Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chùa Thiên Niên

Phóng viên - 30/03/2018 | 16:32 (GTM + 7)

VOVGT - Chùa Thiên Niên là một ngôi chùa làng có ít nhất từ đầu thế kỷ 18, nằm tại góc ngã tư Xuân La - Lạc Long Quân - Vệ Hồ.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Chùa Thiên Niên (Ảnh: Quân đội nhân dân)

Xung quanh hồ Tây có nhiều làng cổ, và gắn với đó là những đình đền chùa cổ kính cùng nhiều giá trị văn hóa lịch sử lâu đời, góp phần tạo nên tâm thức Hà Nội ở chính vùng đất đặc biệt này. Một trong những điểm nhấn về văn hóa tâm linh quanh khu vực hồ Tây chính là chùa Thiên Niên.

Chùa Thiên Niên là một ngôi chùa làng có ít nhất từ đầu thế kỷ 18, nằm tại góc ngã tư Xuân La - Lạc Long Quân - Vệ Hồ. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần.

Chùa không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Thăng Long – HN bao đời nay. Nhiều du khách vẫn hàng ngày đến đây để tham quan, cầu may, cầu phúc và thưởng thức nét đẹp kiến trúc của đền chùa cổ xưa.

"Nay cô đi phóng sinh thì cô vào đây luôn. Các cô chủ yếu là niệm phật."

"Đến đây cô thấy trong chùa rất là ấm cúng và cảm thấy hạnh phúc an tâm khi tới chùa này."

"Chỗ nào có pháp hội cầu an, cầu siêu thì cô đi. Thân tâm an lạc, không có gì vướng mắc trong bản thân cả."

"Đầu năm cô đi lễ chủ yếu là cầu siêu cho các cụ và cầu an cho gia đình."

"Cảm thấy ko gian đẹp, nó an lạc lắm, một cái tâm linh nó rất là khó nói, rất là anh linh."

Chùa Thiên Niên vốn là “thái địa”, tức một nửa số ruộng đất của làng Trích Sài được Vua Lê Thánh Tông trích ra để cấp cho các Cung phi hưởng hoa lợi, dần dần thành một trang, mang tên Thiên Niên ý nói là nơi các Cung phi được hưởng lộc lâu dài. Các Cung phi đã lập ra ngôi chùa này đến đầu thời Minh Mạng (1820-1841), trang Thiên Niên lại được nhập vào phường Trích Sài, nhưng tên chùa vẫn không thay đổi.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ về lịch sử và những nét đặc sắc của chùa Thiên Niên- một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng trên mảnh đất kinh kỳ.

"Quanh Hồ Tây có rất nhiều đình đền chùa, trong đó có rất nhiều ngôi đình cổ tự, được xây dựng từ rất lâu, trong đó phải kể đến chùa thiên niên. Chùa Thiên Niên đc xây dựng từ thời Lý Nam đế. Chùa Thiên Niên gốc gác ngày xưa gọi là chùa Bát Tháp. Lý do có cái tên này bởi vì, trong chùa có 2 con gái của vua Lý Nam Đế xây 8 cái trụ có hình bát giác , ở phía ngoài cũng có trụ hình bát giác. Đây là 1 trong những ngôi chùa cổ kính bậc nhất Việt nam cho đến nay.

Đến đời vua Lê Thánh Tông, sau khi đánh Chiêm Thành trở về, mang theo rất nhiều cung tần mĩ nữ và bắt rất nhiều người Chiêm Thành ra ngoài này thì trong đó có một cô tên là Phan Thị Ngọc Đô rất xinh đẹp cũng trở thành cung nữ của Lê Thánh Tông thì ông mới lấy đất của khu vực chùa Bát Tháp đấy, tức là tương ứng với nay thuộc về Trích Sài, phường Bưởi thì mới cấp đất, lập ra Thiên Niên Trang dành riêng cho cung nữ Phan Thị Ngọc Đô cùng 24 nữ tì đi theo hầu bà.

Ở thiên trang này, bà mới thấy là cuộc sống sau khi bị giặc Minh xâm lược thì làng mạc bị tàn phá, người dân phải đi hái củ, đánh cá hồ Tây rất khổ nên bà mới bỏ tiền ra, khôi phục lại nghề dệt lụa, dệt gấm. Bà đóng khung cửi, thuê 1 ông rất giỏi về kỹ thuật để dậy cho các cung nữ và người dân trong vùng, làm sống lại nghề dệt lụa ngày xưa. Vì thế cho nên người dân vùng Trích Sài tôn bà lên làm chúa, gọi là Bà Chúa Lĩnh. Khi bà Phan Thị Ngọc Đô sống ở Thiên Niên Trang mới tu sửa lại chùa Bát Tháp và đổi tên thành chùa Thiên Niên nên tên chùa Thiên Niên là có từ cuối thế kỷ 15.

Sau này do sóng đánh, hồ lở thì bị mất đi cái tháp ấy và chỉ còn lại chùa không. Khi bà Phan Thị Ngọc Đô mất, người dân Trích Sài xây 1 cái đền ngay cạnh chùa, vì thế cho nên bây giờ đền và chùa là gần nhau. Và cũng theo thời gian, chùa bị hư hỏng, đất nước loạn lạc, triều đình rối ren, chùa bị xuống cấp, vì thế cho nên, đến đời nhà Mạc, có 1 ông gọi là Mạc Ngọc Liễn mới bỏ tiền ra tu sửa lại chùa, cung tiến ruộng đất để lấy đất đấy làm đất sinh hoa lợi để mà đèn nhang trong chùa, chăm nom, sửa chữa chùa.

Và cho đến đời vua Quang Trung đánh ra Bắc thì ông cũng cho sửa lại ngôi chùa đó vào năm 1792 và hoàng thành 1793. Sau này thì trong 1 lần ra Bắc, các vua Thiệu Trị đã bỏ tiền tu sửa lại đền này. Nhưng sau này, trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947, chùa đã bị phá, sau này lại tiếp tục tu sửa lại, tuy rằng ko còn được dáng vẻ như ngày xưa nhưng Thiên Niên Tự vẫn là 1 trong những ngôi chùa cổ nhất ở VN, tính đến thời điểm này."

(Ảnh: Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, rất nhiều câu chuyện vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác và hội tụ trên mảnh đất thăng long xưa nói chung, cũng như chùa Thiên niên nói riêng, để các thế hệ cùng tự hào về truyền thống cha ông.

Hàng năm đến ngày 5 tháng giêng âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ Bà Chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô, thứ phi của Lê Thánh Tông, là người đã truyền nghề dệt lĩnh cho cả vùng Bái Ân, Nghĩa Đô, Trích Sài,… Ngoài ra, chùa còn thờ Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn là người đã đóng góp nhiều ruộng để xây dựng chùa ở thời Mạc.

Mặt bằng chùa có Tam quan, sân, vườn, chùa chính, nhà Mẫu, nhà Tổ, tăng phòng, bếp và vườn tháp của các sư tổ đã viên tịch. Chùa chính, tức tòa Tiền đường gồm 4 mái, lợp ngói ta, bờ nóc thẳng ở giữa có đắp nổi 3 chữ “Thiên Niên tự”. Tòa nhà Mẫu, nhà Tổ nối dọc với thượng điện, tiếp theo là khu tăng phòng và nhà bếp.

Nhìn chung, kiến trúc điêu khắc chạm trổ vẫn mang đậm những nét truyền thống. Điểm nhấn của chùa nằm ở khu Tam Bảo với có 38 pho tượng sơn son thiếp vàng trạm trổ rất tinh xảo được làm theo hệ thống: Bộ tượng Tam thế tạc vào đầu thế kỷ XVIII, bộ tượng A Di Đà Tam tôn, tượng Thích Ca ngồi ở giữa, tượng Quan Âm tọa sơn.

Sát tường 2 bên của Thượng điện là bộ tượng Thập điện được tạc dưới dạng phù điêu, tượng được tạo tác rất công phu. 10 vị Thập điện đều có một thần thái riêng và được đánh giá là bộ tượng đẹp mang niên đại thế kỷ XIX.

Ngoài ra những bức hoành phi, câu đối, cửa võng, khám gỗ, ngai đều được bố trí hài hòa. Chuông đồng “Thiên Niên tự chung” được đúc năm Thành Thái 12. Ngoài ra còn có tấm bia sớm nhất ra đời vào năm Vĩnh Thịnh 5 (1709), một bia kể công tích của Thái bảo Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, một bia nói về bà Phan Thị Ngọc Đô, bà tổ nghề dệt lĩnh làng Trích Sài còn lại là bia hậu…

Chùa Thiên Niên được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1992 và trở thành niềm tự hào của nhiều người dân nơi đây. Ông Chung, một người dân sinh sống ở làng Quảng An Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ:

"Chùa Thiên Niên ở Nghi Tàm không chỉ ý nghĩa với người dân Quảng Bá mà nó ý nghĩa với toàn phường Quảng An này. Vì đấy là một di tích thiêng liêng gắn với lịch sử để lại trong hội Phật giáo. Chùa lâu năm nên rất thiêng liêng, là di tích lịch sử cho nên vừa rồi nhà nước có đầu tư sửa chữa vào đó, nên bây giờ ngôi chùa rất là khang trang và đẹp. Chùa đc bố trí theo hình thái nội dung trang trí về phật giáo, cũng có hình ảnh sắp xếp khác hơn so với các chùa."

Nếu đến chùa Thiên Niên vào những ngày trời nóng, bạn sẽ cảm nhận được không gian mát mẻ, thoáng đãng với cách bài trí cảnh quan rất hài hòa, tinh tế: có sân lát gạch đỏ sạch sẽ, khu vườn rộng trồng mấy chục gốc hoa đào, nhiều cây ăn quả. Ngày rằm hay mùng 1 hàng tháng, ngồi chùa đông đúc hơn bởi khách thập phương đến thắp hương lễ Phật. Không gian chùa được bố trí hài hòa để khách thắp hương xong có thể nghỉ ngơi uống nước, vãn cảnh trong mùi hương dịu nhẹ.

"Chùa thì có điểm chung là chùa nào cũng thờ Phật. Là điểm dừng chân về tâm linh trong mỗi con người. Chị cũng thờ Phật nên lúc nào có duyên thì đến chứ cũng ko phải mình cứ đặt ra một cái lịch gì. Chùa ở một vị trí rất đẹp nên bản thân là một ngôi chùa bình thường cũng đã đẹp rồi. Bên ngoài nó cổ kính như ba ngôi chùa ở đây nhưng mà có cái rất đặc biệt là nếu đi từ ngoài đường từ phía trước và phía sau khoảng mấy trăm mét thì sẽ ngửi thấy mùi hương hoa bưởi từ chùa tỏa hương ra thì đấy là một điều đặc biệt từ vài chục năm trở lại đây."

"Mình thường có thói quen ra chùa để cầu chúc những người thân yêu của mình được khỏe mạnh.Đặc biệt ko khí ở chùa yên bình mình cảm thấy đc thư giãn và nghỉ ngơi. Ở chùa có nhiều ng đi lễ mình có thể giao lưu. Bên canh đó tổ chức các buổi lễ cầu may măn cho mn nên mình cũng muốn tham gia để học hỏi."

Trải qua thời gian và thay đổi, tuy đã được trùng tu nhiều lần nhưng chùa Thiên Niên ngày nay vẫn giữ được vẻ cổ kính, trang nghiêm hiếm có trong không gian rộng rãi, thoáng mát ngay sát Hồ Tây. Đi lễ và tham quan tại ngôi chùa cổ này luôn tạo cho chúng ta cảm giác thư thái bởi phong cảnh tĩnh mịch, linh thiêng. Không khí thoáng đãng, cảnh vật nên thơ hữu tình, đã vượt qua sự xô bồ ồn ào của thế gian bên ngoài đủ để các du khách thập phương thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản khi tìm đến nơi này.

Chùa Thiên Niên chỉ cách Hồ Gươm khoảng 9km về hướng tây-bắc. Quý vị và các bạn có thể tới tham quan chùa một cách thuận lợi từ Hồ Gươm bằng các xe bus tuyến số 25, 33, 55 và xuống ở bến xe bus ngay trước cổng tam quan.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //