Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cơ chế đặc thù xử lý vi phạm giao thông tại Hà Nội: Có khả thi?

Phóng viên - 20/12/2016 | 4:47 (GTM + 7)

VOVGT - Trong bối cảnh giao thông hiện nay, việc CSGT Công an TP Hà Nội đề xuất một cơ chế đặc thù xử lý vi phạm giao thông tại Hà Nội liệu có khả thi?

Trong cuộc họp cuối năm 2016, Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội đã đề cập đến việc, sẽ kiến nghị UBND TP đề xuất Chính phủ về mức phạt vi phạm giao thông đặc thù trên địa bàn Thủ đô. Được biết, trước đó, vào năm 2010, UBND TP Hà Nội đã từng đề xuất tăng mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm giao thông trong nội đô lên gấp 2 lần so với mức hiện hành thời điểm đó. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đề xuất này chưa được thực hiện. Vậy trong bối cảnh giao thông hiện nay, một cơ chế đặc thù xử lý vi phạm giao thông tại Hà Nội liệu có khả thi?
Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2016 do Công an Thành phố Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát Giao thông tổ chức, Phòng Cảnh sát Giao thông-Công an TP đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tăng hiệu quả xử lý hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ-đường sắt. Cụ thể, Phòng đề xuất xây dựng và ban hành quy chế xử lý vi phạm qua hệ thống camera, lắp đặt thêm camera độ phân giải cao phục vụ xử phạt nguội ban đêm, lắp đặt máy đo nồng độ cồn trên xe hơi kinh doanh vận tải hành khách, đổi cấp giấy phép lái xe mới 5 năm/lần, ban hành niên hạn sử dụng với ô tô con, xe gắn máy, đưa môn luật giao thông vào ghế nhà trường…
Đáng chú ý, Phòng Cảnh sát Giao thông cho biết, sẽ kiến nghị UBND Thành phố đề xuất với Chính phủ về một cơ chế xử phạt đặc thù đối với lỗi vi phạm giao thông trong nội đô, đặc biệt là hành vi nguyên nhân dẫn đến tai nạn như: Đi không đúng phần đường, làn đường; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; dừng, đỗ sai quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn; Chở hàng vượt quá giới hạn cho phép, chở quá số người quy định; vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm; chống người thi hành công vụ… Cụ thể, các phương tiện vi phạm trong nội thành sẽ chịu mức phạt hành chính nặng hơn so với ngoại thành, nhiều hành vi có thể bị áp dụng biện pháp tịch thu giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện. Đây được coi là giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa ý thức của người tham gia giao thông tại một vùng đô thị phức tạp về lĩnh vực giao thông như Hà Nội.

Cơ chế đặc thù xử lý vi phạm giao thông tại Hà Nội: Có khả thi?. (Ảnh: Thanh niên)

Chia sẻ ý kiến về đề xuất này, ông Phan Đình Nội (61 tuổi ở phường Lý Thái Tổ) và ông Nguyễn Văn Định (57 tuổi ở phường Phúc Tân) cho biết: “Cũng có thể nên thử làm. Nhưng trước tiên, thời gian đầu cần tuyên truyền cho người dân để họ ý thức được việc đó. Chứ đừng làm ngay vì có thể vấp phải phản ứng của người dân”, “Cần có lực lượng chức năng thường xuyên giám sát, phân luồng, chỉ dẫn cho người dân đi lại có ý thức. Đó mới là gốc vấn đề và nó sẽ giải quyết mọi vấn đề”, “Cần làm cho người dân người ta hiểu rằng, cái hành vi này nếu ở chỗ khác có thể bị phạt nhẹ hơn. Nhưng ở Thủ đô, rất đông người, tập trung khách thập phương. Tức là phải có giải thích. Mục đích là để người dân nhận thấy ở các đô thị đông đúc thì giao thông sẽ bị cản trở, ách tắc nhiều hơn”.
Trong khi đó, anh Ngô Anh Tuấn – Tài xế taxi hãng Mai Linh băn khoăn: “Cần ra những quy chế rõ ràng để người ta nắm được. Ví dụ như trong nội đô thì điểm nào xử phạt dừng, đỗ là bao nhiêu, ngoại thành dừng đỗ là bao nhiêu. Phải tuyên truyền cho người ta biết được. Chứ nhiều khi người ta chỉ biết lỗi là lỗi thôi. Bản thân mình cũng không nắm được”.
Phần lớn ý kiến người dân được hỏi đều cho biết, sẽ ủng hộ đề xuất cơ chế xử phạt giao thông đặc thù trong nội đô Hà Nội nếu cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự khoa học và tuyên truyền tốt. Vì suy cho cùng, các chế tài xử phạt nhắm đến đối tượng vi phạm luật giao thông, với mục đích răn đe và nâng cao ý thức chấp hành của cộng đồng.
Theo luật sư Phạm Thành Tài – Công ty Luật Phạm Danh, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, một số lỗi vi phạm như vượt đèn tín hiệu giao thông, đi xe một bánh, không chấp hành sự chỉ huy, hướng dẫn của lực lượng làm nhiệm vụ... hiện không bị áp dụng hình thức tịch thu giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện nên tính chất răn đe còn hạn chế. Vì vậy, việc tăng mức xử phạt là cần thiết. Tuy nhiên, luật sư Phạm Thành Tài cũng lưu ý, Thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng và lấy ý kiến nhân dân vì mức phạt quá cao sẽ ảnh hưởng tới người dân Thủ đô có thu nhập thấp.
“Tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định mức xử phạt tối đa với lĩnh vực giao thông đường bộ là 40 triệu đồng đối với cá nhân, 80 triệu đồng đối với tổ chức. Nếu như có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể điều chỉnh quy định cho phép Hà Nội tăng mức xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ so với các khu vực khác nhưng vẫn dưới mức cho phép nêu trên của Luật xử lý vi phạm hành chính thì vẫn có căn cứ để điều chỉnh”, luật sư Tài cho biết.
Đồng tình với quan điểm của Luật sư Phạm Thành Tài, bà Jung Eun Oh, Trưởng ban Giao thông (Ngân hàng Thế giới), đồng Giám đốc Dự án Buýt nhanh Hà Nội cho biết, tại nhiều thành phố có nét tương đồng về giao thông với Hà Nội, ví dụ như Jakarta, chính quyền cũng đã thực hiện các mức phạt khác nhau cho các vùng đô thị và nông thôn.
Bà Jung Eun Oh cho biết: “Ở các nước, các nơi có những phân quyền khác nhau, các phân khu, thành phố có những mức phạt khác nhau. Ví dụ, đỗ xe ở trung tâm thành phố bao giờ cũng chật hẹp hơn, giá đất đắt đỏ hơn so với nông thôn. Vì vậy, các mức phạt khác nhau cũng cần thiết, cần đủ cao để ngăn chặn các hành vi phạm luật giao thông. Bên cạnh đó, đây còn là một phần tạo thêm nguồn thu cho chính quyền địa phương”.
Theo chuyên gia về giao thông của Ngân hàng Thế giới, việc Hà Nội có chế tài đặc thù về xử phạt vi phạm giao thông là điều hết sức bình thường. Trong quá trình lấy ý kiến, đề xuất và thực hiện, các nhà quản lý cần lưu ý về công tác tuyên truyền, phổ biến rõ ràng cho người dân nắm bắt được chủ trương để đồng thuận thực hiện. Khi người dân hình thành thói quen chấp hành quy định về an toàn giao thông, tình hình giao thông Thủ đô sẽ bớt căng thẳng, ách tắc.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

// //