trí bị che khuất tầm nhìn, bị hư hỏng không được sửa sữa, khiến việc tuân thủ pháp luật giao thông của người dân gặp khó khăn.

Nhiều lái xe cũng đã phàn nàn về vấn đề này và cho biết: “Biển báo bị khá nhiều cây xanh che khuất, gây ra bất cập khi lái xe muốn quay đầu, rẽ trái, rẽ phải thì sẽ bị lực lượng chức năng phạt vì không chấp hành biển báo giao thông”. Một ý kiến khác chia sẻ: “Đang đứng đèn đỏ nhưng không nhìn thấy biển là gì vì cây xanh ụp hết vào đó rồi, nhiều biển thì lại biển trước đấu với biển sau, nhiều khi là bị phạt oan”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Thực tế, tình trạng đặt biển báo không hợp lý xảy ra tại tất cả các địa phương trên cả nước. Thậm chí, ngay tại thủ đô Hà Nội, người dân đã không ít lần phản ánh với cơ quan chức năng về vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng đồng tình với các ý kiến của người tham gia giao thông và cho biết thêm: “Trong hệ thống biển báo hiệu đường bộ thì ở mấy loại, thứ nhất là hạn chế tải trọng cầu với con đường. Thứ hai là hạn chế tốc độ còn nhiều đoạn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe thực hiện đúng. Rồi nữa là hạn chế trong cắm biển báo hiệu đường bộ không tạo điều kiện cho lái xe thấy được, rồi nhiều cái trùng lặp lên nhau, gây nhiều bức xúc cho các lái xe”.

Ông Nguyễn Văn Thanh nói:

Trước tình hình nêu trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có chỉ đạo Tổng cục đường bộ Việt Nam thực hiện kiểm tra biển báo giao thông và cho tháo dỡ những biển báo không hợp lý, tránh tình trạng “đánh bẫy” người dân. Đặc biệt, với những biển báo không hợp lý, đơn vị chức năng phải cho tháo dỡ hết, sau đó mới cắm biển mới sau, tránh tình trạng nhiều biển báo cùng tồn tại theo kiểu đánh bẫy người dân như hiện nay. Các cấp chính quyền cũng đã có sự chỉ đạo các đơn vị chức năng để thực hiện các giải pháp cải thiện tình hình.

Biển báo bị nhiều nhánh cây xanh che phủ, khó quan sát - Ảnh minh họa (Báo Thanh Niên)

Trao đổi với phóng viên về việc điều chỉnh hệ thống biểu báo chưa hợp lý tại thủ đô, bà Đỗ Thị Thanh Thủy, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần công trình Giao thông Hà Nội, đơn vị quản lý biển báo giao thông các quận nội thành Hà Nội thông tin: “Theo thống kê Công ty cây xanh thì họ đã di dời khoảng hơn 300 vị trí và Công ty công trình Giao thông cũng đã chủ động để làm. Tức là hai bên đã chủ động phối hợp với nhau để cho hệ thống biển báo được rõ ràng, người dân dễ nhận biết. Những chỗ nào cành cây che sẽ cắt tỉa, chỗ nào thân cây che thì phải di dời lên trước, bất khả kháng thì phải di dời biển”.

Bà Đỗ Thị Thanh Thủy thông tin:

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ (còn được gọi là Quy chuẩn 41), được áp dụng từ 1/11/2016, với nhiều cải tiến mới về hệ thống biển báo quốc gia, theo hướng có lợi và thuận tiện hơn cho người tham gia giao thông.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia và người dân cũng đánh giá, việc áp dụng lắp đặt biển báo giao thông theo Quy chuẩn 41 vẫn còn được triển khai chưa đồng đều tại các địa phương. Điều này không chỉ khiến người tham gia giao thông khó nhận biết các quy định pháp luật được chỉ dẫn trên biển báo, mà còn gây khó khăn cho lực lượng chức năng khi xử lý các vi phạm.

Do đó, một số lái xe đề xuất: “Có những chỗ mà khi chúng ta tiến hành thi công, có sửa chữa thì phải có biển báo tạm và có cảnh báo từ xa, rõ ràng để anh em tài xế được biết. Khảo sát cắm biển đó ở chỗ nào là quan trọng, chứ không là chỉ cắm xong để đấy. Còn khi nó không còn hiệu lực nữa thì phải làm luôn, tránh việc người tham gia giao thông bị xử phạt, gây ức chế”. Một ý kiến khác chia sẻ: “Tôi tham gia nhiều nơi nhưng tôi cũng thấy cái bất cập của Việt Nam, giữa giao thông và công an. Công an thì theo luật, ngành giao thông thì cắm biển. Công an người ta làm đúng luật nhưng biển cắm của ngành giao thông là bất cập. Nên tôi đề nghị các cấp, các ngành phối kết hợp làm sao làm gì đó để bà con, những người tham gia giao thông bình thường cũng có thể hiểu được”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Về phía chuyên gia, PGS.TS Doãn Minh Tâm, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về giao thông đường bộ cũng lưu ý thêm: “Thực tế, biển báo của ta hiện nay quy chuẩn của mình chỉ quy định biển báo đơn chiếc chứ không có bất cứ khuyến cáo, chỉ dẫn nào về các nhóm biển báo với nhau. Do đó chúng tôi kiến nghị phải có quy định hoặc chỉ dẫn bố trí biển báo, phối hợp biển báo với nhau; rồi phải quy định chỉ dẫn bố trí bao nhiêu biển báo tại một vị trí là vừa, rồi cự lý bố trí giữa các biển báo bao nhiêu là hợp lý, khi nào cần đặt biển báo tốc độ, cấp nào quyết định”.

PGS.TS Doãn Minh Tâm nói:

Như vậy, biển báo giao thông có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là công cụ đắc lực giúp đảm bảo an toàn mà còn góp phần nâng cao ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ cho người tham gia giao thông. Ngược lại, vấn đề người dân quan tâm hàng đầu khi lưu thông là quan sát biển báo để đi đúng luật. Để làm được điều này, quan trọng nhất là cơ quan chức năng phải đảm bảo việc cắm biển báo được thực hiện một cách hiệu quả và hợp lý.

Thực tế, việc rà soát, điều chỉnh biển báo hiệu đường bộ là một công việc phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực và sâu sát của rất nhiều bên liên quan. Hy vọng, những ý kiến góp ý của người dân và giới chuyên gia, đơn vị chức năng và Bộ GTVT tiếp thu, để ban hành những thông tư hướng dẫn cho phù hợp với thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tránh gây phiền hà, bức xúc cho người dân khi tham gia giao thông.

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

// //