Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Chợ đêm Khán Xuân

Phóng viên - 06/03/2018 | 7:03 (GTM + 7)

VOVGT- Bao năm qua, người ta nhắc nhiều đến cụm từ “chợ đêm Hà Nội”, và vẫn xem đó nhưng một nét văn hóa để thu hút khách du lịch....

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chợ đêm Hàng Ngang- Hàng Đào nổi tiếng với nhiều mặt hàng hấp dẫn

Bạn biết những chợ đêm nào ở Hà Nội xưa và nay?:

#Chợ đêm mình biết chợ đêm trên phố cổ là chợ đêm kéo dài từ mạn Hàng Ngang Hàng Đào đến tận phía ngoài chợ Đồng Xuân, mình hay đi chợ đấy. Mình còn biết một chợ khác chính là chợ đêm ở mạn Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy nhưng mình chưa đi bao giờ.

# Chợ đêm thì tớ biết chợ đầu mối Long Biên và chợ Đồng Xuân

# Hàng Ngang Hàng Đào cuối tuần cũng có chợ đêm, thường thì 6h người ta sẽ cấm đường để mọi người đi bộ, ngoài ra còn có chợ hoa Quảng An ở Tây Hồ. Các chợ nhỏ cũng có chợ rau họp ở Cầu Giấy hay Ngã Tư Sở đều có. Mình hay đi chợ đêm ở Hàng Ngang Hàng Đào

# Tôi chỉ biết 3 chợ đêm là chợ đêm ở Hàng Ngang -Hàng Đào, chợ đêm ở Phùng Khoang, và chợ đầu mối Long Biên.

# Chợ đêm thì mình biết chợ đêm ở Đồng Xuân với chợ hoa Quảng An.

# Chợ Đêm trên mạn bờ Hồ chắc ai cũng biết, rồi chợ hoa quả chân cầu long Biên. Ngoài ra có chợ Hòa Bình rồi chợ Nông sản Văn Quán ở Hà Đông cũng là họp vè đêm.

Đêm về cũng là lúc mà Hà Nội hiện ra dưới ánh sáng của hàng triệu ngọn đèn, cùng với đó là âm thanh, là không khí náo nhiệt đem lại một diện mạo khác cho thành phố về đêm. Đêm là thời điểm người người trở về nhà quây quần trong ngôi nhà ấm áp, là lúc người ta nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc vất vả. Nhưng đêm ở Hà Nội lại khác.

Có một cuộc sống tấp nập vẫn diễn ra trong đêm Hà Nội cuối tuần mà đã tạo thành một nét đẹp văn hóa lâu đời mang tên văn hóa chợ đêm. Chợ đêm ngày nay là nơi mà nhiều người tìm đến mua sắm, thư giãn, nơi mà những người thương nhân bắt đầu công việc ngày mới của mình.

Hà Nội vốn được gọi là Kẻ Chợ, là thành phố có nhiều chợ, trong đó có cả chợ đêm. Chợ đêm du lịch trên phố Hàng Đào, Hàng Ngang, kéo dài lên Hàng Đường, Đồng Xuân họp từ 6 giờ chiều đến khoàng 11 giờ đêm ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật. Chợ hoa quả Long Biên - Bắc Qua. Chợ rau đêm thì ở rất nhiều nơi như Cầu Giấy, đường Láng, Ngã Tư Sở, chợ hoa đêm duy nhất có ở Quảng An Tây Hồ, đêm nào cũng họp từ 3 giờ đến 8 giờ sáng, chợ hoa hàng Lược mỗi năm chỉ họp có một lần... Mỗi chợ đều có cái vui riêng, nét đẹp riêng.

Thế nhưng trong những phiên chợ đêm đất Thăng Long văn hiến đến hôm nay có một chợ đêm đã bị mai một và chỉ còn được lưu lại trong sách vở, đó là chợ đêm Khán Xuân.

Chợ đêm Long Biên (Hà Nội) là một trong những chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội (Ảnh: Đoàn Linh)

Chợ đêm Khán Xuân không chỉ là một khu chợ đêm thông thường mà nó còn là một trong 8 cảnh đẹp nổi tiếng khu vực Hồ Tây ngày xưa, một trong những địa danh thuộc “Thăng Long bát cảnh” đã đi vào thi ca, truyền thuyết. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, báo Hà Nội mới sẽ chia sẻ rõ hơn về làng này:

# Khán xuân là tên 1 cái làng nay không còn, nay là ở khu vực Phủ Chủ tịch hiện nay. Làng Khán xuân xưa gần với làng Hữu Tiệp, thuộc làng ngọc hà. Sau khi người Pháp lấy đất khu vực phía bắc thành Hà Nội để xây dinh toàn quyền thì làng Khán Xuân mất hết. Nhưng trước đó, làng Khán Xuân là 1 làng rất đẹp và vào đời vua Lê chúa Trịnh, cũng chính chúa Trịnh Giang khởi xướng lập 1 cái chợ đêm ở đây. Tức là ông ta cho các cung nữ, cho những người trong nội triều ra đây bán hàng, tổ chức đàn hát, mua vui và kéo dài đến hết cả đêm. Và chợ đêm kéo dài hết cho đến mùa hè nên chợ đêm Khán Xuân này nó không chỉ nổi tiếng ở Thăng Long mà còn nổi tiếng cả nước vì hàng đêm những người quanh vùng ấy được nghe tiếng đàn tiếng sáo, tiếng hát vọng ra từ chợ đêm Khán Xuân và cả góc thành Thăng Long sáng trưng vì nến, vì đuốc để đáp ứng cho cuộc chơi của các Chúa.

Làng Khán Xuân xưa nằm trong khu vườn Bách Thảo bây giờ, giặc Pháp xâm chiếm Hà Thành, làng phải chuyển dời. Tên làng Khán Xuân và tên làng Yên Biểu bên cạnh giờ thành Xuân Biểu. Và vậy là trên đất làng Khán Xuân xưa đã từng có một chợ đêm rực rỡ, nhộn nhịp nổi tiếng cả nước ở kinh thành Thăng Long thời vua Lê chúa Trịnh.

Chợ đêm này cũng không ít lần đã đi vào văn thơ trung đại thời bấy giờ, Phạm Đình Hổ trong Tang Thương ngẫu lục bài “Chuyện cũ trong vương phủ” có tả cảnh chợ đêm: “Nội thị, cung nữ bắt chước việc mua bán ngoài đời làm trò vui. Vào mùa hè, đêm đêm, Chúa ra cung này nghỉ, các nội thần và cung nữ bày hàng bán và hát xướng suốt đêm”.

Qua bao thăng trầm lịch sử, chợ đêm Khán Xuân hoa lệ một thời, nay không còn nữa, mà chỉ còn là những hoài niệm, những dấu tích còn lưu lại trong sách vở. Và không chỉ có Phạm Đình Hổ mà Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài thơ tái hiện những kí ức về khu chợ nức tiếng kinh thành này:

Chính ở đây, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có những cái ký ức về chợ Khán Xuân này và bà có làm bài thơ, đại để nội dung nó là: Chơi đài Khán xuân, có 4 câu: Êm ái chiều xuân tới Khán đài/lâng lâng lòng chẳng nợ trần ai/ ba hồi tiên mộ chuông ngần/…… Đại khái là bài thơ nói về một cái thú chơi ở chợ Khán Xuân nhưng đó là những thú rất ngược đời và cũng rất là phê phán thú ăn chơi của vua chúa. Tuy nhiên đó cũng là 1 cái thứ không bình thường mà dùng cái áp lực ở trên để đè nén người dưới, để thỏa mãn cái thú vui của mình thì cái chợ Khán xuân đối với Hồ Xuân Hương là như vậy. Tuy nhiên đối với người dân Thăng Long và Đại Việt khi đó thì rõ ràng chợ Khán Xuân cũng là nơi rất nổi tiếng và rất được nhiều người muốn đến, muốn tham gia.

Nhắc đến Khán Xuân và những giai thoại về nữ sỹ Hồ Xuân Hương, Cô Phương một người hay tìm hiểu về văn thơ, về lịch sử chia sẻ:

Nhắc tới làng Khán Xuân, Thăng Long thì người ta tự hào vì đây chính là nơi sinh ra bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương. Và bà đã cho xây một cái quán có tên là Cổ Nguyệt Đường hướng thẳng ra Hồ Tây, thu hút rất nhiều danh nhân, thi sĩ đến đây để đàm đạo sáng tác thơ văn, trong đó có cả những người như Nguyễn Du, Phạm Hổ. Còn chợ đêm Khán Xuân thì đây là một khu chợ chỉ dành cho giới thượng lưu, họ có những thú chơi rất xa hoa. Những dịp đặc biệt như Trung Thu, các cung nữ làm hàng ngàn chiếc đèn lồng bằng gấm từ trong cung mang ra, treo khắp nơi. Đàn ca sáo nhị thì đến tận gà gáy, Chúa Trịnh thường ngự thuyền rồng, đến đây tận hưởng những thú vui này.

Hà Nội vốn là thành phố có nhiều chợ. Chợ to, chợ nhỏ chắc có đến vài trăm cái. Bao năm qua, người ta nhắc nhiều đến cụm từ “chợ đêm Hà Nội”, và vẫn xem đó nhưng một nét văn hóa để thu hút khách du lịch. Nó không chỉ là nơi để người ta giao thương buôn bán đơn thuần, mà nó còn là nơi hội tụ những nét đẹp văn hóa truyền thống của một vùng đất, một dân tộc, là nơi người ta đến ăn, đến chơi, đến mua sắm, đến để thư giãn, thưởng thức.

Và cái nét văn hóa này không phải bây giờ mới có mà nó bắt nguồn từ rất lâu về trước, từ thời vua Lê, chúa Trịnh kinh thành Thăng Long đã nức tiếng với chợ đêm Khán Xuân hoa lệ.

>>>Chợ đêm Hàng Ngang – Hàng Đào bên Hồ Gươm

Trong tiến trình lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thời Lê -Trịnh là triều đại cuối cùng đóng đô ở Thăng Long liên tục hơn 200 năm với rất nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, một thời kỳ đặc biệt trong lịch sử nước nhà. Trong thời Lê - Trịnh trị vì, đất nước hơn 200 năm không có giặc ngoại xâm. Đây cũng là thời kỳ kinh thành Thăng Long được xây dựng và phát triển nhất. Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến là câu ca chỉ thời Lê - Trịnh mới lưu truyền, kể cả trong giao lưu quốc tế, nó phản ảnh thực tế tình hình đất nước lúc bấy giờ.

Qua hình ảnh chợ đêm khán xuân hoa lệ một thời nói riêng, và “Thăng Long bát cảnh” nói chung ta phần nào cũng thấy sự phát triển của kinh thành Thăng Long thời đó. Các thương gia, giáo sỹ phương Tây lúc ấy đã so sánh thành Venise ở Ý cũng không đọ được với sự náo nhiệt trên bến dưới thuyền ở Kẻ Chợ. Thăng Long là Đô thành nổi tiếng nhất châu Á, phạm vi ít ra cũng rộng như Pa-ri thời bấy giờ. Nếu chỉ phiên chợ Rằm, mồng Một thì chưa đâu bằng Thành này.

Cuộc sống của chúa Trịnh thời xưa vốn được biết đến là xa hoa vô độ, cùng không ít những thói hư tật xấu nhưng chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của thời Lê- Trịnh cho sự phát triển kinh tế, giao thương của đất nước thời phong kiến.

>>>Tượng phật say Thụy Chương

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //