Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cánh đồng bông Nghi Tàm

Phóng viên - 12/02/2018 | 10:13 (GTM + 7)

VOVGT- Đối với người dân Hà thành lâu năm thì không ai là không biết đến một địa chỉ trồng hoa, cây cảnh, nuôi cá cảnh vô cùng nổi tiếng – đó là làng Nghi Tàm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nghi Tàm được biết đến là một trong những làng trồng hoa nổi tiếng ở Hà Nội

Làng Nghi Tàm, thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ là mảnh đất mang đậm các dấu tích văn hóa, từ con người, di tích lịch sử đến nghề truyền thống. Tuy nhiên, nghề lâu đời nhất của làng lại là nghề trồng dâu nuôi tằm, có từ hàng nghìn năm trước, gắn với tích công chúa Từ Hoa – con gái của vua Lý Thần Tông đã xin cha được từ bỏ cuộc sống xa hoa, nhung lụa để về đây dạy dân nghề này.

Cũng vì thế mà ở đây mới có cánh đồng bông rất rộng, được xem là một trong ba cảnh đẹp hiếm có của làng Nghi Tàm, bên cạnh bến trúc Nghi Tàm và Tiếng đàn Thành Cung. Hãy cùng quay ngược thời gian để khám phá xem cánh đồng bông Nghi Tàm từ hàng nghìn năm trước có gì đặc sắc. Và người dẫn đường ngày hôm nay vẫn là vị khách mời quen thuộc – nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến:

Hồ Tây nói chung và Nghi Tàm nói riêng khi xưa là một vùng đất đẹp nổi tiếng khắp vùng với nhiều thắng cảnh. Những người dân làng Nghi Tàm luôn tự hào về quê hương của mình, không chỉ vì có cảnh đẹp, người tài mà còn vì đây chính là cái nôi của nhiều nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm, trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh – cá chọi.

Trong đó đặc biệt nhất là nghề trồng dâu vì nó có từ lâu nhất và cũng mang ý nghĩa lịch sử nhất. Đối với những người con nơi đây thì công chúa Từ Hoa không chỉ là người đã có công dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm mà còn như người đã khai sinh ra ngôi làng này. Chính vì vậy, sau khi bà mất, cung điện khi xưa đã được xây dựng thành một ngôi chùa để tưởng nhớ đến bà. Trước đây, chùa có tên là Đại Bi, sau đổi thành Kim Liên Tự (nghĩa là Bông sen vàng).

>>> Truyền thuyết về Hồ Tây

Nói về cánh đồng dâu Nghi Tàm khi xưa, tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán, trong cuốn Hà Nội nghìn xưa đã miêu tả đó là “ngàn dâu xanh ngắt một màu” chạy dọc suốt bờ đê. Bên cạnh đó, cánh đồng bông cũng được trồng nhiều loại hoa khác, dùng để tiến cung vua.

Theo sử sách ghi lại, đồng hoa này kéo dài từ làng Nghi Tàm đến làng Yên Hoa xưa (nay là làng Yên Phụ). Vào mùa hoa, cả cánh đồng ngập tràn trong những màu sắc rực rỡ, tạo nên một cảnh sắc nên thơ trữ tình. Sau này, với sự gia tăng về dân số trong khi diện tích đất chẳng thay đổi là bao khiến cánh đồng bông đã mất đi, nghề trồng dâu nuôi tăm cũng từ đó mà không còn nữa.

Nhưng thú chơi hoa, chơi cây cảnh, cá cảnh của kinh thành Thăng Long cũng bắt đầu từ đó. Nói đến đây, nhiều người dân Nghi Tàm vẫn không khỏi tự hào. Chia sẻ với chúng tôi, bác Phương xúc động:

“Làng Nghi Tàm này có 3 bà nổi tiếng. Bà Từ Hoa đấy, bà Huyện Thanh Quan là hai, bà Thị Lộ vợ Nguyễn Trãi nữa cũng là người làng Nghi Tàm này đấy. Đáng ra là công chúa Quỳnh Hoa nhưng sau này gọi là Từ Hoa. Từ có nghĩa là từ bỏ cái chỗ sang trọng trong triều đình để xin vua ra ngoài ở. Hội đình này là ngày 10/2 (âm lịch) tất cả những phường quanh Hồ Tây đều tổ chức chung ngày đấy, và đều thờ mấy vị thánh, trong đó đình Nghi Tàm này còn thờ thêm bà đấy nữa.

Sau khi bà chết dân làng mới dựng thành ngôi chùa,còn lúc bà ra ở thì đó chỉ là cái cung thôi, được vua xây cho nên rất là đẹp. Xong bắt đầu dạy dân ở đây cách trồng dâu nuôi tằm để dệt lụa. Toàn bộ khu ngoài này là cánh đồng dâu hết. Ngày đấy ngoài này còn chưa có dân, nó là bờ sông Hồng trồng toàn dâu thôi, nhưng cái thời ấy lâu lắm rồi. Sau này nó bồi đắp thì dâu chuyển dần ra ngoài bờ sông kia, ở đây thì bắt đầu có dân ở.

Dân ở đây vẫn trồng dâu. Ngày xưa dâu nhiều lắm, cuối thập kỉ 90 thì gần như bỏ hết. Sau này người ta bắt đầu chơi thì mới làm cá chọi với cá cảnh. Ngày xưa nó là cái làng trồng hoa, cây cảnh rồi nuôi cá cảnh, nhưng bây giờ bỏ hết rồi. Bây giờ toàn làm nhà cho tây thuê, chứ ngày xưa vào cái làng nó đẹp lắm.”

Chợ hoa Nghi Tàm vẫn thu hút rất nhiều người dân mỗi dịp Tết đến

Đi dọc theo đường Nghi Tàm, chúng tôi cố gắng tìm kiếm những gì ngôi nhà trồng cây cảnh, cá cảnh còn sót lại nhưng điều đó quả thật vô cùng khó khăn. Sự sôi động của nghề trồng dâu nuôi tằm đã là kí ức cách đây rất nhiều năm, nghề nuôi cá cảnh cũng không còn nhộn nhịp như vài ba chục năm về trước.

Thu nhập từ những nghề này không cao nên người làng Nghi Tàm hầu như đã chuyển hướng sang các nghề khác, và một trong số đó là xây biệt thự cho thuê. Chỉ còn lác đác một vài nhà trồng các loại cây cảnh hay cá cảnh, cá chọi quý hiếm, phục vụ cho những khách sành chơi là người Hà Nội gốc, còn nghề trồng dâu nuôi tằm thì đã chính thức không còn.

Thay vì đồng bông, đồng hoa như xưa, nay Nghi Tàm chỉ còn sót lại một vài mảnh vườn hoa nhỏ rất hiếm hoi. Có lẽ đây là những mảnh vườn được trồng bởi sự tiếc nuối về một mảnh đất tươi đẹp ngập tràn hương sắc khi xưa của những người yêu cây, mê hoa muốn níu giữ lại. Những người lớn tuổi, đã gắn bó cả cuộc đời mình ở đây, đã chứng kiến sự đổi thay của làng Nghi Tàm từ ngày còn nhộn nhịp với cá, với hoa cho đến bây giờ, thì ai cũng không khỏi ngậm ngùi:

# Nuôi cá chọi ở làng Nghi Tàm mới là nổi tiếng. Ở trong này bây giờ xây biệt thự cho Tây thuê hết rồi. Còn một hai nhà họ nuôi cá chọi thôi vì nuôi cá chọi nó cũng khó lắm. Vẫn còn 1,2 nhà nhưng người ta không có cửa hàng đâu. Những nhà đấy phải dân làng như bọn cô biết thì mới dẫn người vào mua hoặc những người quen cũ của người ta vào mua thôi. Cánh đồng trồng dâu nuôi tằm cũng không còn nữa. Bên đấy họ bán hết, những người dân gốc cũng còn rất ít. Họ có tiền xây nhà thì họ cũng cho tây thuê rồi họ đi nơi khác ở. Còn những người ở đất khác họ có tiền ở đến đây, họ mua đất ở.

# Cái nghề nuôi tằm ở đây bỏ lâu rồi, không ai họ trồng dâu nuôi tằm nữa cả. Kể cả nghề trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh cũng chỉ còn 1,2 hộ thôi.

# Hết cá cảnh mà cũng hết cây cảnh, cục bộ cho tây thuê nhiều. Còn một ít cây ở chỗ bờ hồ, còn một ít đấy thôi, còn lại hầu hết cho tây thuê hết mà. Mấy nhà cổ trước các cụ kinh doanh cá cảnh, cây cảnh thì giờ các cụ đi xa rồi. Còn con các cụ thôi, thì họ lại phát triển theo cách khác, không làm như trước nữa.

# Như bạn thấy ở đây toàn nhà cao tầng, bây giờ làm gì còn mấy nhà trồng cây cảnh, nuôi cá cảnh nữa đâu. Bây giờ người ta xây nhà, xây biệt thự cho thuê hết rồi, hoặc chuyển sang kinh doanh buôn bán hết rồi.

Không ai có thể nhận ra, làng Nghi Tàm cổ kính với cánh đồng dâu xanh ngắt, với cánh đồng hoa rực rỡ khi xưa nay lại thay đổi nhiều đến thế. Những căn biệt thự sang trọng san sát nối tiếp nhau, những hàng quán mọc lên dày đặc, những cánh cổng sắt to lừng lững, lạnh lùng đến cô đơn. Có chăng, nét cổ kính của một làng hoa nức tiếng đất kinh kì một thời khi xưa chỉ còn sót lại trong những ngôi chùa, ngôi đền.

Cánh đồng dâu, cánh đồng hoa khi xưa nay đã trở thành những phần lung linh trong kí ức của người dân làng Nghi Tàm nói riêng và người Hà thành nói chung. Ai cũng hiểu, đây là điều khó tránh khỏi khi cả đất nước mở cửa thị trường, phát triển như vũ bão, hòa mình với năm châu thì ngôi làng này khó có thể chống lại guồng quay ấy. Chưa kể đến, Nghi Tàm lại có vị trí đắc địa, nơi được gọi là “đất vàng” của Hồ Tây, thiên thời địa lợi nhân hòa đã dẫn đến những thay đổi của ngôi làng gần nghìn năm tuổi này.

Có lẽ sẽ rất nhiều người khi đến Nghi Tàm sẽ tưởng như mình đang lạc vào một làng Tây bởi vẻ sang trọng, lộng lẫy từ những căn biệt thự nơi đây. Thế nhưng, nếu thực sự tìm hiểu, bạn vẫn sẽ nhận ra được một nét cổ xưa ẩn trong vẻ ngoài hào nhoáng ấy, qua những ngôi đình chùa cổ kính hay trong câu chuyện với chính những người dân gốc của làng.

Những cánh đồng dâu, cánh đồng bông tuy chỉ còn là một phần của kí ức nhưng câu chuyện về nó vẫn còn được lưu truyền qua nhiều thế hệ, như lời nhắc nhở về lịch sử quê hương cho con cháu đời sau.

>>> Hồ Tây- Cội nguồn ký ức của dân tộc

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //