Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Cách nào giảm vi phạm của xe ôm?

Phóng viên - 21/08/2017 | 14:28 (GTM + 7)

VOVGT – Xe ôm là một trong những nhóm phương tiện có tỷ lệ vi phạm luật giao thông cao trong hoạt động giao thông đường bộ hiện nay…

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Nhiều tài xế xe ôm chở 3 người và không đội mũ bảo hiểm - Ảnh minh họa Vietnammoi

Xe ôm là hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện xe máy. Đây là dịch vụ đã tồn tại rất nhiều năm ở nước ta và được người dân đón nhận. Lý do bởi lẽ, trong điều kiện kinh tế xã hội còn thấp, cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế, mức thu nhập bình quân chưa cao thì đây được xem là phương tiện đi lại cơ động và phù hợp với mọi người dân. Tuy nhiên, xe ôm cũng là một trong những nhóm phương tiện có tỷ lệ vi phạm luật giao thông cao trong hoạt động giao thông đường bộ hiện nay.

Theo báo cáo về tình hình và kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông của Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội, số lượng vi phạm luật lệ an toàn giao thông của người điều khiển phương tiện mô tô, xe máy, bao gồm cả những người lái xe ôm chiếm tỷ lệ hơn 60% tổng số vi phạm trên toàn thành phố. Những lỗi vi phạm chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm, đi sai phần đường, không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông, đi vào đường cấm – đường ngược chiều; chạy quá tốc độ cho phép, dừng đỗ sai quy định, chở hàng cồng kềnh, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Trong khi đó, theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, hàng năm, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm cả những người lái xe ôm. chiếm tỷ lệ tới 70% tổng số vụ tai nạn giao thông của cả nước. Rất nhiều nguyên nhân được các cơ quan chức năng, các chuyên gia phân tích đưa ra, trong đó chủ yếu nhất là do ý thức chưa cao của một bộ phận người dân tham gia hoạt động vận chuyển hành khách này.

Phóng viên Kênh VOV Giao thông quốc gia đã phóng vấn nhiều người dân, để tìm hiểu về nhận định của họ đối với những vi phạm phổ biến trong hoạt động xe ôm hiện nay.

Một số ý kiến cho biết: “Tôi quan sát thấy lái xe ôm vẫn có vi phạm luật giao thông, có trường hợp vượt đèn đỏ, đi sai làn, kẹp ba. Tình trạng kẹp ba như thế đi sẽ mất cân bằng xe, rất nguy hiểm, dễ gây tai nạn giao thông…”. Một người khác chia sẻ: “Xe ôm của uber, grab thì việc chấp hành luật giao thông tốt hơn so với xe ôm truyền thống. Thường lái xe mặc đồng phục hãng, đội mũ, và rất ít xe chở ba, chở bốn. Điều đó tôi nghĩ là doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần giáo dục, có những quy định để cho tất cả lái xe tham gia vận chuyển trên các tuyến đường chấp hành tốt...”.

Nghe các ý kiến tại đây:

Các ý kiến người dân cho rằng, ưu tiên đầu tiên của họ khi lựa chọn phương tiện đi lại, đó là sự nhanh, tiện lợi, giá cả phải chăng và thái độ phục vụ tốt. Thực tế, dịch vụ xe ôm đáp ứng được nhiều yêu cầu nói trên. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại hiện nay vẫn là ý thức của người điều khiển phương tiện. Việc thiếu chấp hành quy định của pháp luật về an toàn giao thông, cũng như thái độ ứng xử chưa đúng mực với hành khách, sẽ là những yếu tố bất lợi khiến hoạt động xe ôm trở nên xấu xí trong mắt hành khách.

Ảnh minh họa Vietnammoi

Trước thực tế này, thạc sỹ Nguyễn Thị Huệ, chuyên gia giáo dục cộng đồng của Mạng lưới Hành động vì Lao động di cư M-net, đã có những trao đổi cụ thể với phóng viên chương trình, về những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xe ôm ở nước ta trong thời gian tới. Ngay sau đây là nội dung chi tiết:

PV: Thưa thạc sỹ Nguyễn Thị Huệ, bà có nhận định như thế nào về hoạt động chở khách bằng xe ôm hiện nay ở nước ta?

ThS Nguyễn Thị Huệ: Xe ôm bây giờ có nhiều loại, xe ôm của uber, của grab hay xe ôm truyền thống. Hiện nay nhiều người biết sử dụng CNTT thì người ta thường sử dụng xe ôm của uber hoặc grab vì giá tiền rẻ hơn, nhiều chuyến lại có giảm giá. Tuy nhiên cũng có bất cập ở đây, thứ nhất là đi trong những giờ đông thì lạng lách, rồi không tuân thủ đúng quy định về giao thông trên đường. Đấy là những cái bất cập và chính vì thế rất dễ gây tai nạn. Bản thân tôi thì tôi không đi xe ôm.

PV: Ngoài ra, tình trạng kẹp ba trên xe ôm cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều lái xe sẵn sàng kẹp ba mà không đội mũ bảo hiểm. Bà có nhìn thấy những hiện tượng như vậy hay không?

ThS Nguyễn Thị Huệ: Điều đó rất nhiều, rất nhiều trường hợp kẹp ba, kẹp bốn, mà các cháu nhỏ cũng đi cùng, rồi không đội mũ bảo hiểm, kể cả lái xe, kể cả người đi trên xe. Như thế không đảm bảo an toàn giao thông trên đường, rất nguy hiểm. Những người đi bên cạnh cũng cảm thấy không an toàn.

PV: Trước thực tế như vậy, theo bà, cơ quan nhà nước cần có sự vào cuộc như thế nào để quản lý có hiệu quả hơn đối với hoạt động chở khách bằng xe ôm?

ThS Nguyễn Thị Huệ: Tôi nghĩ chủ yếu là làm sao tăng cường kiểm tra của CSGT. Hiện nay đã có nhiều hình thức phạt nhưng những thông tin đến với tất cả các đối tượng người dân thì hiện nay chưa đầy đủ. Nhiều người cũng không biết đi như thế có là sai hay không, nếu công an không dừng họ lại thì họ cũng không biết đấy là sai. Lỗi phổ biến hiện nay là đi sai làn mà nhiều người không biết là đi sai, rồi kẹp đôi, kẹp ba thì sẽ rất nguy hiểm, nhất là giờ cao điểm.

PV: Bà có nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta cần thành lập hiệp hội xe ôm tại các địa phương hay không?

ThS Nguyễn Thị Huệ: Tôi nghĩ điều đó là rất cần. Bởi vì ở VN mình chưa có nhưng các nước đã có hiệp hội xe ôm rồi. Trước đây mình đã có đưa các lái xe ba bánh, xích lô vào các hiệp hội, hợp tác xã. Tôi thấy nếu tổ chức được những người xe ôm lại thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Bởi vì điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng thông tin truyền thống đến họ. Nếu họ cứ tự động tư nhân, họ về từng gia đình mà đa số người lái xe ôm là những người ở vùng nông thôn lên thì rõ ràng kiến thức của họ về luật pháp giao thông là chưa đầy đủ. Chính vì thế họ dễ dàng vi phạm luật.

Xin cảm ơn những ý kiến của bà với chương trình hôm nay.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Như vậy, giới chuyên gia cho rằng, đã đến lúc, các lái xe ôm truyền thống cũng như xe ôm công nghệ cần được hoạt động trong một tập thể có sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà nước, giống như các hiệp hội vận tải ô tô tại các địa phương hiện nay. Điều này nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe máy, đưa dịch vụ ngày càng trở nên văn minh và thân thiện với mọi người dân.

Tuy nhiên, để làm được điều này, TS Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải sớm ban hành hành lang pháp lý.

TS Ngọc Anh nhấn mạnh: “Điều đó là đương nhiên và đó là quyền của người hành nghề. Tuy nhiên hiện nay có điều rất khó và thách thức, đó là Luật hội của Việt Nam. Rất nhiều lần xây dựng, tham khảo ý kiến công dân và các nước nhưng chúng ta vẫn chưa ban hành được Luật hội. Điều này khiến rất nhiều ngành nghề, rất nhiều tổ chức xã hội dân sự không được công nhận. Điều này rõ ràng là trách nhiệm và vai trò quản lý của nhà nước chưa tốt, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”.

TS Ngô Thị Ngọc Anh nói:

Có thể thấy, đã đến lúc, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo cơ chế, chính sách để những người lái xe ôm thành lập được hiệp hội bảo vệ quyền lợi, giúp họ được bình đẳng như các ngành nghề khác, được tham gia, cống hiến cho xã hội. Hiệp hội này không nặng về tính chuyên môn nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức những người hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hành khách bằng xe máy lại với nhau, trở thành cầu nối phổ biến chính sách, pháp luật của nhà nước với người lao động. Đây sẽ là biện pháp góp phần từng bước đưa hoạt động xe ôm phát triển đúng hướng.

Ngoài ra, về phía lái xe, để thích ứng với xã hội hiện đại, mỗi người cũng cần tự nâng cao ý thức hành nghề cho mình. Bên cạnh việc thay đổi thái độ và cải thiện chất lượng dịch vụ, các lái xe cũng cần lưu ý đến việc giảm các ảnh hưởng bất lợi đến hành khách sử dụng dịch vụ, nhằm tạo sự thoải mái nhất cho hành khách. Điều này sẽ giúp dịch vụ xe ôm cải thiện chất lượng dịch vụ theo hướng tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //